Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình​ (Trang 56)

Từ những dữ liệu thu thập đƣợc về việc thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và tiến hành khảo sát, điều tra, tác giả thực hiện xử lý dữ liệu thông qua các phƣơng pháp thống kê mô tả; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu và phân tích & tổng hợp, từ đó đƣa ra những nhận xét, đánh giá các tác động, ảnh hƣởng đến việc thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

2.3.1. Phương pháp thống kê

Để xử lý dữ liệu sơ cấp trong việc nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả. Sau khi nhận đƣợc phiếu khảo sát hoàn thiện, tác giả dùng phƣơng pháp thống kê bằng excel và tiến hành tính toán tỷ trọng (%) ngƣời đƣợc hỏi lựa chọn các mức điểm từ 1 đến 5 và tính toán giá trị trung bình theo phƣơng pháp bình quân gia quyển để tổng hợp số liệu, từ đó phân tích, đánh giá và đƣa ra nhận định.

2.3.2. Phương pháp so sánh

Sau khi thu thập đƣợc nguồn dữ liệu thứ cấp, để thấy rõ hơn tình hình hoạt động của bệnh viện khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, chúng ta sử dụng phƣơng pháp này để so sánh năm sau với năm trƣớc, chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác đề thấy đƣợc sự biến đổi theo chiều hƣớng tăng lên hay giảm sút qua các năm, từ đó phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để so sánh đều đồng nhất về nội dung, phƣơng pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lƣờng.

- Gốc để so sánh: Căn cứ vào mục đích phân tích, có hai gốc so sánh đƣợc lựa chọn sử dụng trong luận văn là:

- Trị số của các chỉ tiêu phân tích ở một thời điểm trƣớc, mà cụ thể thời điểm đƣợc chọn là năm 2016 nhằm xác định tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu phân tích.

Hiện nay, hai phƣơng pháp so sánh thƣờng xuyên đƣợc sử dụng là phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối và phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối:

- So sánh bằng số tuyệt đối: sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trƣớc của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt giá trị các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế để từ đó đƣa ra biện pháp khắc phục. Phƣơng pháp này đƣợc thể hiện cụ thể qua các con số, là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu.

- So sánh bằng số tƣơng đối: dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu trong giai đoạn nghiên cứu từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Phƣơng pháp này tính theo tỷ lệ % và là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Bên cạnh đó, tác giả kết hợp sử dụng thêm 2 loại kỹ thuật phân tích nhƣ sau: + Kỹ thuật phân tích dọc: đƣợc sử dụng để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung. Trong luận văn, kỹ thuật này đƣợc áp dụng khi xem xét cơ cấu các khoản thu và các khoản chi.

+ Kỹ thuật phân tích ngang: so sánh về lƣợng trên cùng một chỉ tiêu. Kỹ thuật này đƣợc sử dụng trong luận văn với mục đích so sánh chênh lệch về lƣợng của từng chỉ tiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ.

Dựa vào các kỹ thuật phân tích này, tác giả sẽ đƣa ra đƣợc sự so sánh và nhận xét chính xác hơn về biến động của các tiêu chí đánh giá, của kết quả

việc thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, chỉ tiêu hay nội dung nào đang đạt hiệu quả, có tác động tích cực đến vấn đề nghiên cứu hay không.

Áp dụng các phƣơng pháp so sánh nhằm so sánh các chỉ tiêu, từ đó đánh giá thực trạng việc thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ năm 2016 đến năm 2018, đƣa ra những giải pháp phù hợp để góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

2.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trong luận văn, sau khi thu thập dữ liệu dựa trên các báo cáo về tình hình quản lý tài chính của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình khi thực hiện tự chủ, tác giả tiến hành tổng hợp lại thành các bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê và phân tích thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại đơn vị. Từ đó đề ra các giải pháp, định hƣớng nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất kiến nghị của tác giả đối với việc hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng này, luận văn đã trình bày hệ thống các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn gồm:

+ Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu sơ cấp: thông qua việc khảo sát, điều tra 2 nhóm đối tƣợng có liên quan là: (1) bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân; (2) cán bộ, nhân viên y tế hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, từ đó tổng hợp phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của bệnh viện khi thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính.

+ Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp: căn cứ từ các tài liệu có sẵn thu thập đƣợc có liên quan đến bệnh viên Đa khoa tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2016 - 2018; Từ đó sử dụng các phƣơng pháp so sánh, phân tích và tổng hợp số liệu nhằm mục đích giải quyết các vấn đề nghiên cứu.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

3.1. Khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

3.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Thái Bình, là bệnh viện hạng I, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có chức năng khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; thực hiện chỉ đạo tuyến; phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đƣợc thành lập từ năm 1903 với xuất phát điểm từ Nhà thƣơng Thái Bình và sau 115 năm trƣởng thành đến nay bệnh viện đã phát triển vƣợt bậc về cả quy mô và chất lƣợng. Hiện nay, Bệnh viện với quy mô giƣờng bệnh là 900 giƣờng, có số lƣợt khám bệnh trung bình 700 - 850 bệnh nhân/ngày và số lƣợt điều trị nội trú 900 - 1200 bệnh nhân/ngày. Với đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tay nghề và trình độ cao, phƣơng tiên kỹ thuật hiện đại, thái độ phục vụ tận tình nhằm hƣớng tới một mục đích chung là đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho ngƣời bệnh, bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình xứng đáng là bệnh viện dẫn đầu cả tỉnh về công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời bệnh trong và ngoài tỉnh.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện

Đứng đầu bệnh viện là Giám đốc, tiếp đến là các phó giám đốc. Bệnh viện có 43 khoa, phòng gồm: 32 khoa và 11 phòng; Số cán bộ viên chức là 1113 ngƣời, trong đó: số hợp đồng trang trải: 371 ngƣời; hợp đồng công việc: 35 ngƣời; chức năng nhiệm vụ chính là khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; thực hiện chỉ đạo tuyến; phòng, chống dịch bệnh. Mỗi một bộ phận khoa, phòng đều có một chức năng, nhiệm vụ riêng theo sự phân công của Giám đốc và Ban lãnh đạo bệnh viện với phƣơng châm đáp ứng tốt nhất nhu

cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân trong tỉnh và phạm vi các vùng lân cận.

3.1.3. Về cơ sở vật chất

Bệnh viện đƣợc đầu tƣ trang thiết bị y tế hiện đại với hệ thống 8 phòng mổ, 3 labo xét nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn, đạt 100% kết quả ngoại kiểm. Với việc đƣa vào khai thác, sử dụng khu điều trị chất lƣợng cao với hệ thống máy móc thế hệ mới và khả năng chẩn đoán kỹ thuật cao, chính xác, trả kết quả nhanh không mất nhiều thời gian chờ đợi. Hệ thống chẩn đoán hình ảnh hiện đại: Chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), CT-Scaner 160 lát cắt, Xquang DR 2 chấm nhận, C-arm kỹ thuật số, siêu âm 4D, máy chụp răng toàn cảnh, máy chụp nhũ ảnh, máy cộng hƣởng từ. Hệ thống 12 máy lọc thận nhân tạo, 1 máy siêu lọc Online - HDF, 1 máy lọc máu liên tục và hệ thống tái tuần hoàn các chất hấp phụ phân tử.

3.1.4. Về thế mạnh

Nhằm từng bƣớc khẳng định năng lực đúng với tầm vóc của bệnh viện đa khoa hạng I trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận, bệnh viện đang ngày càng đẩy mạnh phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao trên đầy đủ các lĩnh vực nhƣ:

+ Chuyên khoa Ngoại chấn thƣơng - Bỏng: Phẫu thuật chấn thƣơng sọ não, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, phẫu thuật nội soi khớp gối, thay khớp háng toàn phần và bán phần, vi phẫu nối mạch máu, thần kinh, phẫu thuật kết hợp xƣơng bằng đinh nội tủy dƣới máy C-arm, phẫu thuật kết hợp xƣơng bằng nẹp có khóa.

+ Chuyên khoa Ngoại Tiêu hóa: Các phẫu thuật nội soi ổ bụng, phẫu thuật cắt khối tá tuỵ điều trị u tá tràng và ung thƣ tuỵ, phẫu thuật nội soi cắt u trực tràng thấp, phẫu thuật tạo van thực quản chống trào ngƣợc dạ dày, phẫu thuật Mille điều trị ung thƣ trực tràng, thoát vị hoành bẩm sinh và một số phẫu thuật nhi và lồng ngực.

thuật nội soi ngoài phúc mạc lấy sỏi bể thân niệu quản, cắt đốt u xơ tiền liệt tuyến, phẫu thuật nội soi cắt u tuyến thƣợng thận.

+ Chuyên khoa Ung bƣớu: bệnh viện đã làm chủ đƣợc nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị ung bƣớu nhƣ: Phẫu thuật cắt tuyến giáp qua nội soi với dao siêu âm; phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú, tuyến giáp do ung thƣ; sinh thiết lõi các tổn thƣơng sâu trong lồng ngực và ổ bụng dƣới hƣớng dẫn của CT; điều trị ung thƣ gan đa liệu pháp; hóa trị liệu với các phác đồ. Đồng thời phối hợp tốt với Bệnh viện K Trung ƣơng trong gửi bệnh phẩm chẩn đoán mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và xét nghiệm đột biến gien. + Chuyên khoa Tim mạch: trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên khoa sâu phục vụ chẩn đoàn bệnh lý tim mạch: ECG gắng sức, Holter ECG 24 giờ, siêu âm Doppler màu. Thực hiện các kỹ thuật can thiệp tim mạch: Đặt máy tạo nhịp tạm thời và máy tạo nhịp vĩnh viễn; Nong và đặt stent động mạch vành; Đóng lỗ thông bằng bít dù; Can thiệp các mạch máu ngoại vi điều trị ung thƣ gan (TACE), thuyên tắc mạch máu não, hẹp động mạch cảnh, động mạch chi, cầm máu trong tồn thƣơng bệnh lý ở các cơ quan nhƣ: phổi, thận, tử cung, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt.

+ Phát triển các kỹ thuật nội soi trong chẩn đoán điều trị: Nội soi phế quản, dạ dày tá tràng, đại tràng; nong hẹp thực quản bằng bóng; kẹp hemoclip cầm máu; chích keo sinh học điều trị giãn tĩnh mạch phình vị. Hệ thống máy lọc thận nhân tạo hiện đại gồm 12 máy và 1 máy siêu lọc điều trị liên tục cho 90 bệnh nhân suy thận.

+ Các chuyên khoa khác: Điều trị các bệnh lý bán phần trƣớc nhãn cầu, phẫu thuật phaco điều trị bệnh đục thể thủy tinh, khám sàng lọc bệnh võng mạc trẻ sinh non (ROP); Phẫu thuật chấn thƣơng hàm mặt, các khối u vùng mặt, sứt môi hở hàm ếch; Phẫu thuật nội soi treo thanh quản cắt các khối u lành tính thanh quản, phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi, vá màng nhĩ.

3.1.5. Định hướng phát triển bệnh viện trong thời gian tới

- Quản lý chất lƣợng đồng bộ và toàn diện; - Phát triển các chuyên khoa sâu;

- Xây dựng mô hình bệnh viện: viện - trƣờng, hợp tác đào tạo với trƣờng ĐH Y Thái Bình, trƣờng Cao đẳng Y tế Thái Bình, các tổ chức đào tạo trong và ngoài nƣớc nhằm nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho CBVC bệnh viện.

- Kiện toàn các khoa phòng theo đúng tiêu chuẩn của bệnh viện hạng I: thành lập phòng Quản lý chất lƣợng, Phòng công tác xã hội, Khoa dinh dƣỡng, thành lập các Khoa Ngoại tiêu hóa, Ngoại thận - tiết niệu, Ngoại thần kinh, Ngoại chấn thƣơng chỉnh hình bỏng, Ngoại lồng ngực, Nội tiêu hóa, Nội thận - tiết niệu, Nội cơ - xƣơng - khớp, Nội tiết.

- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, truyền thông theo hƣớng tự động hóa, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng bệnh án điện tử.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trong bệnh viện chuyên nghiệp; trình độ chuyên môn cao và chuyên sâu trong từng lĩnh vực; có phẩm chất đạo đức tốt; tạo một môi trƣờng an toàn, thân thiện cho bệnh nhân khi đến khám và điều trị tại bệnh viện.

- Phát triển các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, chuyên sâu; nâng cao chất lƣợng chuyên môn, chất lƣợng chăm sóc liên tục và toàn diện; nâng cao y đức, kỹ năng giao tiếp ứng xử; tinh thần thái độ phục vụ ngƣời bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động tài chính, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giúp ngƣời dân thuận tiện và tin tƣởng trong việc tiếp cận và sử dụng.

Hiện nay, bên cạnh hình thức khám chữa bệnh theo nhiệm vụ đƣợc nhà nƣớc giao, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình còn mở rộng, phát triển thêm

nhiều loại hình dịch vụ khám chữa bệnh chất lƣợng cao nhƣ:

- Hình thức LDLK với Công ty Cổ phần thiết bị Y tế Việt Nhật các dịch vụ khám, chữa bệnh nhƣ:

+ Chụp cắt lớp City – Scanner;

+ Chụp bằng phƣơng pháp cộng hƣởng từ (MRI); + Chụp CR;

- Hình thức XHH, huy động nguồn vốn đóng góp của CBVC và ngƣời lao động trong bệnh viện nhƣ:

+ Chụp cắt lớp City – Scanner; + Chụp CR;

+ Siêu âm; + Điện tim;

+ Dịch vụ phòng, giƣờng bệnh theo yêu cầu.

3.2. Chế độ chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến cơ chế TCTC tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thống nhất và đầy đủ cơ chế tự chủ tài chính, Chính phủ phối hợp với các cơ quan có liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng để các đơn vị sự nghiệp công lập đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hƣớng tự chủ về tài chính nhƣ sau:

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 25/4/2006 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSNCL;

- Thông tƣ 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ;

- Nghị định số 85/2012/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình​ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)