Ngôn ngữ thơ – “hệ quy chiếu” của tâm hồn nhà thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ bùi kim anh (Trang 85 - 89)

7. Đóng góp của luận văn

3.3. Ngôn ngữ thơ – “hệ quy chiếu” của tâm hồn nhà thơ

Nhờ khả năng truyền tải cảm xúc mạnh mẽ nên kiểu câu kể, liệt kê đã được nhiều nhà thơ Việt Nam, đặc biệt là các tác giả thơ đương đại lựa chọn. Bùi Kim Anh cũng tìm đến thơ tự do sử dụng nhiều câu kể, liệt kê để giãi bày tình cảm, thể hiện nhu cầu tự biểu hiện cái tôi cá nhân. Là tác giả có xu hướng đi vào khai thác những vấn đề bình dị của cuộc sống đời thường. Vì thế, các câu kể của bà khiến người đọc không chỉ cảm nhận đó là “kể” mà còn là lời tâm sự chân thật, chân thật tới tận đáy lòng của tác giả. Các bài thơ: Ngày mới yêu, Một lần khác mọi lần, Căn tù hẹp, Mỗi ngày, Em có gì, Tình yêu của mình, Và một cuộc đời, Đêm… của bà hầu như đều viết theo lối kể này. Ta hãy lắng nghe lời tâm tình của nhà thơ:

Gom làm chi nữa người

Gom tình tình đã nhạt phai ...

Gom vui lại chuốc nhọc nhằn ...

Gom làm chi nữa phận nghèo

(Gom vui lại chuốc nhọc nhằn)

May mà phố có con hồ

Ta ngồi ngắm được trăng phô sắc ngà

(Phố có con hồ)

Phố có con hồ, có hàng hoa, có lũ trẻ thả diều… được liệt kê tự nhiên nhưng sau đó là tâm trạng vui vẻ với hình ảnh (rất hiếm có ở thơ Bùi Kim Anh) “phố thả theo cả nắng chiều lên cao”.

Bùi Kim Anh đã sử dụng kiểu câu kể rất khéo léo, tinh tế với ngôn từ chắt lọc, người đọc có thể hình dung ra hoàn cảnh của người cha, người mẹ với những đứa trẻ còn non nớt chưa hiểu được chuyện:

… Căn phòng dọc ra làm đôi Mỗi nửa có một ô cửa sổ Đồ đạc giằng ra làm đôi Nhưng đứa trẻ chỉ một thôi

(Làm đôi)

Ngoài ra còn một số bài thơ khác của Bùi Kim Anh cũng sử dụng kiểu câu kể, liệt kê rất tự nhiên "Hơi thở đêm", "Ca dao đau đáu riêng con", "Bên kia là đền", "Buồn xa", …

Nếu như hội họa tạo nên hình tượng từ màu sắc, đường nét, điêu khắc tạo nên hình tượng từ hình khối, âm nhạc tạo nên hình tượng từ giai điệu thì văn học lại tạo nên hình tượng từ chất liệu ngôn từ nghệ thuật, thứ chất liệu giúp văn học vẽ nên tranh, tạc thành tượng và tạo ra nhạc. Macxim Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Tuy nhiên tùy vào đặc trưng thể loại, ngôn ngữ trong mỗi loại thể văn học có những đặc điểm riêng. Là nghệ thuật “lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson), ngôn ngữ giữ một vị trí

đặc biệt quan trọng trong thơ nói chung. Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, có các loại hình ngôn ngữ như: ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ biểu cảm...Khi nghiên cứu về thơ Bùi Kim Anh, chúng ta dễ dàng nhận thấy đặc điểm nổi bật trong việc sử dụng ngôn ngữ là ngôn ngữ đối thoại, gần gũi với đời sống.

Trong thơ Bùi Kim Anh, chất đối thoại thể hiện rõ qua các bài thơ:

Tìm trong phố cũ, Em và Viêng Chăn, Đi tìm, Nghe đêm. Đó là cặp nhân vật anh - em, chị - em, mẹ - con, ta -người… với những hình thức đa dạng hỏi - đáp, kể - nghe. Bùi Kim Anh thường lựa chọn thứ ngôn ngữ chân mộc, gần gũi với cuộc sống. Trong bài “Tìm trong phố cũ”, ta bắt gặp cuộc đối thoại giữa anh và em dưới dạng câu cầu khiến rất cụ thể nêu lên điều em muốn đừng “trách nhau” nữa anh hãy “về Hà Nội” với em đi:

Lại về Hà Nội nhé anh

Phố xưa em vẫn để dành lối đi Trách nhau lần nữa làm chi Hoa tầm xuân có còn gì nữa đâu

(Tìm trong phố cũ)

Trong bài thơ “Em và Viêng Chăn”, tác giả Bùi Kim Anh viết:

Có phải ta đã đến muộn không

lặng lẽ Mê Kông lặng lẽ xuôi chen chúc xanh đôi bờ rợp bóng

ta cứ nghĩ rằng sóng cuồn cuộn cứ nghĩ gió Lào rát sạn làn môi

em và Viêng Chăn và Luang Prabang cho ta trở lại thời son trẻ…

em buộc chỉ may mắn

ta giữ đủ một tuần

có phải ta đã đến muộn không?

(Em và Viêng Chăn)

Bùi Kim Anh cũng sử dụng ngôn ngữ đời sống để diễn tả cuộc đối thoại giữa hai nhân vật “ta” và “em”. Còn ở bài thơ “Đi tìm” thì hai nhân vật đối thoại lại là “anh” và “em”. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, ta thấy hình ảnh em hiện lên cụ thể, chân thực với “nỗi niềm riêng chung” với tình yêu chung thủy của người con gái:

Anh là gì mà em không xa nổi Anh là gì mà khiến em vui buồn

Anh là gì giữa bình thường thiêng liêng Anh là gì giữa nỗi niềm riêng chung…?

Còn trong bài “Nghe đêm” thì hai nhân vật đối thoại lại là “ta” và “đêm”:

Đêm ơi sao lạ vậy

Chẳng cho ta giấc ngủ bình thường… Hay đêm sợ một mình

Bắt ta thức nghe đêm than thở

Xây dựng ngôn ngữ đối thoại, Bùi Kim Anh còn đưa vào thơ rất các từ láy, lặp lại từ, lặp cấu trúc ngữ pháp. Vì vậy, đọc thơ của Bùi Kim Anh, ta luôn có cảm giác gần gũi, thân quen: Người đừng có ước già đi/ Để ta ước lại cái thì còn xuân/ Người đừng nói câu nửa chừng/ Để ta tỏ nỗi ngập ngừng với ai (Nửa đêm).

Qua hình thức đối thoại, Bùi Kim Anh muốn giãi bày tâm trạng của một cái tôi mang trong mình bao sự trăn trở bao nghĩ suy về cuộc sống, về

tình yêu, hạnh phúc của con người. Tác giả thường hướng tới một đối tượng cụ thể bên ngoài nào đó để bộc lộ những điều thầm kín trong cõi lòng, nhưng nhiều khi ta bắt gặp Bùi Kim Anh đối thoại với cả đối tượng vô hình và cả đối thoại với chính mình. Khi đó, đối thoại không phải là để mong muốn sẻ chia mà đơn thuần chỉ là để bộc bạch để làm vơi đi nỗi cô đơn, sự trăn trở trong lòng - độc thoại:

Ta làm thơ để tặng mình

(Bán không cho gió)

Ta làm con kiến giữa dòng

Bám vào cọng cỏ long đong một mình

(Long đong một mình)

Tóm lại, những chất liệu ngôn ngữ trong thơ Bùi Kim Anh thường được lấy từ vốn ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nó mang lại màu sắc biểu đạt tự nhiên, khiến cho những vần thơ của bà trở nên gần gũi hơn, dễ giao cảm hơn với người đọc. Bên cạnh đó, trong thơ Bùi Kim Anh cũng có một số lượng đáng kể những từ ngữ mang màu sắc phong cách ngôn ngữ gọt giũa sắc sảo, tinh tế, làm cho thơ bà thể hiện rõ tính trí tuệ sâu sắc. Bùi Kim Anh đã sử dụng một cách hợp lý và sáng tạo các chất liệu ngôn ngữ các hình thức biểu đạt góp phần làm rõ cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ bùi kim anh (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)