7. Đóng góp của luận văn
3.2.1. Biểu tượng “chiều” –biểu tượng của nỗi buồn
Thơ Bùi Kim Anh rất ưu sử dụng những hình ảnh của thiên nhiên, thiên nhiên trong thơ vừa là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tâm tình, vừa là cái khơi nguồn cho những cảm xúc của nhà thơ, lại vừa là những hình ảnh mang tính biểu tượng để nói lên nỗi lòng của tác giả. Chiếm tỉ lệ nhiều nhất là hình ảnh “chiều”. Hình ảnh chiều đã từng đi vào thơ ca truyền thống biểu tượng của nỗi buồn, nỗi nhớ miên man. Và nay, nó vẫn duy trì được giá trị của mình trong các vần thơ đương đại.
Buổi chiều là lúc mọi vật đoàn tụ, chỉ có con người là phải chịu cảnh lìa xa. Trong bài “Tắt lạnh cơm chiều” Bùi Kim Anh viết:
Ghim vào tâm não hiện tại Vô cảm của người đàn ông Giàn giụa của người đàn bà Tắt lạnh cơm chiều.
Cuộc hôn nhân tan vỡ dưới cái nhìn của nhà thơ Bùi Kim Anh là bữa cơm chiều “tắt lạnh” kể từ đó.
Có những khi tác giả “không biết mình là ai” trong một “chiều mưa”:
Đón mùa đông muộn màng
(Chiều mưa)
Chiều cũng thả vào con người những cảm xúc buồn, những tiếng thở dài, cô đơn và tâm trạng khác thường nghĩ về đâu không rõ. Nhưng bà vẫn tiếp tục là bà trong “Chiều của riêng ai” thế này đây:
Nghĩ về đâu không rõ Chiều đâu của riêng ai
(Chiều của riêng ai)
Chiều còn khiến người thơ tự cảm về thời gian, về tuổi xuân của mình
Lục bát viết lúc cuối chiều
Nghe trong hơi gió đọng nhiều ưu tư
(Lục bát cuối chiều)
Tâm trạng “ưu tư” với “lòng câm như bị cầm tù” trong biết bao cái
“hắt hiu dồn lại” làm cho câu lục bát càng nhiều “ước mong”.
Trong “chiều muộn” tác giả viết:
Chiều muộn anh mới đến tìm
Hoàng hôn rủ tím con thuyền chơ vơ
Chiều đến mà là “chiều muộn” khi đã “ngang trời dính một mảnh trăng” vẫn thường là lúc mà nỗi niềm của người viết cần được giãi bày.
Và có khi chiều chỉ đơn giản là gặp người trên đường như người xưa:
Chỉ có thế đôi khi
Hè trên phố có một chiều dịu mát
Thu trên phố có một chiều nắng ấm
(Gặp người trên đường như người xưa) Thơ Bùi Kim Anh, có nhiều câu thơ nói đến “chiều”, viết về “chiều” không nằm trong các bài có tên “chiều”:
Viết cho những buổi chiều
Không hoàng hôn trên phố
(Hình như mùa đã lỡ)
Như ta cứ thấy mỗi chiều
Đọc đủ thứ để biết nhiều làm chi
(Giời mưa ngồi viết nối vần)
Vội vã như ánh chiều tà
Khoác tấm chăn chùm lên đông giá lạnh
(Khoác cho thơ màu xám của trời cao)
Mồng một con về chúc tết
Chiều cuối năm mẹ đợi
Chiều nào mẹ cũng đợi
(Chiều cuối năm mẹ đợi)
Mỗi buổi chiều chờ bữa cơm xum họp Tiếng các cháu khua bát đĩa chật căn nhà
(Gửi ba con)
Tất cả “bóng chiều”, “buổi chiều”, “chiều cuối năm”, “nắng chiều”, “chiều tà”… xuất hiện tạo nên cái không gian quen thuộc trong thơ Bùi Kim Anh. Có thể coi “chiều” là một biểu tượng trong thơ bà. Nó góp phần tạo nên cái tôi buồn, cô đơn, đầy tâm trạng của tác giả.