CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TCTC
4.2.2. Trong quá trình phân phối, sử dụng các nguồn tài chính;
Căn cứ vào nguồn thu thực hiện năm trƣớc và mức dự toán cho năm nay, bệnh viện chủ động sử dụng nguồn lực tài chính của mình đúng theo nhiệm vụ đƣợc giao trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả. Để thực hiện đƣợc điều đó thì bệnh viện phải:
- Xây dựng đuợc các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tƣợng hay tính chất công việc: xây dựng mức khoán, chi tiêu sử dụng điện, nƣớc, điện thoại, cho từng cá nhân, phòng ban tùy theo tính chất công việc; chi văn phòng phẩm, thông tin tuyên truyền, liên lạc, công tác phí…
- Bệnh viện cần lựa chọn thứ tự ƣu tiên cho các hoạt động theo các nhóm mục chi sao cho tiết kiệm đƣợc chi phí nhƣng khối lƣợng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lƣợng cao. Muốn làm đƣợc điều này thì bệnh viện nên đƣa nhiều phƣơng án phân phối và sử dụng nguồn tài chính khác nhau trên cơ sở đó để lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất cho cả quá trình từ khi lập dự toán, đến quá trình sử dụng nguồn kinh phí. Tuy nhiên nên cân đối giữa tiêu chí tiết
kiệm kinh phí với hiệu quả công việc. Đừng để quá chú trọng tới việc tiết kiệm để tăng thu nhập cho CBVC, ngƣời lao động trong bệnh viện mà không hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
- Việc quản lý, sắp xếp bộ máy nhân sự trong bệnh viện một cách hợp lý, khoa học cũng là một trong những giải pháp mà bệnh viện cần thực hiện trong thời gian tới. Bệnh viện cần tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo hƣớng tinh gọn và hoạt động hiệu quả, tuyển chọn những bác sỹ vừa có chuyên môn, y đức để góp phần tạo nên chất lƣợng hoạt động của bênh viện.
- Bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN, bệnh viện cũng cần chú trọng đến việc quản lý tốt các khoản chi từ hoạt động dịch vụ. Bởi vì trên cơ sở việc tăng thu, kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu dịch vụ sẽ giúp bệnh viện có thêm nhiều khoản lợi nhuận để góp phần tăng thu nhập cho CBVC và ngƣời lao động trong bệnh viện, đồng thời bệnh viện có thêm khoản vốn để tái đầu tƣ bệnh viện phát triển hơn nữa trong tƣơng lai.
4.2.3. Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quản lý cho đội ngũ CBVC tại bệnh viện
Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính cũng đòi hỏi đội ngũ những ngƣời quản lý và cán bộ làm công tác kế toán tại bệnh viện cần phải đổi mới tƣ duy, có những giải pháp kịp thời để nắm bắt xu thế tự chủ chung. Điều cơ bản khi mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là bệnh viện sẽ chủ động hơn trong công việc, phát huy tính năng động, dám nghĩ, dám làm, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhƣ chất lƣợng các dịch vụ y tế cung cấp ra ngoài XH. Việc phân định quyền hạn chịu trách nhiệm cần phải thực hiện nghiêm túc từ các cấp quản lý cho tới các bộ phận trong bệnh viện.
Vì vậy, trong thời gian tới bệnh viện cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh việc học tập, quán triệt cơ chế tự chủ tài chính mới trong toàn thể đội ngũ cán bộ, viên chức và ngƣời lao động, để cho mọi ngƣời thấy đƣợc lợi ích thiết thực của cơ chế này.
Hàng năm, cần lên kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác tài chính kế toán để họ tham mƣu cho lãnh đạo và thực hiện vai trò hƣớng dẫn cho cán bộ, viên chức thực hiện đúng chế độ của Nhà nƣớc ban hành. Bệnh viện cần phải đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ kế toán phải toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trung thực, trình độ chuyên môn cao và có năng lực thực tiễn. Bên cạnh việc đào tạo bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, bệnh viện cũng cần đào tạo cán bộ có khả năng sử dụng các trang thiết bị khoa học hiện đại, biết áp dụng các ứng dụng khoa học công nghệ, tin học hiện đại vào hoạt động chuyên môn nhằm giảm thiểu chi phí hành chính.
4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát.
Việc tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của bệnh viện là một bƣớc quan trọng trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính. Do đó, muốn thực hiện tốt công tác này, bệnh viện cần:
- Tăng cường kiểm soát chi NSNN qua hệ thống kho bạc nhà nước.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc với mục tiêu là các khoản chi của NSNN phải có dự toán đƣợc duyệt, đảm bảo đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ, định mức và hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Kiểm soát chi NSNN theo Luật ngân sách thuộc trách nhiệm của mọi cơ quan, bệnh viện, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ NSNN, trong đó cơ quan kiểm soát cuối cùng trƣớc khi xuất quỹ là kho bạc nhà nƣớc. Thông qua kiểm soát chi qua kho bạc, bệnh viện bƣớc đầu đã chấp hành tốt kỷ luật sử dụng ngân sách, tăng cƣờng vai trò quản lý của các cấp chính quyền, cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nƣớc trong điều hành ngân sách. Tuy nhiên, do hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi NSNN còn chƣa đầy đủ, chƣa sát thực tế, chất lƣợng dự toán của bệnh viện còn thấp đã
làm ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác kiểm soát thu chi qua Kho bạc Nhà nƣớc. Trong thời gian tới, để củng cố và nâng cao vai trò của Kho bạc nhà nƣớc theo Luật Ngân sách, cần phải làm tốt một số việc sau đây:
+ Cần phải quán triệt quan điểm kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các bệnh viện có liên quan đến quản lý NSNN.
+ Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý kho bạc và ngân sách. Đi liền với đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ thành thạo các kỹ năng, thao tác sử dụng hệ cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ cho công tác ghi sổ và chấp hành ngân sách.
- Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại bệnh viện.
Việc tự kiểm tra, kiểm soát của kế toán bệnh viện có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết, đảm bảo việc cung cấp thông tin kế toán đƣợc kịp thời, chính xác, đúng với chính sách, chế độ về quản lý kinh tế - tài chính nói chung và quy định về chế độ kế toán nói riêng phù hợp với yêu cầu quản lý đặt ra. Vì vậy, để làm tốt việc này, bệnh viện cần có những giải pháp cơ bản nhƣ sau để hoàn thiện hệ thống kiểm tra kế toán:
- Thực hiện việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hệ thống tài chính – kế toán trong nội bộ bệnh viện từ đầu năm để kịp thời phát hiện những sai sót, lỗ hổng trong công tác quản lý kế toán. Trong kế hoạch phải xây dựng hình thức kiểm tra, xác định rõ ngƣời chịu trách nhiệm khi kiểm tra ở từng khâu công việc, đối tƣợng nội dung, thời gian kiểm tra.
- Xác định rõ đối tƣợng chính của việc kiểm tra nội bộ là gì, địa điểm tiến hành kiểm tra. Qua quá trình kiểm tra, có thể đánh giá đúng tình hình quản lý các nguồn tài chính trong đơn vị.
Trong công tác kiểm tra kế toán thƣờng sử dụng phƣơng pháp đối chiếu, so sánh là chủ yếu. Cần tiến hành đối chiếu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán, các báo cáo kế toán với nhau, đối chiếu số liệu kế toán với thực tế hoạt động, đối chiếu số liệu trên cơ sở căn cứ vào chế độ tài chính kế toán hiện hành.
4.2.5. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về TCTC trong bệnh viện
Để tạo ra sức mạnh chung của CBVC, ngƣời lao động trong bệnh viện trong việc khai thác, mở rộng nguồn thu; nâng cao hiệu quả chi, tiết kiệm, chống lãng phí thì bệnh viện cần chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để CBVC, ngƣời lao động trong bệnh viện hiểu đúng vai trò, địa vị pháp lý, nhiệm vụ, sứ mạng của bệnh viện mình. Đảm bảo sự thống nhất chỉ đạo từ trên xuống dƣới, tạo sự đồng thuận của CBVC, ngƣời lao động trong toàn cơ quan hiểu và nắm rõ đƣợc cơ chế tự chủ tài chính trong bệnh viện mình, kịp thời tham gia tìm các giải pháp, hƣớng đi cho sự phát triển chung của bệnh viện. Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình chỉ thành công khi tất cả các thành viên từ lãnh đạo tới đội ngũ CBVC, ngƣời lao động trong toàn bệnh viện xác định đƣợc trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong nâng cao hiệu quả công việc đƣợc giao bằng cách cải tiến nâng cao chất lƣợng, tiết kiệm chi phí và có giải pháp đa dạng hóa nguồn thu cho bệnh viện mình. Bệnh viện có thể tuyên truyền, phổ biến thông qua hình thức đăng tải trên website của bệnh viện, phổ biến trong hội nghị cán bộ công nhân viên chức của bệnh viện hàng năm…
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị hoàn thiện văn bản pháp lý
Để việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đƣợc diễn ra thuận lợi, đảm bảo đúng mục tiêu đã đề ra là hoàn thiện cơ chế tự chủ về chi thƣờng xuyên và hƣớng tới tự chủ hoàn toàn vào năm 2025 thì bên cạnh sự nỗ lực của bệnh viện cũng cần có sự đồng bộ giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc và bệnh viện.
Chính phủ cần hoàn thiện môi trƣờng pháp lý về chế độ tự chủ của các bệnh viện công lập. Việc thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của bệnh viện công lập đã giúp
các bệnh viện công lập nói chung và bệnh viện Đa khoa tỉnh nói riêng đạt đƣợc những kết quả tích cực, tạo động lực phát triển bệnh viện để nâng cao chất lƣợng hoạt động sự nghiệp y tế, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Nghị định 16/2015/NĐ-CP ra đời đã khắc phục các hạn chế của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vƣớng mắc, việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành còn chậm, chƣa có các văn bản thực hiện đối với từng lĩnh vực riêng, đặc thù nhƣ lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, các văn bản hƣớng dẫn về thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp y tế công lập cần sớm đƣợc sửa đổi theo hƣớng phát huy quyền tự chủ toàn diện;
Bênh cạnh đó, Bộ Tài Chính cũng cần tham mƣu, đề xuất Chính Phủ kiện toàn quy trình, thủ tục giám định, thanh quyết toán bảo hiểm y tế để giảm thiểu thời gian, công sức, đổi mới cơ chế sử dụng bảo hiểm y tế theo hƣớng chi thêm cho quản lý sức khỏe, sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật để giảm chi phí khám chữa bệnh; đẩy nhanh lộ trình thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí vào trong giá dịch vụ y tế.
Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các bệnh viện không ngừng mở rộng thêm nhiều hình thức dịch vụ khám chữa bệnh để tăng nguồn thu, mở rộng phát triển bệnh viện, tăng thu nhập cho ngƣời lao động trong bệnh viện. Hoạt động y tế rất đa dạng và phong phú. Ngoài hình thức khám, chữa bệnh theo thẻ BHYT, nội ngoại trú,… còn thêm các hình thức khác nhƣ khám chữa bệnh dịch vụ LDLK, dịch vụ XHH, dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu hay dịch vụ giƣờng bệnh theo yêu cầu…Vì vậy, nhà nƣớc cần ban hành thêm các văn bản hƣớng dẫn cụ thể hơn việc thực hiện quản lý tài chính cho phù hợp với các hình thức khám chữa bệnh này. Đảm bảo có sự tách bạch rõ ràng trong thu – chi, giữa các khoản do NSNN cấp và các khoản kinh phí do bệnh nhân chi trả, quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên khi thực hiện các
hoạt động dịch vụ này, đảm bảo phần đầu tƣ của nhà nƣớc tại các bệnh viện sự nghiệp công lập không bị trục lợi. Nhà nƣớc cũng cần có thêm các chính sách khuyến khích đối với các loại hình dịch vụ y tế này. Chính phủ cần có các chính sách ƣu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tƣ, hợp tác với các bệnh viện sự nghiệp công lập y tế khi họ thực hiện đầu tƣ về cơ sở vật chất cho các bệnh viện công lập.
Các cơ quan có thẩm quyền cũng cần ban hành thêm các chính sách thu hút đầu tƣ, hợp tác từ bên ngoài vào bệnh viện để các bệnh viện có thêm nhiều cơ hội mở rộng phát triển, tăng cƣờng nguồn thu khi thực hiện tự chủ tài chính.
4.3.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về mức thu, chi tại bệnh viện
Nhà nƣớc cần tăng quyền tự chủ cho các bệnh viện sự nghiệp công lập trong việc quyết định mức thu, chi tại bệnh viện, đảm bảo nguồn tài chính giảm dần sự phụ thuộc vào kinh phí NSNN cấp. Thay vì sử dụng phƣơng thức quản lý bằng khung giá cố định, áp giá dịch vụ đối với các bệnh viện, Nhà nƣớc có thể thay đổi bằng khung giá điều chỉnh do bệnh viện đề xuất khi có các yếu tố hình thành giá thay đổi.
Về giá dịch vụ y tế theo yêu cầu: bệnh viện đƣợc tự quyết định giá dịch vụ y tế trong phạm vi khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do Bộ Y tế đã ban hành (giá đã tính đủ các yếu tố chi phí hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, có tích lũy trên cơ sở tham khảo giá của các bệnh viện tƣ nhân và các bệnh viện có vốn đầu tƣ ở nƣớc ngoài tại Việt Nam).
4.3.3. Các kiến nghị khác
Song song với việc mở rộng hợp tác LDLK, XHH các loại hình dịch vụ y tế của bệnh viện thì các cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh Thái Bình cũng cần tăng cƣờng hơn nữa công tác đầu tƣ cơ sở vật chất cho bệnh viện; có các chính sách thu hút, đãi ngộ, khuyến khích bác sỹ giỏi về phục vụ bệnh viện để
đảm bảo cho bệnh viện có đƣợc cơ sở khang trang, hiện đại hơn nữa, là cơ sở khám chữa bệnh uy tín bậc nhất trong tỉnh, tạo lòng tin đối với ngƣời bệnh, tạo động lực phát triển để cán bộ viên chức, đội ngũ bác sỹ trong bệnh viện yên tâm công tác.
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh Thái Bình cũng cần thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tự chủ tài chính tại các bệnh viện sự nghiệp nói chung và bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình nói riêng nhằm đảm bảo quá trình thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện đƣợc diễn ra theo đúng trình tự; tiếp tục kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền tại các bệnh viện và tiến hành giao trách nhiệm cụ thể cho từng đối tƣợng trong các bệnh viện sự nghiệp
Hƣớng tới việc tự chủ hoàn toàn vào năm 2025, tác giả cũng xin đề xuất một số kiến nghị nhƣ sau:
Thứ nhất, kiến nghị bệnh viện đƣợc áp dụng mô hình quản trị nhƣ
doanh nghiệp khi tiến tới tự chủ hoàn toàn. Các vấn đề về tuyển dụng nhân sự, thỏa thuận trả tiền lƣơng cho ngƣời lao động trên vị trí việc làm do Giám đốc quyết định. Tất cả các vị trí việc làm chuyển sang ký hợp đồng có thời hạn.
Thứ hai, bệnh viện cũng đƣợc tự chủ trong sử dụng kinh phí hoạt động
của mình phù hợp với pháp luật. Hiện nay, việc mua sắm phụ thuộc rất nhiều, phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nhƣ mua sắm thuốc, vật tƣ, trong khi hoạt động của bệnh viện diễn ra hàng ngày. Các văn bản quy pháp pháp luật đã có, vì thế nên ủy quyền cho bệnh viện toàn bộ, để chủ động quá