Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Bùi KimAnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ bùi kim anh (Trang 28)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.1. Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Bùi KimAnh

Bùi Kim Anh sinh năm 1948. Quê gốc ở Thái Bình nhưng bà sinh ra và lớn lên tại Hà Nội trong một gia đình công chức. Tuy chưa ngày nào sống ở Thái Bình nhưng Bùi Kim Anh vẫn luôn nhớ về làng Trình Phố - nơi chào đời của thân mẫu bà. Mẹ của nhà thơ là một nữ hộ sinh Đông Dương rất giỏi văn chương. Có lẽ, năng khiếu văn chương, tài thơ phú của bà một phần được kế thừa từ người mẹ. Trong những sáng tác của mình, không ít lần Bùi Kim Anh nhắc tới cố hương, những chuyến về thăm quê cũ, những lần viếng thăm mộ tổ tiên. Qua đó thấy rằng, mảnh đất Thái Bình đã trở thành một chốn quen thuộc, gần gũi trong tâm thức nhà thơ đồng thời cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác của bà.

Tuổi thơ của Bùi Kim Anh trôi qua trong êm ả, đủ đầy nhưng lại luôn khắc khoải một nỗi buồn trống vắng vì sự xa cách của cha mẹ như bà đã viết: “Suốt cuộc đời con đâu hiểu tình yêu người bố”. Bùi Kim Anh lớn lên trong sự cưu mang của mẹ và bà ngoại. Hẳn vì thế mà những bài thơ viết về tuổi thơ của Bùi Kim Anh thường trực một nỗi u hoài, ám ảnh cô đơn. Không ít những bài thơ viết về thời niên thiếu của mình, hình ảnh một Bùi Kim Anh cô đơn, lạnh lẽo và dường như bất lực trước sự ngăn cách giữa cha và mẹ hiện lên rất rõ rệt. Một tuổi thơ đủ đầy về vật chất nhưng lại thiếu thốn về tinh thần, vắng bóng sự quan tâm, che chở của người cha đã tạo nên một Bùi Kim Anh có trái tim nhạy cảm, đa sầu, đa cảm nhưng cũng đầy nghị lực, mạnh mẽ trước những biến cố của cuộc sống sau này.

Có năng khiếu văn chương và yêu ca hát nhưng Bùi Kim Anh đã chọn ngành sư phạm. Bà tốt nghiệp ngành Ngữ Văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội và bắt đầu làm cô giáo dạy Văn từ năm 1968. Bà gắn bó trọn vẹn với

nghề giáo viên ở một số trường trung học phổ thông ở Hà Nội, từ trường cấp 3 Cổ Loa đến trường cấp 3 Bạch Mai và cuối cùng là trường trung học phổ thông Hoàn Kiếm - Trần Phú. Bùi Kim Anh có khi phải dạy thêm như bao giáo viên khác để có thêm thu nhập. Bùi Kim Anh là một cô giáo yêu nghề, mến trẻ. Tình yêu văn chương, tình yêu nghề và sự trưởng thành của các thế hệ học sinh chính là nguồn động viên giúp bà vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Có thể nói, những năm tháng gắn bó với bảng đen, phấn trắng, với bao thế hệ học trò là nguồn cảm hứng để bà sáng tác ra nhiều bài thơ hay. Trong một bài phỏng vấn, Bùi Kim Anh tâm sự: “Tôi chưa bao giờ có ý định chuyển nghề khác khi còn đứng trên bục giảng. Ngay cả khi tôi vào Hội Nhà văn Việt Nam thì tôi vẫn nói với mọi người mình là cô giáo dạy văn. Thực sự thì tôi rất yêu nghề dạy văn của mình. Khi nào dạy là dạy bằng tất cả nhiệt tình”

(Hiền Nguyễn - Báo Điện tử Tổ quốc). Như vậy, tất cả tình yêu, lòng nhiệt huyết với nghề giáo, tấm lòng yêu quý học trò được bà gửi gắm vào những vần thơ. Một phần không thể không nhắc tới trong các sáng tác của Bùi Kim Anh đó là những bài thơ viết về tình yêu thủa ban đầu giữa cô giáo Bùi Kim Anh với nhà báo trẻ Trần Mai Hạnh. Những cảm xúc yêu thương: xốn xang, rạo rực, say đắm, thiết tha, mong nhớ, giận dỗi, hờn ghen đã được Bùi Kim Anh thủ thỉ tâm tình qua những vần thơ.

Khi về hưu, bà dành được trọn thời gian cho chồng con, chèo chống trong cơn bão. Chính thời điểm này, cô giáo Bùi Kim Anh đã bước ra thi đàn để trở thành nhà thơ Bùi Kim Anh. Tuy bước vào thi đàn khá muộn nhưng tình yêu đối với văn chương, đối với thơ đã được Bùi Kim Anh ấp ủ từ thủa nhỏ. Bà làm thơ từ thời còn là học sinh, sinh viên nhưng những bài thơ lúc đó bà chỉ viết trong sổ tay như là tâm sự của riêng mình. “Lúc đó, tôi còn rụt rè và cảm thấy nó rất riêng tư. Có lẽ, những bài thơ đầu tiên được đăng báo của tôi lại là đề tài giáo dục”. Người đọc biết đến tác giả Bùi Kim Anh qua bài thơ đầu tiên của bà được đăng báo Hà Nội mới có tên “Chị là giáo viên” vào khoảng những năm 70 của thế kỉ trước. Tuy nhiên, một điều dễ dàng nhận

thấy, những sáng tác đem lại thành công và tên tuổi cho cây bút Bùi Kim Anh lại không phải ở đề tài giáo dục. Quãng thời gian làm cô giáo dạy văn, Bùi Kim Anh vẫn cầm bút sáng tác thơ nhưng dường như con đường sáng tác thơ của Bùi Kim Anh bị gián đoạn, để mãi sau này mọi người mới biết, mới giật mình nhận ra ngoài một cô giáo, Bùi Kim Anh còn là một nhà thơ. Khi về hưu, đề tài trong các sáng tác của Bùi Kim Anh mở rộng hơn rất nhiều, không chỉ gói gọn trong nhà trường. Bùi Kim Anh viết nhiều bài thơ thế sự, có bề rộng xã hội.

Những sóng gió, những cơn hoạn nạn trong cuộc đời có ảnh hưởng rất lớn đến thơ của Bùi Kim Anh. Những hoạn nạn xảy ra với gia đình Bùi Kim Anh theo chu kỳ cứ 10 năm một lần. Hoạn nạn sau thường nặng hơn hoạn nạn trước. Mười năm sau khi lấy chồng, một vụ hỏa hoạn lớn ở khu tập thể Thông tấn xã Việt Nam khiến nhà bà cháy sạch. Như con ong hì hục xây tổ, trắng tay kiên nhẫn bà làm lại từ đầu. Mười năm tiếp theo, một vụ tai nạn giao thông khiến chồng bà bị thương nặng tưởng không qua khỏi. Và rồi tiếp đến tai nạn kinh hoàng năm 2002 khiến ông không tránh khỏi vòng lao lý. Nếu ai quan tâm đến giới truyền thông đều rõ, chồng nhà thơ Bùi Kim Anh là nhà báo Trần Mai Hạnh. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Trần Mai Hạnh là một trong những nhà báo đầu tiên trong đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn, có mặt tại Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 lịch sử. Ông là nhà báo có bài viết đầu tiên về những giây phút lịch sử thiêng liêng ấy. Hai nhiệm kỳ liên tiếp, Ông được bầu làm Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, đồng thời là Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Tai nạn trong nghề nghiệp của chồng khiến Bùi Kim Anh một chuỗi ngày dài vào Nam, ra Bắc thăm nuôi từ miếng ăn đến lo tìm tài liệu, luật sư để bảo vệ cho chồng. Vừa lo toan, quán xuyến việc nhà, làm chỗ dựa cho các con. Cho dù lên thác hay xuống ghềnh, bà đã luôn bên chồng, cùng chồng chịu đựng, chống đỡ để vượt qua chuỗi nạn kiếp người. Ba người con lần lượt ra đời trong khó khăn chung của thời bao cấp và chiến tranh. Một Trần Mai Anh, biết viết báo theo

nghề cha, biết làm thơ do ảnh hưởng từ mẹ. Một Trần Mai Linh - con trai út là nhà báo theo nghề bố. Một Trần Hiền Anh - kiến trúc sư không chỉ biết vẽ đồ án thiết kế mà còn vẽ cả tranh nghệ thuật. Trong nhà bà treo toàn tranh con gái vẽ. Với bà, con cái là niềm tự hào, niềm an ủi lớn vì sau bao hoạn nạn, ba người con của bà vẫn vững vàng, ngoan ngoãn, được tín nhiệm trong công việc, được bạn bè, đồng nghiệp yêu quý. Cho dù ba người con là ba số phận khác nhau. Không phải người con nào cũng may mắn, cũng khỏe mạnh và hạnh phúc. Cô con gái út Trần Hiền Anh mắc chứng ung thư, 10 năm trời chữa chạy cho con, bà theo con khắp mọi bệnh viện, mạnh mẽ đôi vai cho con tựa vào mà vượt qua nỗi đau, nỗi tuyệt vọng. Không thể hình dung đôi vai gầy bé nhỏ của bà có thể gánh vác những việc quá sức mình như vậy. Tưởng như có lúc áp cuộc sống đè nặng, nhấn chìm bà xuống đáy. Trần Mai Anh nuôi bé Thiện Nhân. Chú bé có hoàn cảnh đáng thương, quê ở Núi Thành – Quảng Nam bị mẹ đẻ bỏ rơi và bị thú rừng ăn mất một chân và bộ phận sinh dục. Bà theo Mai Anh và Thiện Nhân đi khắp các bệnh viện, lo toan chăm bẵm cháu trong ca mổ. Vì cậu bé “lính chì” này phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật tạo hình khác nhau. Bà không đành lòng nhìn con gái vất vả, việc của con cũng là việc của mình. Lăn lộn hồ sơ giấy tờ, đi lại như con thoi, giúp con cháu từ việc lớn đến việc nhỏ, ai cũng khâm phục sức chịu đựng của bà. Những ngày tháng đối mặt với hoạn nạn khiến Bùi Kim Anh không chỉ là nhà thơ, nhà báo mà trở thành một người có kiến thức sâu rộng về pháp luật, về xã hội. Hoạn nạn cũng cho bà nhận ra, cần phải có niềm tin rất lớn vào cuộc sống, vào sự thật, vào lòng người. Bà biết ơn mỗi ngày đi qua, những nặng nề khó khăn của nó trao cho bà thêm nhiều trải nghiệm, dù buồn vui hay đau đớn đi nữa. Thơ Bùi Kim Anh nhìn chung là buồn, ai đọc thơ Bùi Kim Anh cũng có cảm giác ấy. Bài nào cũng nặng trĩu nỗi niềm. Một tuổi thơ buồn. Một người đàn bà làm vợ với liên tiếp những hoạn nạn lớn.

Hiện nay, bà đang sống hạnh phúc cùng chồng, hai cô con gái và bốn người cháu ngoại trong căn nhà nhỏ ở đường Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội.

Cứ rảnh rỗi lúc nào là Bùi Kim Anh viết. Bà gõ máy tính thay cho cầm bút. Càng lớn tuổi, càng khổ đau, bà càng ham viết. Báo nào mời viết bài bà cũng nhận lời. Bạn bè nào nhờ viết điểm sách bà cũng không chối từ. Thơ, tùy bút, tản văn, bình thơ… đủ cả. Viết với Bùi Kim Anh lúc này như là một sự "cứu rỗi linh hồn", một giải pháp chống lão hóa. Bà lo quỹ thời gian cuộc đời còn hạn hẹp, lo một ngày tật bệnh bất ngờ ập đến, vì vậy, bà làm việc dường như không biết mệt mỏi.Gần đây, Bùi Kim Anh lập một blog cá nhân để giới thiệu các sáng tác của mình và của bạn bè. Có khá nhiều người đọc. Nhưng cũng có đồng nghiệp nói rằng "Già rồi cũng chơi blog". Mặc ai nói gì thì nói, Bùi Kim Anh lên mạng đều đều. Một người phụ nữ nhiều tuổi thạo máy tính, viết báo, làm thơ và chơi blog. Bà coi blog là một thú chơi trí tuệ. Ngoài đăng bài, nó dẫn dắt Bùi Kim Anh cập nhật thông tin, giao lưu, làm quen với những người bạn mới. Tất cả những việc đó đã giúp Bùi Kim Anh có thêm sinh lực để sống và viết trong những năm tháng quý giá còn lại của một kiếp người.

Bùi Kim Anh hiện là hội viên hội nhà văn Việt Nam và đã từng công tác trong Ban Nhà văn nữ của Hội nhà văn Việt Nam. Thơ của bà được in trên báo từ năm 1980 và xuất bản cuốn thơ đầu tiên “Viết cho mình” (1995) tiếp theo là tập “Cỏ dại khờ” (1996), “Lối mưa” (1999), “Bán không cho gió” (2005), “Lời buồn trên đá” (2007), “Lục bát cuối chiều” (2008), “Bắc lên ngọn gió mà cân” (2010), “Đi tìm giấc mơ” (2012), “Nhặt lời cho bóng lá” (2015) và gần đây nhất là tập “Hình như mùa đã lỡ” được viết năm (2016). Với tập thơ đầu tay “Viết cho mình” ra đời, Bùi Kim Anh đã nhận được giải thưởng của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội. Bà cũng đã được nhận giải của cuộc thi thơ lục bát của Báo Giáo dục và thời đại, ngoài ra, bà còn được một số giải của báo Văn nghệ, báo Hà Nội…

1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Bùi Kim Anh

Bùi Kim Anh làm thơ như một nhu cầu tự thân nhằm giải tỏa mọi ẩn ức và gửi gắm mọi nỗi niềm (đặc biệt là nỗi buồn), mọi nỗi suy tư cũng như

những mối quan ngại sâu sắc về cuộc đời, về thế sự, về con người, cuộc sống… thời kì hiện đại. Qua thơ bà, người đọc thấy rõ chân dung một người phụ nữ trí thức thời kì hiện đại: dịu dàng, nhân ái, luôn có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân của mình với tất cả niềm vui, nỗi đau, hi vọng và tuyệt vọng… trước cuộc đời đầy sóng gió. Cái tôi ấy không bao giờ tách rời và đơn độc mà luôn muốn có một sự đồng cảm, sự sẻ chia chân thành, tha thiết với mọi người xung quanh, với cuộc sống vốn rất phong phú, phức tạp thời kì hiện đại. Một trái tim nhạy cảm, nhãn quan tinh tế của người phụ nữ Á Đông cộng thêm vốn liếng văn chương khá dày dặn, Bùi Kim Anh có những cái nhìn, cách cảm rất độc đáo về tình yêu và hạnh phúc mà không phải nhà thơ nữ nào cũng làm được. Nó làm nên chất riêng, nét đặc thù khi nhắc tới các tác phẩm của bà. Tác giả Hiền Nguyễn cho rằng: “Bùi Kim Anh làm thơ để tìm giá trị hạnh phúc” và chính nhà thơ Bùi Kim Anh cũng khẳng định rằng: “Tôi làm thơ cho chính mình. Cảm xúc của tôi được lấy từ chính cuộc sống thường ngày của mình và chỉ khi nào có cảm hứng thì tôi mới viết. Có những ngày tôi làm một mạch được vài bài…” (Báo Điện tử Tổ Quốc – Chuyên mục ý kiến – đối thoại 1/6/2009).

Các tác phẩm của Bùi Kim Anh viết theo thể thơ lục bát và thơ tự do. Bà hay viết thơ lục bát nhưng thơ lục bát của Bùi Kim Anh có những điểm khác với thơ lục bát truyền thống. “Thơ lục bát của chị là một thứ lục bát thuần nhụy, nhưng không cũ, mang hơi thở cuộc sống, chứa đầy ưu tư và cảm xúc của con người hiện đại”. Bên cạnh đó, bà cũng thường sáng tác theo thể thơ tự do vì theo bà đây là một thể thơ rất phù hợp trong việc thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc và những suy tư, trăn trở, đau đớn… không giới hạn trước một số phận cá nhân cũng như trước cuộc đời. Dường như với thể thơ tự do này, bà viết được nhiều hơn, giãi bày được nhiều hơn những suy tư, cảm xúc của mình mà không bị giới hạn bởi câu chữ hay niêm luật nào.

Anh có khoảng hơn 500 bài thơ với 10 tập thơ. Có thể chia các tác phẩm thơ của Bùi Kim Anh làm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu: đầy sự trong trẻo, tin yêu, băn khoăn, day dứt, bao dung, hồn hậu… của một người phụ nữ - một cô giáo yêu người, yêu thơ và làm thơ; Giai đoạn sau: đau đớn, xót xa, quằn quại, hoài nghi, chua chát, cay đắng đôi khi là tuyệt vọng nhưng vẫn toát lên chất vàng mười của lòng nhân hậu, sự hi sinh của lòng tự trọng, của bản lĩnh người mẹ, người vợ Việt Nam trong những lúc khó khăn nhất, bất hạnh nhất của cuộc đời. Ở giai đoạn đầu, người đọc bắt gặp một thứ tình cảm trong trẻo đầy sự tin yêu, bao dung và hồn hậu của một người phụ nữ trong hàng loạt bài thơ như: Ngập ngừng, Buồn dang dở, Tím lỡ làng, Cho em gặp anh, Ngày không anh, Lạc khoảng trời, Nhặt trăng, Chơi vơi.... Khi ấy, Bùi Kim Anh là một cô giáo trẻ, một thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết với nghề, với cuộc đời. Một cô giáo Bùi Kim Anh yêu văn thơ và có trái tim nóng luôn luôn khao khát yêu và được yêu đến cháy bỏng. Nhưng đến giai đoạn sau, người đọc bắt gặp những nỗi đau đớn, xót xa, tuyệt vọng trong nhiều bài thơ như: Đi tìm, Em và Anh, Nợ thời gian… Đó là những câu thơ nặng trĩu suy tư, nỗi niềm trắc ẩn về cuộc đời, về số phận con người. Một Bùi Kim Anh, một người đàn bà mảnh mai, chông chênh đang gồng mình lên chống đỡ trong cơn bão của cuộc đời.

Năm 1995, Bùi Kim Anh cho ra đời tập thơ đầu tay mang tên “Viết cho mình”. Có thể nói, đây là tập thơ tình mang dấu ấn đậm nét. Tập thơ bộc lộ những nỗi niềm, suy ngẫm, day dứt, chứa đầy sự hoài nghi và niềm tin vào tình yêu của chính mình. Đứng giữa cuộc đời đầy phức tạp, đầy thử thách và sóng gió, người phụ nữ có biết bao điều lo toan, bao điều phải chống chọi để có một tình yêu, một hạnh phúc gia đình, một sự nghiệp đầy ý nghĩa đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ bùi kim anh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)