Hình ảnh thơ – những biểu tượng của cảm thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ bùi kim anh (Trang 74 - 76)

7. Đóng góp của luận văn

3.2. Hình ảnh thơ – những biểu tượng của cảm thức

Văn học phản ánh hiện thực đời sống nhưng không phải là sự rập khuôn y nguyên hiện thực. Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm là một thế giới hư cấu, giống thật chứ không phải là thật. Để tạo nên một thế giới như thế, nhà văn sử dụng nhiều yếu tố trong đó có những biểu tượng nghệ thuật. Tìm hiểu biểu tượng nghệ thuật sẽ góp phần làm rõ hơn bản chất của việc xây dựng hình tượng trong văn học.

Về biểu tượng văn học, theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì: Theo nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng triết lí sâu xa về con người và cuộc đời [22; tr.24].

Hiểu một cách chung nhất thì biểu tượng là những hình tượng mang tính đa nghĩa trong văn học nói chung và trong thơ nói riêng. Biểu tượng là những hình ảnh sự vật cụ thể, cảm tính bao hàm trong nó nhiều ý nghĩa, gây được ấn tượng sâu sắc với người đọc. Biểu tượng trở thành phương tiện diễn đạt cô đọng, hàm súc, có sức khai mở rất lớn trong lòng độc giả. Thế giới thơ là thế giới của những biểu tượng. Nó vừa là phương tiện vừa là đối tượng, vừa là mục đích của quá trình sáng tạo [22, tr.49]

Trong thơ nữ, các nhà thơ thường xây dựng nên thế giới nghệ thuật của mình bằng những biểu tượng mang đặc trưng riêng của phái nữ. Đó là những hình ảnh phản ánh được tâm tư, tình cảm và thể hiện quan điểm nhân sinh của phái nữ. Người đọc dễ dàng bắt gặp trong thơ nữ những sóng và biển, bầu trời và những con đường, đôi mắt và bàn tay,... Trong thơ Bùi Kim Anh, người đọc rất nhiều lần bắt gặp các hình ảnh chiều”, “đêm”, “mưa”, “gió”, “sao”, “trăng”, “nước”, “lửa”, “hoa”, “cỏ dại”, sự xuất hiện lặp đi lặp lại trở thành biểu tượng mang tính thẩm mỹ của nhà thơ.

Đọc thơ Bùi Kim Anh, người đọc thấy rất rõ sự xuất hiện với tần số cao của hình ảnh chiều, đêm, mưa trong thơ bà. Sơ lược về nhan đề các bài thơ có các từ kể trên đã là con số gây ấn tượng: Lời chiều hôm, Cuối chiều dồn lại một làn mưa, Tắt lạnh cơn mưa chiều, Chiều mưa, Chiều của riêng ai, Lục bát cuối chiều, Chiều muộn, Bóng chiều… Lời bóng đêm, Nửa đêm, Nghe đêm, Ngày đêm, Lời đêm, Đêm…

Qua khảo sát, chúng tôi thấy hình hảnh “chiều”, “đêm”, “mưa” xuất hiện nhiều trong các sáng tác của Bùi Kim Anh. Kết quả cụ thể được ghi lại trong bảng sau:

Bảng 3.2: Bảng thống kê tần số xuất hiện của một số biểu tượng trong mười tập thơ Bùi Kim Anh

Tên biểu tượng Tần số xuất hiện (lần)

Chiều 250

Đêm 230

Mưa 202

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ bùi kim anh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)