7. Đóng góp của luận văn
2.3.1. Một tình yêu nồng nàn, mãnh liệ
Nếu như một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt có thể được rất nhiều nhà thơ, kể cả nhà thơ là nam giới thể hiện thành công thì phản ánh một tình yêu kín đáo, dịu dàng, sâu thẳm mang đầy nữ tính dường như lại thuộc về thế mạnh của các nhà thơ nữ. Tình yêu đó có khi được thể hiện qua niềm khát khao, mong đợi tha thiết:
Thỉnh thoảng chợt nhớ chợt quên Góc phố nào
Con đường nào Lần ngóng đợi
(Cánh đào rơi)
Yêu tha thiết đâu có nghĩa là phải luôn dữ dội, ồn ào. Nhiều khi chính những giờ khắc lắng đọng, dịu êm, lặng lẽ lại là lúc chúng ta tha thiết, sống
trọn với tình yêu nhất. Đọc thơ Bùi Kim Anh, ta thấy sự cảm nhận tinh tế của người con gái đầy nữ tính và hết sức truyền thống mà vẫn có gì đó rất hiện đại:
Chiều nay anh cầm tay em Ngoài kia cuối mùa đổi gió Thay cho một lời bày tỏ
Một khoảng không gian chơi vơi
(Cảm nhận)
Chỉ với bốn dòng thơ, tác giả nói được hành động (cầm tay), ý nghĩa của hành động (thay lời bày tỏ), nói được điều khách quan của hiện thực (cuối mùa gió đổi), điều chủ quan của lòng người (chơi vơi).
Trong bài thơ “Cảm nhận”, Bùi Kim Anh viết:
Chúng mình đã ngồi như vậy Uống trà nói chuyện hôm nay Chiếc bàn mỏng manh ngăn cách Giữ lòng em ở bên này
(Cảm nhận)
“Giữ lòng em” chỉ bằng sự “mỏng manh” của chiếc bàn thì đấy chính là “cái truyền thống” giữ em đấy chứ. Và điều cần nói nhà thơ đã nói một cách giản dị:
Vì sao em đến với anh Hãy xin âm thầm đón nhận Khi em chưa kịp hiểu mình
Trong thơ tình yêu của các nhà thơ nữ nói chung và thơ tình yêu của Bùi Kim Anh nói riêng, người phụ nữ với tính cách tế nhị, kín đáo nên có khi chỉ bằng một câu hỏi cũng có thể bộc lộ được tình yêu tha thiết, nỗi khao khát, nhớ thương cháy bỏng của mình. Người phụ nữ khi yêu thường có xu hướng đi lí giải nguồn gốc của tình yêu “Vì sao em đến với anh”. Khi người con gái trong bài thơ nói “em chưa kịp hiểu mình” nhưng thực ra thì cô gái ấy đã hiểu, rất hiểu mình thì mới có thể “cảm nhận” như thế.
Yêu thương và chờ đợi, tin tưởng và nghi ngờ khiến cho người con gái trong thơ băn khoăn tự hỏi rồi vẫn không tìm ra câu trả lời cho chính mình bởi không biết là “nắng mong manh” hay tình mong manh nữa.
Em chẳng biết mình sai hay đúng Em chẳng biết mình giả hay thật Em chẳng biết có nên đợi anh Khi chiều về phố lạnh
Nắng mong manh
(Đợi)
Tác giả của bài thơ “Tự mình” là một người phụ nữ kín đáo trong cuộc đời nhưng lại bày tỏ trong thơ một cách hết sức cụ thể:
Tôi giấu người yêu vào cõi tâm linh Dại dột bày lên câu chữ
Thiên hạ bởi ngổn ngang mảnh vỡ
Kín đáo trong tình cảm, tình yêu nhưng không thể không nói ra bằng nỗi nhớ:
Em cứ cố xóa đi nỗi nhớ
Em gọi anh trong cơn mơ đêm trong ý nghĩ ngày… Tình yêu nào có lỗi gì đâu
Nỗi nhớ nào cũng trắng giọt sương đầu
(Giọt sương đầu)
“Cố xóa đi nỗi nhớ” nghĩa là không thể quên được nên đêm ngày lúc nào em cũng nghĩ tới anh. Đó là nét tâm trạng luôn luôn tồn tại trong tình yêu. Không chỉ thể hiện tình yêu kín đáo, dịu dàng, sâu thẳm đầy nữ tính qua nỗi khao khát, nhớ mong mà Bùi Kim Anh còn phản ánh thứ tình yêu ấy qua sự bao dung, hy sinh vì người yêu của người phụ nữ. Trong thơ tình yêu từ xưa đến nay, hình ảnh người phụ nữ luôn được hiện lên với tất cả vẻ đẹp của một người phụ nữ Việt Nam truyền thống trong tình yêu. Đó là luôn yêu bằng tất cả trái tim, bằng sự bao dung, cao thượng, bằng chở che, hi sinh hết mình… Tiếp nối những nhân cách cao đẹp đó, người phụ nữ trong thơ Bùi Kim Anh cũng luôn sẵn sàng hi sinh, dâng hiến cho tình yêu:
Đừng trách em tham lam Muốn buộc chân làn gió Em dằng dai như cỏ Mặc cho mùa đông sang
(Ngỡ ngàng)
Để được hạnh phúc bên người mình yêu thương, người phụ nữ muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên và tạo hóa. Cũng nói về sự hi sinh trong tình yêu của người phụ nữ, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến viết:
Em như cơn gió lạc đường
Theo anh lỡ cả mười phương lấy chồng
Khi yêu, người phụ nữ luôn khao khát một tình yêu trọn vẹn, càng khát khao, hy vọng một tình yêu viên mãn, nồng nàn, hạnh phúc bao nhiêu thì họ càng cảm thấy đau đớn, xót xa, hờn tủi bấy nhiêu khi tình yêu, hạnh phúc bị sẻ chia. Tuy nhiên, chính những nỗi đau và sự âm thầm chịu đựng chính là những biểu hiện của một tình yêu thiết tha, sâu đậm của người phụ nữ. Vì thế, đi sâu vào thế giới tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh cũng có nghĩa là người đọc đang bước vào một khối sầu với vô vàn buồn đau, cô đơn, xót xa:
Một tình yêu tha thiết chẳng hẹn hò Em với anh chỉ là mộng tưởng Một giấc mơ gần mà không thực Rất mặn nồng mà trống trải cô đơn
(Đến bao giờ)
Nỗi cô đơn vì “Một tình yêu tha thiết chẳng hẹn hò” khiến cho người con gái như rơi vào trong mộng tưởng. Tình yêu ấy khi thì rất “mặn nồng”, lúc lại “trống trải cô đơn”. Người con gái đang yêu như bị lạc vào hai bờ thực - ảo. Càng nhớ về quá khứ mặn nồng, càng đau đớn gấp bội vì sự “trống trải cô đơn” của thực tại. Một điều đáng quý, đáng trân trọng hơn cả ở người phụ nữ đang yêu trong thơ Bùi Kim Anh đó là dù phải sống cùng nỗi đau, bị nỗi đau cào xé, tê tái cõi lòng thì họ vẫn không cất lên một lời oán giận, trách móc nào. Nỗi buồn đau, xót xa ấy sâu đậm đến mức có thể khiến người ta chết trong sự cô độc, nó giống như giọt sương kia rơi âm thầm, không thành tiếng nên không ai biết, chẳng ai hay:
Dở dang trao lại chúng mình
Phận con gái kiếp nhân sinh tủi hờn
(Cỏ trắng)
nhưng Bùi Kim Anh vẫn tinh tế thể hiện được nỗi cô đơn thường trực trong lòng người phụ nữ đang yêu:
Mạnh mẽ sâu xa biển của thiên nhiên Náo nhiệt quanh co con đường của phố Trong làn nước thân em bé nhỏ
Giữa phố đông lạc bởi vắng anh
(Xa)
Giữa phố phường đông vui, tấp nập, trước vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên những tưởng con người có thể mải mê chiêm ngưỡng để tạm thời quên đi hiện thực. Nhưng nỗi nhớ về “anh” luôn luôn thường trực, nó khiến “em” thấy mình “nhỏ bé” và lẻ loi giữa dòng đời tấp nập. Điều đó đủ để chứng minh vị trí của “anh” lớn đến nhường nào trong trái tim “em”.
Với tình yêu tha thiết, nồng nàn, sâu đậm trong trái tim người phụ nữ thì sự hờn ghen, trách móc kia cũng được thể hiện vô cùng kín đáo. Nó dường như ẩn sâu nỗi băn khoăn, nghi vấn:
Mùa hè ở biển
Anh phơi nắng cùng ai
Để con sóng dữ dằn lôi em lên bờ cát Đôi vòng phao díu chặt
Trên mảnh chòng chành Em ngó theo
(Mùa hè ở biển)
Hình ảnh cô gái trong bài thơ “Mùa hè ở biển” hiện lên rất trong sáng. Mùa hè ở biển có biết bao người “phơi nắng”, vậy mà cô gái khi yêu lại trách người yêu “Anh phơi nắng cùng ai”. Một sự trách móc rất nhẹ nhàng và cũng rất đáng
yêu.
Như vậy, tình yêu sâu kín của người phụ nữ đã được nữ tác giả thể hiện một cách chân thành và phong phú qua các cung bậc tình cảm, trạng thái cảm xúc khác nhau: nỗi nhớ, nỗi khao khát đợi chờ, sự hi sinh, dâng hiến cho tình yêu… Và những vần thơ ấy góp phần khẳng định tài năng, thế mạnh của Bùi Kim Anh trong đề tài viết về tình yêu.