Cảm thức cô đơn trước nhịp sống hối hả của cuộc đời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ bùi kim anh (Trang 43)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.1. Cảm thức cô đơn trước nhịp sống hối hả của cuộc đời

Sống trong thời đại đất nước đang vận động trên con đường phát triển với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – thời kì đầy thuận lợi trong sự vận động, phát triển đi lên nhưng cũng phải đối mặt với nhiều mặt trái đầy phức tạp của cơ chế thị trường. Nhà thơ Bùi Kim Anh cho dù là một trí thức, một người vợ chung thủy, dịu dàng, có tâm hồn thánh thiện nhưng vẫn không thể tránh khỏi những tác động mạnh mẽ của mặt trái cơ chế thị trường trong thời kì này. Là người vợ của một quan chức, bà được hưởng bao điều tốt lành, bao điều hạnh phúc, nhưng cũng phải nhận bao nỗi đau đớn, cay đắng, xót xa và cả nỗi bất hạnh không ngờ nữa.

Ngay từ khi mới xuất hiện, trong những vần thơ của Bùi Kim Anh đã nhuốm màu tâm trạng ấy:

Những câu thơ viết cho mình làm sao nói dối Chẳng ai mượn cô đơn choàng lên tâm trạng Chẳng ai thích lẻ loi

(Mỗi ngày)

Có người cho rằng Bùi Kim Anh đến với thơ như một sự mặc định của số phận để làm vơi đi nỗi buồn. Cuộc đời riêng của nhà thơ nữ này không ít éo le, trắc trở: từ chuyện của người cha “nhói nỗi đau năm tháng” đến chuyện riêng của bà “đứt thôi lại nối những ba bẩy lần”. Bà đã từng thổ lộ:

Em chẳng bao giờ thích cô đơn

Thơ chẳng thích buồn dẫu lời say đắm Anh gói niềm vui trong ngăn tủ hẹp Con mối gặm rồi còn chiếc vỏ không

Trong thơ Bùi Kim Anh, có những đêm rất dài, những đêm chờn vờn cay đắng, những đêm ngập tràn bơ vơ. Những đêm mệt nhọc dồn dập đổ ập và chị những câu thơ nhũng nhẵng không kịp ngắt:

Những vật vã đã qua đi lại đến Tuyến lệ đã khô nước mắt lại đầy Buông tay để hạt thời gian lăn lóc Buông tay tất cả kệ bón chiều sầm sập

Một người đàn bà bỏ quên những câu thơ tình trong cuốn sổ tay vàng úa

Một người đàn bà run rẩy trái tim mềm

(Trái tim mềm)

Tác giả thừa nhận: “Tôi mãi là người đàn bà tội nghiệp” (Nếu). Tội nghiệp là bởi vì yêu mà chẳng được yêu, đi tìm tri âm tri kỷ thì toàn gặp nhạt nhẽo, hờ hững còn người trong mộng thì “Anh vẫn là anh xa cách giữa đời” (Đến bao giờ). Nhà thơ đã từng nói lên nỗi đắng cay đó một cách hết sức cụ thể như:

Trụi trần ẩn bóng đêm dày Tỉnh say một tấm thân gầy chỏng chơ

(Dan díu)

Thơ Bùi Kim Anh bàng bạc cô đơn, buồn tủi:

Em không thể vứt đi nỗi buồn của mình… Em không thể xé nỗi buồn ném vào đêm tối Nó đã lớn lên trong em như một bào thai

Nỗi buồn trở thành đứa con tinh thần của nhà thơ. Đã có lần nhà thơ khẳng định: “Thơ là cuộc đời tôi. Mà cuộc đời tôi thì có quá nhiều nỗi buồn”. Nỗi buồn trong thơ Bùi Kim Anh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:

Tôi cho tôi là người đau khổ nhất trên đời Và tôi biết là tôi không ngộ nhận

Có bất hạnh nào sánh với bất hạnh nào được đâu

(Lời bóng đêm)

Tính cách Bùi Kim Anh hiền hậu, rụt rè, không bao giờ vượt ra khỏi cái ngưỡng của lễ giáo, dẫu biết bên kia ngưỡng cửa ấy có thể là thiên đường và cũng có thể là địa ngục. Rồi bà tự khẳng định một cách chua chát “Em không thể xé nỗi buồn vứt vào đêm tối” (Không thể) để lại tiếp tục đau, tiếp tục buồn.

Có những lúc đớn đau thấm sâu đến tận cùng kết thành những giọt, những dòng lệ:

Giọt mắt chảy từ nỗi đau… Giọt mắt chảy từ thù hận…

Là giọt lệ thời gian tẩm ướp đêm dài Có có không không vô cùng vô nghĩa

(Giọt đau)

Có người nhận xét “Thơ của chị (Bùi Kim Anh) buồn đến xót lòng”. Và nhà thơ cũng đã xác nhận: “Xót lòng, bởi có lẽ đó là những nỗi buồn có thực, đeo bám cuộc sống. Tập thơ “Bán không cho gió” là một phần nhật ký về những ngày hiện tại của tôi. Đó là những ngày cũng là đêm và đêm cũng như ngày”:

Ngày của ta đêm của hồn Ngày của hồn đêm của ta Hồn ôm cổ ta lảo đảo

Đứa nào uống Đứa nào say

(Ngày đêm)

Cô đơn là một thứ tài sản của nhà thơ giúp cho nhà thơ đi hết những chặng đường độc hành của mình. Trong thơ Bùi Kim Anh, nhân vật trữ tình có lúc như bị “thừa ra” trên thế gian này nhưng trong thực tế người phụ nữ ấy lại đang là chỗ dựa vững chắc cho con, cháu, những người thân. Thơ Bùi Kim Anh là nỗi niềm của một người bị nhiều điều khổ đau mà không oán hận, chỉ tự trách mình, tự trách đời. Có những lúc, người phụ nữ ấy đã có thái độ cam chịu xót xa, chấp nhận sự “nhạt phèo” trong tình yêu, chấp nhận nỗi cô đơn không có người san sẻ:

Nửa câu thơ để bên thềm

Nửa đời yêu để tình duyên nhạt phèo... Sự cô đơn chỉ em biết

Gậm nhấm mỗi ngày nham nhở

Yên tĩnh và trống vắng xoa dịu co thắt trái tim

(Mỗi ngày)

“Gậm nhấm” nỗi cô đơn trong “tình yêu và trống vắng” đã làm cho con người cảm thấy “nghẹt thở”, muốn được giải tỏa trong ly cà phê, trong ly rượu màu để nhớ, để quên một cách thầm lặng giữa cõi đời:

Khi người đàn bà ngồi với tách cà phê trước mặt Quán đông người chỉ là khoảng trống không Khi người đàn bà ngồi với ly rượu màu Quên và nhớ ngâm trong từng ngụm nhỏ

Người đàn bà với tách cà phê, người đàn bà với ly rượu màu là cái hữu hình nhưng cũng tồn tại với cái hữu hình ấy “quên và nhớ ngâm trong từng ngụm nhỏ” – cái vô hình. Và chắc chắn “cái vô hình” kia mới là điều mà nhà thơ muốn bộc lộ.

2.2.2. Cảm thức về nỗi bất hạnh giăng bủa

Cuộc sống có quá nhiều điều bất hạnh đã dội vào số phận, con người Bùi Kim Anh. Từ chỗ ngỡ ngàng, bất ngờ đến chỗ bình tĩnh đón nhận và bản lĩnh đối mặt với tất cả những nỗi buồn, những điều không may, những kiếp nạn… tưởng chừng như không thể nào chịu đựng nổi. Bùi Kim Anh đã thể hiện rõ tính cách mạnh mẽ, kiên cường, cái bản lĩnh của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống thời kì hiện đại. Bà đã bình tĩnh đón nhận mọi nỗi buồn đau, bà tự đấu tranh và sống một cách bản lĩnh để làm chỗ dựa tinh thần cho người chồng, cho các con trong những ngày đen tối nhất của cuộc đời. Hình ảnh Bùi Kim Anh hiện lên với một diện mạo hoàn toàn mới, một tính cách mới nhưng vẫn thống nhất hình ảnh Bùi Kim Anh ở giai đoạn trước. Đó cũng chính là hai mặt của cái tôi cá nhân thời kì hiện đại.

Bùi Kim Anh từ chỗ bất ngờ với những nỗi buồn đau ập đến, rồi đau đớn, xót xa, cay đắng trước những điều bất hạnh xảy ra, đến chỗ bình tĩnh chủ động đón nhận và đối mặt với nỗi buồn đau như một người từng trải, chai sạn, bản lĩnh trong cuộc đời. Đấy là một sự trưởng thành, một sự chín chắn, già dặn và phong sương hơn trong cuộc sống đối với một người phụ nữ trí thức đa cảm, trong sáng, ít có sự vất vả, lăn lộn trong cuộc sống vốn rất phong phú, phức tạp ngoài đời.

Người phụ nữ ấy cũng rất cứng cỏi vượt lên nỗi buồn, vượt lên số phận, vượt lên những lời đồn thổi để làm tròn thiên chức của một người vợ, người mẹ, một trụ cột gia đình. Vai trò ấy của Bùi Kim Anh thể hiện bằng cách nói với con một cách hết sức giản dị:

Ta còn mãi mái nhà

Và lạ thay, thơ Bùi Kim Anh càng cứng cỏi, người đọc càng xúc động bởi sự dũng cảm của một người yếu đuối:

Những câu thơ không vớt được ý thơ

Những câu thơ không giải thoát được người làm thơ Những điều tồn tại không có mặt trong thơ

Những điều tồn tại lại kết thành câu chữ

(Tự họa)

Và người phụ nữ bé nhỏ, lầm lũi đó đã trở thành chỗ dựa cho chồng, cho con vượt qua những biến cố kinh hoàng của cuộc đời. Lúc đó, thơ đã đến với bà, cứu rỗi và dìu dắt Bùi Kim Anh ra khỏi cuộc đời đầy bức bối, đầy nghiệt ngã:

Tôi viết cho mình qua cơn bức bối

Lẩn thẩn cho mình khỏi lẩn thẩn giấc mơ Anh trở về với em…

(Một lần khác mọi lần) Thơ với Bùi Kim Anh như một sự cứu rỗi, một người bạn tâm tình để chị thổ lộ hết những vui buồn đời mình, mà day dứt với người đọc, với bạn thơ, văn là nỗi buồn dường như lấn át, còn niềm vui thảng qua, hiếm hoi:

bóc từng lớp lá ban ngày gói ý nghĩ trụi trần bày trong màn đêm

khuya rất khuya

ta được dành cho ta tất cả”

( Người đàn bà không ngủ)

Và sự trụi trần trong màn đêm mà ta được dành cho ta, đã đưa một Bùi Kim Anh- vô cùng đàn bà, người đàn bà của gia đình, thầm lặng đón nhận và

chấp nhận tất cả những đòn số phận, không oán than, trách móc, không nổi loạn bực bội phá phách, cũng không tiêu cực đau buồn. Hãy cùng đọc những dòng thơ Bùi Kim Anh viết cho con gái:

“Trong bụng mẹ làm sao biết ngoài kia gió mưa hay nắng ráo sao mẹ lại sinh con trong cuộc đời của mẹ

để con mang nặng kiếp trần ai cơn bệnh ngặt nghèo mù lòa gõ cửa mong manh vặt vẹo tấm thân gày

(Giấc con bình an)

Và đây nữa:

“Mẹ xin lỗi không hiểu gì năm tháng đã sinh con vụng dại phận đàn bà con cô đơn vật vã bệnh hiểm nghèo

mẹ không biết vọng vào đâu lời cầu xin thay đổi

(Con tha thứ hay giận hờn cũng vậy)

Bùi Kim Anh đã vượt qua tất cả mà chẳng ai biết, nếu như không có thơ giúp hé lộ với một sức chịu đựng vô biên mà tất cả những cú đòn ác hiểm của số phận không sao làm mất đi nụ cười ấm áp, ánh nhìn lãng đãng nhưng đầy bao dung, yêu thương với tất cả mọi người từ đôi mắt dẫu thời gian đã để lại những vết chân chim song không thể làm giảm đi sức quyến rũ của người phụ nữ vóc dáng nhỏ bé ấy dù:

cõi này dẫu chỉ là cõi tạm thôi thoang thoảng hương thơm thoảng gió trời

trộn trạo buồn vui nào ai nỡ

ồn ã ngoài kia tiếng của đời

(Nằm viện những ngày tháng Ba)

Nhìn lại chặng đường đời – chặng đường thơ của Bùi Kim Anh, người đọc cảm nhận rất rõ hình ảnh nhân vật trữ tình người phụ nữ trong thơ của bà. Người phụ nữ đó đã đi từ bất ngờ, sợ hãi, trốn tránh... đến chỗ chấp nhận và đối mặt với bất hạnh, độc thoại với khổ đau và cuối cùng là vượt qua nó để sống, để yêu thương và để lấp lánh niềm tin và cuộc sống. Chính điều ấy đã thể hiện một cái tôi mạnh mẽ, bản lĩnh, luôn ở tư thế chòng chành trên chiếc thuyền để vượt qua dòng thác lũ của cuộc đời. Đó chính là bức chân dung thứ hai của nhà thơ trí thức – Bùi Kim Anh.

2.3. Cảm thức về tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh

2.3.1. Một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt

Nếu như một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt có thể được rất nhiều nhà thơ, kể cả nhà thơ là nam giới thể hiện thành công thì phản ánh một tình yêu kín đáo, dịu dàng, sâu thẳm mang đầy nữ tính dường như lại thuộc về thế mạnh của các nhà thơ nữ. Tình yêu đó có khi được thể hiện qua niềm khát khao, mong đợi tha thiết:

Thỉnh thoảng chợt nhớ chợt quên Góc phố nào

Con đường nào Lần ngóng đợi

(Cánh đào rơi)

Yêu tha thiết đâu có nghĩa là phải luôn dữ dội, ồn ào. Nhiều khi chính những giờ khắc lắng đọng, dịu êm, lặng lẽ lại là lúc chúng ta tha thiết, sống

trọn với tình yêu nhất. Đọc thơ Bùi Kim Anh, ta thấy sự cảm nhận tinh tế của người con gái đầy nữ tính và hết sức truyền thống mà vẫn có gì đó rất hiện đại:

Chiều nay anh cầm tay em Ngoài kia cuối mùa đổi gió Thay cho một lời bày tỏ

Một khoảng không gian chơi vơi

(Cảm nhận)

Chỉ với bốn dòng thơ, tác giả nói được hành động (cầm tay), ý nghĩa của hành động (thay lời bày tỏ), nói được điều khách quan của hiện thực (cuối mùa gió đổi), điều chủ quan của lòng người (chơi vơi).

Trong bài thơ “Cảm nhận”, Bùi Kim Anh viết:

Chúng mình đã ngồi như vậy Uống trà nói chuyện hôm nay Chiếc bàn mỏng manh ngăn cách Giữ lòng em ở bên này

(Cảm nhận)

Giữ lòng em” chỉ bằng sự “mỏng manh” của chiếc bàn thì đấy chính là “cái truyền thống” giữ em đấy chứ. Và điều cần nói nhà thơ đã nói một cách giản dị:

Vì sao em đến với anh Hãy xin âm thầm đón nhận Khi em chưa kịp hiểu mình

Trong thơ tình yêu của các nhà thơ nữ nói chung và thơ tình yêu của Bùi Kim Anh nói riêng, người phụ nữ với tính cách tế nhị, kín đáo nên có khi chỉ bằng một câu hỏi cũng có thể bộc lộ được tình yêu tha thiết, nỗi khao khát, nhớ thương cháy bỏng của mình. Người phụ nữ khi yêu thường có xu hướng đi lí giải nguồn gốc của tình yêu “Vì sao em đến với anh”. Khi người con gái trong bài thơ nói “em chưa kịp hiểu mình” nhưng thực ra thì cô gái ấy đã hiểu, rất hiểu mình thì mới có thể “cảm nhận” như thế.

Yêu thương và chờ đợi, tin tưởng và nghi ngờ khiến cho người con gái trong thơ băn khoăn tự hỏi rồi vẫn không tìm ra câu trả lời cho chính mình bởi không biết là “nắng mong manh” hay tình mong manh nữa.

Em chẳng biết mình sai hay đúng Em chẳng biết mình giả hay thật Em chẳng biết có nên đợi anh Khi chiều về phố lạnh

Nắng mong manh

(Đợi)

Tác giả của bài thơ “Tự mình” là một người phụ nữ kín đáo trong cuộc đời nhưng lại bày tỏ trong thơ một cách hết sức cụ thể:

Tôi giấu người yêu vào cõi tâm linh Dại dột bày lên câu chữ

Thiên hạ bởi ngổn ngang mảnh vỡ

Kín đáo trong tình cảm, tình yêu nhưng không thể không nói ra bằng nỗi nhớ:

Em cứ cố xóa đi nỗi nhớ

Em gọi anh trong cơn mơ đêm trong ý nghĩ ngày… Tình yêu nào có lỗi gì đâu

Nỗi nhớ nào cũng trắng giọt sương đầu

(Giọt sương đầu)

Cố xóa đi nỗi nhớ” nghĩa là không thể quên được nên đêm ngày lúc nào em cũng nghĩ tới anh. Đó là nét tâm trạng luôn luôn tồn tại trong tình yêu. Không chỉ thể hiện tình yêu kín đáo, dịu dàng, sâu thẳm đầy nữ tính qua nỗi khao khát, nhớ mong mà Bùi Kim Anh còn phản ánh thứ tình yêu ấy qua sự bao dung, hy sinh vì người yêu của người phụ nữ. Trong thơ tình yêu từ xưa đến nay, hình ảnh người phụ nữ luôn được hiện lên với tất cả vẻ đẹp của một người phụ nữ Việt Nam truyền thống trong tình yêu. Đó là luôn yêu bằng tất cả trái tim, bằng sự bao dung, cao thượng, bằng chở che, hi sinh hết mình… Tiếp nối những nhân cách cao đẹp đó, người phụ nữ trong thơ Bùi Kim Anh cũng luôn sẵn sàng hi sinh, dâng hiến cho tình yêu:

Đừng trách em tham lam Muốn buộc chân làn gió Em dằng dai như cỏ Mặc cho mùa đông sang

(Ngỡ ngàng)

Để được hạnh phúc bên người mình yêu thương, người phụ nữ muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên và tạo hóa. Cũng nói về sự hi sinh trong tình yêu của người phụ nữ, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến viết:

Em như cơn gió lạc đường

Theo anh lỡ cả mười phương lấy chồng

Khi yêu, người phụ nữ luôn khao khát một tình yêu trọn vẹn, càng khát khao, hy vọng một tình yêu viên mãn, nồng nàn, hạnh phúc bao nhiêu thì họ càng cảm thấy đau đớn, xót xa, hờn tủi bấy nhiêu khi tình yêu, hạnh phúc bị sẻ chia. Tuy nhiên, chính những nỗi đau và sự âm thầm chịu đựng chính là những biểu hiện của một tình yêu thiết tha, sâu đậm của người phụ nữ. Vì thế, đi sâu vào thế giới tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh cũng có nghĩa là người đọc đang bước vào một khối sầu với vô vàn buồn đau, cô đơn, xót xa:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ bùi kim anh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)