Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình​ (Trang 54 - 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu có ý nghĩa quan trọng đối trong quá trình thực hiện các công trình nghiên cứu. Việc làm này thƣờng tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó, cần phải nắm chắc các phƣơng pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phƣơng pháp thích hợp với đối tƣợng đang nghiên cứu, lập kế hoạch một cách khoa học, để đạt đƣợc đƣợc hiệu quả cao nhất trong giai đoạn này.

Để thực hiện đề tài “Cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình” một cách tốt nhất, phù hợp với điều kiện của bản thân cũng nhƣ điều kiện tại đơn vị nghiên cứu, tác giả đã thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: bài viết trên các báo, tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu về TCTC, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu... Từ đó lựa chọn, kế thừa một cách chắt lọc kiến thức đƣa vào phần cơ sở lý luận của việc nghiên cứu TCTC.

2.2.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện chủ yếu qua việc khảo sát, điều tra tại đơn vị nghiên cứu. Trong phạm vi bài luận văn này, tác giả đã sử dụng phiếu khảo sát đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đối với 02 nhóm đối tƣợng là:

- Mẫu phiếu khảo sát số 01 (60 phiếu): dành cho các bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân hiện đang khám và điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình nhằm đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình; Tác giả đến trực tiếp phòng chờ khám tại bệnh viện và một số khoa, phòng để phát phiếu khảo sát và nhận kết quả. Số phiếu thu về hợp lệ là 54/60 phiếu, đạt 90% tỷ lệ khảo sát.

- Mẫu phiếu khảo sát số 02 (100 phiếu): dành cho một số lãnh đạo, cán bộ công chức, nhân viên y tế hiện đang công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thái Bình để đánh giá những ảnh hƣởng của cơ chế tự chủ tài chính đến hoạt động và sự phát triển của bệnh viện. Việc thực hiện lấy phiếu khảo sát đƣợc thực hiện thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi qua thƣ điện tử. Số phiếu thu về hợp lệ: 76/100 phiếu chiếm tỷ lệ 76 %

*Mô tả về cách đánh giá trong bảng hỏi:

Phiếu khảo sát gồm các câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với lựa chọn số 1 nghĩa là “rất không hài lòng ” đến phát biểu và lựa chọn số 5 là “rất hài lòng”.

- Số liệu phân tích là điểm trung bình đối với từng nội dung khảo sát. Trong đó quy ƣớc để đánh giá điểm trung bình nhƣ sau:

+ Dƣới 2,5 điểm: Không hài lòng

+ Từ 2,5 đến dƣới 3,0 điểm: đạt mức hài lòng bình thƣờng (trung bình) + Từ 3,0 đến dƣới 4,5 điểm: đạt mức khá hài lòng (tốt)

+ Trên 4,5 điểm trở lên: đạt mức rất hài lòng (rất tốt)

2.2.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp đƣợc tác giả sử dụng nhằm đánh giá những yếu tố ảnh hƣởng và thực trạng tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Việc thu thập dữ liệu thứ cấp đƣợc thực hiện qua những tài liệu tham khảo nhƣ:

+ Các bài báo, tạp chí, thông tin trên mạng internet, đề tài luận văn, luận án liên quan đến việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập tại Việt Nam;

+ Các báo cáo, dữ liệu, thông tin tổng quát về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình;

+ Hệ thống các tài liệu, số liệu báo cáo liên quan đến quản lý tài chính, dự toán NSNN, báo cáo tài chính, báo cáo theo dõi tình trạng sử dụng tài sản,

quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 – 2018 đƣợc thu thập tại phòng Tài chính kế toán bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và phòng Tài chính hành chính sự nghiệp thuộc Sở Tài chính Thái Bình;

+ Trang thông tin điện tử http://bvdktinhthaibinh.vn/Portal/:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình​ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)