7. Đóng góp của luận văn
2.3.2. Một tình yêu mang đầy dự cảm của sự tan vỡ
Người ta yêu nhau để ở bên nhau, để chở che, chăm sóc lẫn nhau. Vì vậy, khi yêu nhau, người ta không muốn chia sẻ tình yêu của mình. Người ta yêu nhau không biết đêm, ngày, bóng tối hay ánh sáng. Tình yêu là một điều diễn biến liên tục, chẳng biết khi nào sẽ dừng lại. Nhưng những khoảng khắc tưởng như vô hình và nhẹ bẫng ấy, đôi khi lại là điều chúng ta phải tìm kiếm cả cuộc đời. Đọc thơ Bùi Kim Anh, người đọc nhận thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa cuộc đời với thơ. Thơ của bà toát lên sự dịu dàng, kín đáo của một người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu. Tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh mang đầy dự cảm của sự tan vỡ, ngay cả khi tình yêu đang nồng nàn, người phụ nữ cũng không thôi suy nghĩ, lo âu vì sự mong manh của tình yêu, về khoảng cách vô hình giữa “anh” và “em”.
Hình ảnh người con gái trong bài thơ “Khoảng cách” dường như bất lực trước khoảng cách lẽ không chỉ là khoảng cách của không gian, của thời gian mà đó còn là khoảng cách của tình cảm, của trái tim khi hai người không có duyên gặp gỡ:
Sẽ chẳng bao giờ em đến được cùng anh Chỉ một lần êm ả
Dẫu đã bao lần vội vã
Anh vẫn là anh xa cách giữa nỗi đời… Sẽ chẳng bao giờ em đến được cùng anh
Chỉ một lần thôi là tất cả
(Khoảng cách)
Lời thơ đau đớn, tuyệt vọng vì người con gái dù đã chủ động thử vượt qua khoảng cách sau “bao lần vội vã” nhưng “khoảng cách” vẫn cứ là “khoảng cách”. Cái đích mà người con gái mong tha thiết “chỉ một lần thôi” vẫn cứ cách xa và “sẽ chẳng bao giờ có được”. Lời thơ giản dị, đã thể hiện rõ sự cô đơn – như một định mệnh của người phụ nữ giàu tình cảm, khao khát tình yêu, hạnh phúc đích thực. Khoảng cách đáng sợ ấy là khoảng cách mong manh của tình cảm luôn bị chi phối bởi muôn vàn nỗi niềm trong cuộc sống hôm nay.
Trong tình yêu, nhân vật trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh có ý thức rất rõ về một “ngưỡng cửa” vô hình để chỉ ra một ranh giới trong tưởng tượng:
Bên kia ngưỡng cửa là thiên đường Bên này ngưỡng cửa là ước vọng Em dựa vào bên này biển sóng
Nghe tiếng mình đập dồn dập niềm yêu Bên kia có anh – em sợ
Thiên đường hay địa ngục
(Ngưỡng cửa)
Trong cuộc sống, có những thứ vô hình ngăn cản con người đến với nhau “Bên kia ngưỡng cửa là thiên đường” còn “Bên này ngưỡng cửa là ước vọng”, khoảng cách giữa hai con người là xa nhất, dù nhìn thấy nhau nhưng sao vẫn cảm thấy xa vời, không sao nắm bắt được. Người phụ nữ luôn lo âu, khắc khoải vì khoảng cách là vô hình nên chẳng cách nào xóa bỏ, hay bởi người ta chẳng đủ yêu thương để cố gắng. Có lẽ, để kéo gần khoảng cách giữa hai con người chỉ có một cách duy nhất đó là đi về phía họ, không chỉ để tiến
gần nhau ở cự ly ngăn cách mà còn để tiến gần với tâm hồn và trái tim mỗi con người.
Trong bài “Duyên xuân” Bùi Kim Anh viết: Cho em trở lại bên anh
Nhẹ nhàng thôi gió lên cành đẩy đưa Cho em trở lại ngày xưa
Được yêu anh giữa giấc trưa ngọt ngào
(Duyên xuân)
Cái ước mơ “trở lại ngày xưa” hình như có ở nhiều người chứ không riêng Bùi Kim Anh. Ước “trở lại ngày xưa” còn trẻ, đẹp, hồn nhiên, mộng mơ… là niềm ước mơ chung của bao người phụ nữ trong đó có Bùi Kim Anh. Nhưng bà lại ước mơ một cách hiện thực hơn, giản dị hơn. Cho dù “Bây giờ cách mấy đoạn đường/ Mưa ngăn lối gió lạc phương ngại ngần” thì chỉ là “Hai chúng mình chỉ có duyên đợi chờ” (Duyên xuân).
Trong hoàn cảnh “Hai ta tiễn biệt” Bùi Kim Anh đã giãi bày một cách thành thực cho dù có chút xót xa:
Khi em hiểu về cuộc đời Khi em hiểu về anh Đầy đủ ngọn ngành Thì tất cả đã là rất muộn
Cho dù những bông hoa tình yêu vẫn nở
Cho dù những nhịp cầu lao nhanh nối đôi bờ cách trở Và anh nói rằng – anh vẫn yêu em
(Khoảng trống)
nuối tiếc. Đó thật sự là một cuộc đời hiếm có, bởi đa phần sau một thời gian sống, ai cũng chợt nhận ra mình cũng có điều gì đó để tiếc nuối, dù ít dù nhiều. Và ngẫu nhiên hay tất yếu những tiếc nuối, xót xa nhất lại luôn vướng một chữ “tình”. Xa “anh” rồi “em” mới thấy sao niềm hạnh phúc mong manh đến thế. “Anh” ra đi mang theo tình yêu, để lại cho anh sự trống trải, hụt hẫng, cô đơn. Hạnh phúc, tình yêu đã theo “anh” đi mất rồi. Người ta chỉ nhận ra sự vô giá của tình yêu khi người ta đánh mất nó. “Cho dù những bông hoa tình yêu vẫn nở”, cho dù “anh nói rằng – anh vẫn yêu em” thì cũng đã quá muộn màng. Nhưng “trong tình yêu, thà nuối tiếc những gì ta đã làm còn hơn là nuối tiếc những gì ta không làm” – câu ngạn ngữ cổ xưa ấy nhắc: con người ít ra cũng được phép sai lầm một đôi lần trong đời, để thấy rằng mình đã sống, đã yêu hết mình.
Người phụ nữ khi yêu mà không được yêu bởi:
Anh không nói vì sao anh xa em Anh không nói mặc cho tình dang dở
(Xa)
Trong tình yêu, người phụ nữ luôn hoài nghi “vì sao anh xa em”. Có khi nào “em” tự hỏi vì sao có sự im lặng kia? Và có phải sự im lặng kia tạo ra một khoảng cách vô hình cho “anh” và “em”? Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi cũng chỉ là sự im lặng. Vì “anh” hay “em” đều chưa từng hỏi nhau về điều đó. Nhưng “em” biết được rằng, chúng ta đều mong được hỏi và biết câu trả lời cho những điều đó, song tất cả ta đợi và dành cho nhau cũng chỉ là thế thôi.
Trong thơ Bùi Kim Anh đã giãi bày lòng mình:
Em ủ dột xa anh yêu dấu Nỗi đau tình yêu cào cấu
Những người yêu đương suôn sẻ thì cho tình yêu là đoá hoa tươi, ngát hương vĩnh cửu, là niềm vui bất tận, là động lực mạnh mẽ, thường xuyên trong lao động, học tập và công tác. Những người gặp trắc trở trong tình yêu hoặc sống trong cảnh yêu đương tan vỡ thì quan niệm tình yêu là vị đắng, là vực thẳm, là sự tàn phá cuộc sống yên bình, bị “Nỗi đau tình yêu cào cấu” đến “vu vơ trong đói khát dày vò”. Con đường của tình yêu chẳng mấy bằng phẳng, có trải qua đau khổ, tình yêu mới thêm sâu đậm và thử thách là sợi giây mềm buộc cho tình yêu bền vững. Đau khổ và thử thách trong tình yêu không phải là thảm hoạ nếu những người trong cuộc đã thực lòng yêu nhau.
Tình yêu không phải lúc nào cũng ngọt ngào, hạnh phúc, đó chỉ là những phút giây thăng hoa của một tình yêu đẹp. Cay đắng, xót xa, tan vỡ là những trạng thái khó có thể tránh khỏi trên con đường đi kiếm tìm một tình yêu đích thực, và những ai đi trên con đường ấy phải biết chấp nhận điều đó. Một trái tim quá nhạy cảm như Bùi Kim Anh đã luôn trăn trở, lo âu về hạnh phúc của mình, đó là cảm giác sợ mất đi những gì đẹp nhất ở một tình yêu bà đã đánh đổi bằng chính cuộc đời mình mới có được. Tuy vậy, không có nghĩa là Bùi Kim Anh buông xuôi theo số phận khi nghiệt ngã cuộc đời ép vào trái tim bé nhỏ của bà. Ta vẫn thấy có một người đàn bà từng trải, đằm thắm tỉnh táo trong tình yêu. Trái tim ấy dù có lúc đau buồn nhưng không hề hoảng loạn, Bùi Kim Anh đã ngụp lặn trong đại dương mênh mông sâu thẳm của tình yêu với sóng gió và bão tố, rồi trong giông tố bà lại lắng nghe tiếng nói trái tim để tìm về đúng nghĩa của hạnh phúc.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Cảm thức là một quá trình trong đó con người tự ý thức về tâm trạng, diễn biến tâm lí đang xảy ra với chính mình mà nguồn gốc sâu xa của những nét tâm lí đó chính là sự tác động của yếu tố bên ngoài vào chủ thể nhận thức.
Đọc thơ Bùi Kim Anh người đọc thấy rõ những biểu hiện của cảm thức về thân phận và tình yêu: cảm thức cô đơn trước những hối hả, gấp gáp của cuộc đời, cảm thức về nỗi bất hạnh giăng bủa. Bên cạnh đó, thơ Bùi Kim Anh còn đăm đắm một nỗi niềm, một nỗi khát khao mãnh liệt trong tình yêu và cả những dự cảm của sự tan vỡ. Qua đó, ta hiểu rõ hơn những sắc thái và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trước cuộc đời và số phận; vẻ đẹp của một tâm hồn phụ nữ luôn đắm say khao khát yêu thương song cũng đầy bản lĩnh, đầy nghị lực vượt qua những phong ba bão tố của cuộc đời.
Chương 3
NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VỀ THÂN PHẬN VÀ TÌNH YÊU TRONG THƠ BÙI KIM ANH