7. Đóng góp của luận văn
3.2.2. Biểu tượng “đêm” –biểu tượng của những nỗi niềm thầm kín
Cùng với “chiều” là “đêm” xuất hiện ngay trong nhan đề các bài thơ:
Một đêm thơ ngủ quên, Lời bóng đêm, Nghe đêm, Nửa đêm, Ngày đêm, Lời đêm, Đêm… Đêm là thời gian con người trở về với trạng thái tĩnh tâm nhất, đêm là không gian cho con người tự “cật vấn” với chính mình, đêm trở đi trở lại trong thơ đã trở thành một hình ảnh mang tính biểu tượng – biểu tượng của tâm trạng con người.
Bùi Kim Anh mượn hình ảnh của đêm để vẽ nên chân dung tinh thần của người đàn bà với những thổn thức về cuộc đời: “Sẻ nỗi buồn cho đêm/ nhận cơn mê màu xám/ sẻ nỗi buồn cho người/ lang thang giấc mơ hoang” (Tôi viết lúc tỉnh lúc mê). Đêm là lúc không gian mở cửa cho những nỗi buồn tuôn trào:
Đêm nay mưa rồi Đồi Quy Nhơn không trăng
Người chẳng về đâu hồn lại đau máu lại chảy khi trở gió Biển Quy Nhơn đêm mưa không ngủ
Sóng đạp vào vọng hư không…
( Đêm Quy Nhơn)
Ôi, đúng là Bùi Kim Anh, người mà thơ chọn như một duyên nghiệp, như chị tự nhận:
“Có người đàn bà dở hơi
Hằng đêm thức để tìm lời cho thơ…”
( Rủ ai quên lãng ngày xưa)
Thơ với Bùi Kim Anh như một sự cứu rỗi, một người bạn tâm tình để chị thổ lộ hết những vui buồn đời mình, mà day dứt với người đọc, với bạn thơ, văn là nỗi buồn dường như lấn át, còn niềm vui thảng qua, hiếm hoi:
bóc từng lớp lá ban ngày gói ý nghĩ trụi trần bày trong màn đêm
( Người đàn bà không ngủ)
Và sự trụi trần trong màn đêm mà ta được dành cho ta, đã đưa một Bùi Kim Anh- vô cùng đàn bà, người đàn bà của gia đình, thầm lặng đón nhận và chấp nhận tất cả những đòn số phận, không oán than, trách móc, không nổi loạn bực bội phá phách, cũng không tiêu cực đau buồn.
Có nên gọi Bùi Kim Anh là “nữ hoàng bóng đêm” không khi mà hình ảnh đêm dường như đã có mặt và ngự trị trên khắp mọi ngóc ngách tâm hồn của người thơ ấy? Sức mạnh của đêm thật kì diệu, nó một lần nữa cho thấy khả năng “chất vấn” tâm hồn con người thực sự mạnh đến thế nào, nó cũng cho thấy một hồn thơ Bùi Kim Anh giàu tâm trạng, đa đoan và nhiều nỗi niềm thầm kín. Trước bóng đêm, Bùi Kim Anh thú nhận tất cả về mình:
Mẹ lao xuống cầu thang trong đêm tối Tiếng con gọi mẹ
Tiếng ú ớ cơn mê
Con đi đâu nửa đêm chưa về
(Đêm)
Đêm ơi sao lạ vậy
Chẳng cho ta giấc ngủ bình thường Tiếng thở đêm
Khua loãng màu đen …
Ngày có lỗi gì đâu Mà đêm dài đến thế
Hay sợ một mình
Bắt ta thức đêm nghe than thở
(Nghe đêm)
Đêm, người đàn bà chờ con với tâm trạng rối bời. Đêm người đàn bà làm thơ ấy cùng thức với đêm, nghe đêm “thở than”:
Hết một ngày
Đêm mở mắt nhìn người đi dưới ánh đèn ánh cây Ta quàng vai hồn nhập nhoạng
Ngày của ta đêm của hồn Ngày của hồn đêm của ta
(Ngày đêm)
Phải chăng, trong đêm, “ta” và “hồn” đổi chỗ cho nhau. Phải chăng điều tác giả muốn nói ở đây là cái hiện thực mà tác giả đang phải đối mặt khiến cho “ta’ không còn là “ta” nữa.
Nửa đêm nở đóa hoa nhài
Nửa đêm trăng khuyết đi sai đoạn đường
(Nửa đêm)
Quen rồi ư
Niềm đau đến lúc nửa đêm
(Đêm)
Đọc thơ Bùi Kim Anh, người đọc gặp hàng trăm câu thơ có chứa từ “đêm”. Với tần số xuất hiện cao, hình ảnh đêm thực sự trở thành nỗi ám ảnh trong lòng người đọc. Kèm theo đó là nỗi cô đơn, sự đau đớn của một người đàn bà đầy tâm trạng:
Làm sao kể trọn vẹn giấc mơ đêm
(Từ nơi không rõ trở về)
Ướp trong đêm nụ hoa nhài
Câu thơ dành để sớm mai tặng người
(Rằng ta lại viết cho mình)
-Ta ngủ ít chẳng biết vì sao nữa
Thức càng khuya mắt dọi thấu trong đêm
-Khi trong đêm ta được dành cho ta tất cả Khi trang thơ đã quen giấc ngủ ngày
(Gom vào đâu thi tứ)
Em không thể xé nỗi buồn ném vào đêm tối
(Không thể)
Điều đó khẳng định “Nỗi buồn” vẫn tồn tại cùng đêm tối trong con người tác giả:
Em thao thức lời đêm khép lại
(Nợ)
Tắt mặt trời thắp đêm dày bóng đêm
(Chẳng còn tự nhiên)
Thêm một chiều để lại bớt một ngày Nửa đêm
Còn nửa đêm của ngày tiếp cuối Mặc ta thức mặc đêm trôi
(Bóng chiều)