7. Đóng góp của luận văn
3.1.1. Cách tân lục bát-cách tân nỗi buồn
Trở về với thơ lục bát là trở về với cội nguồn, trở về với dòng trữ tình dân gian. Từ ca dao đến Truyền Kiều của Nguyễn Du rồi đến thơ hiện đại với các tên tuổi Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính, Huy Cận, Bùi Giáng đến thơ đương đại như Lâm Thị Mỹ Dạ, Bùi Kim Anh... thơ lục bát là mạch nguồn xuyên suốt thể hiện được tâm thức của dân tộc và thời đại. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Bùi Kim Anh – một trong những tài năng của thơ lục bát Việt Nam đương đại. Với 10 tập thơ, trong đó có nhiều bài thơ thậm chí có hẳn một tập thơ viết theo thể lục bát, Bùi Kim Anh đã chứng tỏ mình là một nhà thơ còn khá trung thành với thể thơ truyền thống này. Thơ lục bát của Bùi Kim Anh có những nét riêng biệt vừa có nét truyền thống đằm thắm, nhẹ nhàng, ân tình, vừa có tính hiện đại đôi khi bứt phá nhưng về cơ bản nó mang hơi thở thời đại nên vẫn chinh phục lòng người đọc đương thời.
Trong bài “Trên đường Giảng Võ”, kết thúc bằng cặp câu lục bát:
Chợ người chẳng bán người đâu Dãi dầu bán cái dãi dầu mà thôi
Đọc hai câu kết, cứ tưởng nhẹ nhàng chơi chơi để khép lại bài thơ cho đúng luật lệ. Vâng, chính cách chơi chữ “người” đối với “dãi dầu” đã để lại nỗi ám ảnh sâu sắc trong lòng độc giả.
thủ pháp phá cách ở câu sáu (câu lục) “Ai biết mộ anh ở đâu?. Ở câu lục, tiếng thứ 2 lẽ ra phải dùng thanh bằng thì tác giả dùng thanh trắc, chữ thứ 4 lẽ ra phải dùng thanh trắc thì tác giả lại sử dụng thanh bằng. Tác giả đã tạo ra một nhịp điệu khác với câu lục bát thông thường. Điều đó có hiệu quả rõ rệt. Bắt đầu đọc bài thơ, độc giả đã gặp ngay câu nấc nghẹn và đến cuối bài vẫn một câu nấc nghẹn, bùi ngùi. Đó là những đóng góp đáng kể để lục bát vẫn mới, vẫn hiện đại:
- Ai biết mộ anh ở đâu? - Vạ vật tê cả bước đi
- Muốn viết một câu thơ tình - Đi chợ bèn mua nắm hoa - Tình chẳng đẹp như câu thơ - Câu lục bát cứ ngân nga - Bỏ phố mình biết đi đâu - Bia vẫn trắng cỏ vẫn tươi. …
Nhà thơ Bùi Kim Anh có lần tâm sự: “Lục bát là thể thơ mà tôi rất thích nhưng cứ làm kiểu đều đều thì đọc cũng chán. Làm lục bát dễ mà khó, không cẩn thận nó dễ rơi vào thể loại hò vè, bích báo, được vần thì hỏng ý, được ý thì hỏng vần”. Bùi Kim Anh nói rõ: cách gieo vần bằng – trắc trong một số bài lục bát của bà khác với lục bát truyền thống không phải là chủ đích của bà mà do bà “cứ làm tự nhiên thôi, thấy như thế hợp với thơmình”. (Hiền Nguyễn - Báo Điện tử Tổ quốc).
Câu bát trong nhiều bài lục bát của mình, Bùi Kim Anh thể hiện rõ sự táo bạo, sáng tạo trong cách dùng từ, lựa chọn hình ảnh thơ:
Cái cơn trái gió có chừa mặt ai
(Trên đường Giảng Võ)
Sợ cũ như miếng trầu cay
Sợ mòn như thể lối ngày đi qua
(Sợ rằng lục bát đã nhàu)
Bao giờ mình lại gặp nhau
Thời gian cháy thời gian đau đáu lòng
(Thời gian cháy)
Với mình gợi cả ước mong Với mình tẽ mối bòng bong giãi bày
(Cơn mơ một mình)
Bà không phải là người đầu tiên có cách viết như thế. Bởi trước đó đã có nhiều nhà thơ có cách viết như vậy, nhưng bà là người vận dụng khá thành thục và rất hiệu quả, tạo cho người đọc một cảm giác vừa mới lạ và vẫn như thấy quen quen.
Thơ lục bát của Bùi Kim Anh còn sử dụng điệp ngữ làm cho câu thơ dồn nén, trùng điệp về ý, hối hả về nhịp điệu mà vẫn lấp lánh, hấp dẫn người đọc:
Về đi thơ về đi người
Về trong bao chuyện khóc cười với nhau
( Cửa thiền có tiếng thở dài)
Gánh buồn đi đổ xuống sông
Gặp người ngả gánh giữa dòng lại thương
Gặp người gỡ một đoạn trường Ghé bờ vai mỏng vấn vương dặm dài
(Gánh buồn đi đổ xuống sông)
Biết mình nay đã già rồi
Biết mình nay đã là người hôm qua
(Xách tay lên cánh chuồn chuồn)
Chờ gì ta biết chờ gì
Chờ tháng hết chờ năm ghi nốt ngày
(Ta ngồi đếm buổi tháng 10)
Lãng quên bỏ nét bơ phờ
Lãng quên mặc gió đứng chờ ngoài mưa
(Rủ ai quên lãng ngày xưa)
Ước một ngày giữa tự nhiên
Cởi cho gió rũ ưu phiền cuốn đi
Cởi cho mưa xối nước kỳ Chẳng còn chi nữa cả khi đứng ngồi
(Chẳng còn tự nhiên)
Nhỏ thôi một kiếp sinh linh Rũ bụi bặm đón chân tình cỏ cây Nhỏ thôi một giấc ngủ đầy Ban mai thức với sương mai đậm lời
(Giấc mơ Đà Lạt)
Trong bài thơ “Yêu lần cuối mặc muộn màng” việc lặp lại từ ngữ cũng để lại nhiều suy tư trong lòng độc giả:
Yêu lần cuốimặc tan hoang đất trời Hãy yêu lần cuối để rồi
Ta sống thật một lần thôi với tình.
Có những câu thơ Bùi Kim Anh sử dụng khá nhiều từ láy phối hợp với sự lặp từ làm cho âm hưởng của bài thơ gần gũi với ca dao, dân ca. Nếu ca dao có câu:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Thì ta lại tìm thấy ý ấy trong thơ Bùi Kim Anh.
Gửi người ở chốn Nghi Tàm Một câu thơ đã muộn màng với hoa
Biết là người vẫn trách ta Bởi chưng gió cứ la đà Hồ Tây
(Lối hoa rơi)
Đặc biệt Bùi Kim Anh đã phát huy cao độ sự phù hợp giữa đặc trưng của thể lục bát là uyển chuyển, mềm mại với phong cách thơ của mình là mộc mạc, đằm thắm, dịu dàng. Trong ca dao có câu:
Trầu xanh, cau trắng, chay vàng
Cơi trầu bịt bạc thiếp chàng ăn chung
Trầu xanh, cau trắng, chay hồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.
Nỗi niềm xót xa nhưng lời thơ ngọt ngào với những cặp lục bát gần gũi, thân quen càng làm đậm thêm nét riêng của ngòi bút Bùi Kim Anh.
Em như con nhện loang quanh khép vòng
Trầu xanh têm với vôi nồng
Ăn vào say đến ửng hồng cả môi Thương nhau vạch núi thề bồi
Ngửa tay che ánh mặt trời để yêu
(Thương nhau)
“Ngọn chanh”, ‘‘con nhện”, “trầu xanh”, “vôi nồng”, nhờ hình ảnh gần gũi với ca dao ấy làm cho bài thơ nhẹ nhàng, thanh thoát. Nhưng sau cái “thề non hẹn biển” mà phải “ngửa tay che ánh mặt trời để yêu" thì quả thật để “yêu” thật khó khăn vô vàn.
Cũng như thơ lục bát dân gian, âm điệu chung của thơ Bùi Kim Anh là buồn. Đã biết bao đời người quê Việt Nam sống với nỗi buồn nhiều hơn là niềm vui, hồn quê thấm đẫm nỗi buồn ấy cho nên trong số các bài thơ của bà độc giả dễ nhận ra cái thanh thoát, nhẹ nhàng, ngọt ngào nhưng ẩn nỗi xót xa, cay đắng vì tình yêu, vì cuộc đời dâu bể… có những câu thơ mang giọng điều buồn thương, ai oán, não nùng :
Câu thơ em viết cho em Cởi ra xa xót vò thêm nát nhàu
Buông tay qua nhịp cơ cầu
Tuột sâu nỗi nhớ một câu không vần (Cho anh và em)
Nhà thơ đã có cách ngắt nhịp rất tinh tế tạo âm hưởng trầm buồn tha thiết :
Nén nhang thắp xuống/ khói lên mịt mờ Nén nhang thắp/ lại rụng rời tàn hương
Bia vẫn trắng/ cỏ vẫn tươi Mẹ còng lưng suốt một đời/ nỗi đau
(Bia vẫn trắng)
Nhà thơ đã phát huy được cái tinh hoa của lục bát truyền thống là hiệp vần, ngắt nhịp, nhưng có những bài thơ được sáng tác với thể lục bát cách tân độc đáo. Các câu lục, câu bát thoát khỏi nhịp đôi (2 / 2) bình thường để bước sang ngắt dòng tự do kiểu bậc thang. Các sự kiện hiện về trong bài thơ không nhiều, dâng đầy những cảm xúc, tâm trạng nhớ nhung, bồi hồi, xót xa… theo tầng, theo bậc, khấp khểnh, không trơn chu, trôi chảy:
Thôi thì/
thôi ước làm chi Ta già/
mình cũng còn gì sắc xuân Tình thơ/
thơ viết ngại ngần Sớm xuân chẳng biết/
thơ cần cho ai
(Ta già mình cũng còn gì sắc xuân)
Các câu lục, bát ngả nghiêng ngắt dòng. Nhịp của câu thơ vì thế cũng thay đổi theo. Nhịp 3/3, 2/4 trong câu lục, 4/4, 5/3, 3/3/2, 2/6, trong câu bát có thể coi là những biến thể. Trái tim nhà thơ không bao giờ thiếu vắng tình yêu. Có điều ở mỗi giai đoạn thì tình yêu trong thơ của người làm thơ có một sắc thái khác. Bài thơ cho người đọc thấy hình ảnh một người đàn bà luống tuổi làm thơ tình vừa buồn, vừa bâng khuâng, mơ màng, thảng thốt, nhớ lại một sắc xuân của mình. Kỉ niệm làm cho đời người thêm giàu có nhưng cũng có những kỉ niệm làm cho cuộc đời nặng trĩu ưu tư. Chính vì có sự đan xen
giữa thực và mơ mà câu thơ lục bát mới trở nên khác thường.
Những câu thơ khi mới đọc thì tưởng như nhẹ tênh nhưng càng đọc ta càng thấy những tâm sự đong đầy, những ưu tư trĩu nặng trước sự chuyển động của thời gian ẩn sâu bên trong:
Ta ngồi đếm buổi tháng 10 Thấy ngày trống thấy lá rơi lối về
Thấy chiều trên một dải đê Con đò gày đến tái tê đợi chờ
Thấy mình là kẻ ngẩn ngơ Cứ trông ngóng một vu vơ đến già
(Ta ngồi đếm buổi tháng 10)
Cũng có khi thơ lục bát của Bùi Kim Anh bộc lộ niềm vui. Vui vì những cái tưởng như rất nhỏ bé nhưng lại đầy ý nghĩa, nó thể hiện được tình yêu thương con người:
Bắc lên ngọn gió mà cân Chữ oán thì bổng chữ ân thì chìm
(Bắc lên ngọn gió mà cân)
“Bổng” - “chìm”, “oán” - “ân”, hai từ láy tạo ra kết hợp “oán thì bổng”, “ân thì chìm” đã làm cho người đọc nhẹ lòng hơn, tin ở cuộc đời này hơn bởi dù sao thì “ân” cũng nặng hơn “oán”.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận xét về thơ Bùi Kim Anh “thật đắc địa với lục bát”. Hầu hết những bài thơ lục bát của Bùi Kim Anh đều là những bài thơ buồn, những lời tâm sự, thở than, nhưng ở mỗi bài lại có những nét riêng nên vẫn không gây nên sự đơn điệu. Sự phong phú, mới lạ về tứ thơ, ý thơ, hình ảnh thơ… đã làm nên một màu sắc riêng. Qua đó, thể hiện rõ hơn,
sinh động hơn thế giới nội tâm của cái tôi trữ tình, góp phần làm cho thơ lục bát của bà có sức sống riêng.