Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của một số nƣớc trên thế giới và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thực hiện và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện các phương án quy hoạch sử dụng đất huyện hoài đức, thành phố hà nội​ (Trang 25)

và tại Việt Nam

1.3.1. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất một số nước trên thế giới

1.3.1.1. Quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hòa liên bang Đức

Ở Cộng hoà Liên bang Đức, vị trí của quy hoạch sử dụng đất đƣợc xác định trong hệ thống quy hoạch phát triển không gian (theo 4 cấp): Liên bang, vùng, tiểu vùng và đô thị. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất đƣợc gắn liền với quy hoạch phát triển không gian ở cấp đô thị.

Trong quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà Liên bang Đức, cơ cấu sử dụng đất: Đất nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng diện tích; diện tích mặt nƣớc, đất hoang là 3%; đất làm nhà ở, địa điểm làm việc, giao thông và cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ cho dân chúng và nền kinh tế - gọi chung

là đất ở và đất giao thông chiếm khoảng 12% tổng diện tích toàn Liên bang. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ bất kỳ quốc gia công nghiệp nào có mật độ dân số cao, diện tích đất ở và giao thông ở Đức đang ngày càng gia tăng. Diện tích đất giao thông tăng đặc biệt cao từ trƣớc tới giữa thập kỷ 80, trong khi đó, diện tích nhà chủ yếu tăng trong hai thập kỷ vừa qua, đặc biệt là đất dành làm địa điểm làm việc nhƣ thƣơng mại, dịch vụ, quản lý hành chính phát triển một cách không cân đối. Quá trình ngoại ô hoá liên tục và tốn kém về đất đai cũng góp phần quan trọng vào thực tế này [18].

Ở Đức, điển hình là thành phố Berlin hệ thống quy hoạch đã đƣợc xây dựng từ rất sớm. Chỉ vài năm sau có sự thống nhất toàn lãnh thổ của đất nƣớc, năm 1994, hệ thống quy hoạch đƣợc xây dựng với tỷ lệ 1:50000. Sau đó, việc điều chỉnh và cập nhật những biến động đất đai phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội của Chính phủ đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Do đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất của thành phố Berlin nói riêng và của Đức nói chung có hiệu quả cao, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm bền vững, tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế.

1.3.1.2. Quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hòa liên bang Nga

Quy hoạch sử dụng đất đai ở Cộng hòa Liên bang Nga chú trọng việc tổ chức lãnh thổ, các biện pháp bảo vệ và sử dụng đất với các nông trang và các đơn vị sử dụng đất nông nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất của Nga đƣợc chia thành hai cấp: quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết [14].

Quy hoạch chi tiết với mục tiêu cơ bản là tổ chức sản xuất lãnh thổ trong các xí nghiệp hàng đầu về sản xuất nông nghiệp nhƣ các nông trang, nông trƣờng. Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch chi tiết là tạo ra những hình thức tổ chức lãnh thổ sao cho đảm bảo một cách đầy đủ, hợp lý, hiệu quả việc sử dụng từng khoanh đất cũng nhƣ tạo ra những điều kiện cần thiết để làm tăng tính khoa học của việc tổ chức lao động, việc sử dụng những trang thiết bị sản xuất với mục đích là tiết kiệm thời gian và tài nguyên.

Quy hoạch chi tiết đƣa ra phƣơng án sử dụng đất nhằm bảo vệ và khôi phục độ phì của đất, ngăn chặn hiện tƣợng xói mòn đất, ngăn chặn việc sử dụng đất

không hiệu quả, làm tăng điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, điều kiện nghỉ ngơi của ngƣời dân.

1.3.1.3. Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản

Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản đƣợc phát triển từ rất lâu, đặc biệt đƣợc đẩy mạnh vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản không những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi trƣờng, tránh các rủi ro của tự nhiên nhƣ động đất, núi lửa,… Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật bản chia ra: Quy hoạch sử dụng đất tổng thể và Quy hoạch sử dụng đất chi tiết [16].

Quy hoạch sử dụng đất tổng thể đƣợc xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộng lớn tƣơng đƣơng với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên. Mục tiêu của Quy hoạch sử dụng đất tổng thể đƣợc xây dựng cho một chiến lƣợc sử dụng đất dài hạn khoảng từ 15 - 30 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Quy hoạch này là định hƣớng cho quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Nội dung của quy hoạch này không quá đi vào chi tiết từng loại đất mà chỉ khoanh định cho các loại đất lớn nhƣ: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cƣ, đất cơ sở hạ tầng, đất khác.

Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đƣợc xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tƣơng đƣơng với cấp xã. Giai đoạn lập quy hoạch chi tiết là 5-10 năm về nội dung quy hoạch chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất nhƣ về hình dáng, quy mô diện tích, chiều cao xây dựng,... Đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở Nhật Bản hết sức coi trọng đến việc tham gia ý kiến của các chủ sử dụng đất, cũng nhƣ tổ chức thực hiện phƣơng án khi đã đƣợc phê duyệt. Do vậy tính khả thi của phƣơng án cao và ngƣời dân cũng chấp hành quy hoạch sử dụng đất rất tốt.

1.3.1.4. Quy hoạch sử dụng đất ở Trung Quốc

Trung Quốc là nƣớc nằm trong vùng Đông Á có diện tích tự nhiên là 9.597 nghìn km2, dân số hơn 1,2 tỷ ngƣời. Trung Quốc coi trọng việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công tác bảo vệ môi trƣờng luôn đƣợc quan tâm lồng ghép và thực

hiện đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn của Nhà nƣớc, của các địa phƣơng đều đƣợc dành một phần hoặc một chƣơng mục riêng về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và biện pháp để phát triển bền vững, bảo vệ môi trƣờng sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất. Đến nay Trung Quốc đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và địa phƣơng theo hƣớng phân vùng chức năng (khoanh định sử dụng đất cho các mục đích) gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng [17, 18].

Để quy hoạch tổng thể phù hợp với phân vùng chức năng, các quy định liên quan của pháp luật Trung Quốc đã yêu cầu mọi hoạt động phát triển các nguồn tài nguyên phải nhất quán với phân vùng chức năng.

Một trong những ảnh hƣởng tích cực của quy hoạch tổng thể và sơ đồ phân vùng chức năng là việc giảm thiểu xung đột đa mục đích nhờ xác định đƣợc các mục đích sử dụng tƣơng thích cho phép ƣu tiên ở các khu vực cụ thể.

1.3.2. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) cấp quốc gia đã đƣợc Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13 [9]. Bộ TN&MT đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và địa phƣơng và Bộ trƣởng đã ký thừa uỷ quyền Thủ tƣớng Chính phủ Báo cáo số 190/BC-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội và Báo cáo số 193/BC- CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội. Cụ thể nhƣ sau [1]:

Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

Đối với cấp huyện: có 352 đơn vị hành chính cấp huyện đƣợc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%); có 330 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 46,81%); còn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chƣa triển khai lập quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,26%).

Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cấp xã đƣợc cấp có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 58,41%); có 2.907 đơn vị hành chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 26,06%); còn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chƣa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 15,53%).

Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020), bộ Tài nguyên và môi trƣờng đã triển khai việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015. Đến hết tháng 6 năm 2015 đã có 06 Bộ, ngành và 52 tỉnh gửi Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đăng ký nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 và còn một số tỉnh, thành phố chƣa gửi báo cáo. Kế hoạch tổ chức và thực hiện việc kiểm tra các địa phƣơng trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) các cấp đã đƣợc thành lập [1].

Thực tế quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã và đang đạt đƣợc nhiều chỉ tiêu sử dụng đất quan trọng, góp phần to lớn trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Tuy nhiên, công tác lập, triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong thực tế nhƣ:

- Một số địa phƣơng phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện chậm so với quy định, dẫn đến việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch bị ảnh hƣởng.

- Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chƣa phù hợp về thời gian, nội dung với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

- Chất lƣợng của nhiều quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất cũng nhƣ chƣa đầy đủ căn cứ pháp lý thể hiện ở việc các quy hoạch phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần

- Việc không đồng nhất các chỉ tiêu thống kê các loại đất dẫn đến việc đánh giá các chỉ tiêu thực hiện quy hoạch không đầy đủ, chính xác. Chỉ tiêu phê duyệt chƣa đảm bảo diện tích đất tối thiểu so với quy chuẩn xây dựng về giao thông, y tế, giáo dục…Nhiều địa phƣơng còn gặp khó khăn, bị động khi giải quyết đối với trƣờng hợp biến động các chỉ tiêu sử dụng đất trong quá trình thực hiện so với các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch đƣợc duyệt, phát sinh các dự án, công trình chƣa có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN HOÀI ĐỨC,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hoài Đức

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Hoài Đức nằm ở vị trí trung tâm Hà Nội mới, và nằm về phía Tây trung tâm Thành phố Hà Nội. Huyện mới sát nhập vào Hà Nội năm 2008 và có vị trí địa lý nhƣ sau: phía bắc giáp huyện Đan Phƣợng, huyện Phúc Thọ; phía nam giáp huyện Hà Đông, huyện Chƣơng Mỹ; phía tây giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ; và phía đông giáp huyện Từ Liêm, huyện Hà Đông [10].

Hoài Đức có vị trí rất thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trƣờng tiêu thụ lớn nhƣ nội thành Hà Nội. Với trục Đại lộ Thăng Long đi qua, đây là điểm thay đổi bộ mặt của huyện. Tại huyện còn có các tuyến giao thông lớn chạy qua nhƣ Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 423, 422, 70 là một điều kiện thuận lợi cho huyện. Có thể đánh giá vị trí địa lý kinh tế của Hoài Đức nhƣ một yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển chung của Thành phố Hà Nội.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, địa hình nghiêng từ bắc xuống nam và từ tây sang đông đƣợc phân làm 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng bãi ven sông Đáy và vùng nội đồng bởi đê Tả sông Đáy. Vùng bãi do ảnh hƣởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên có những vùng trũng xen lẫn vùng cao do đó thƣờng gây úng, hạn cục bộ. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 6,5 - 9,0m và có xu hƣớng dốc từ đê ra sông. Vùng đồng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 4 - 8m, vùng trũng xen lẫn vùng cao [10].

Đặc điểm địa hình này cho phép Hoài Đức có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ.

2.1.1.3. Khí hậu

Hoài Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trƣng khí hậu chính nhƣ sau [10]:

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1- 23,5 0C, chia làm hai mùa. Mùa hè nóng từ tháng IV đến tháng X. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng XI đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,7- 21,4 0

C. Tháng I có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,7 0C.

Lượng mưa: Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.600 - 1.800 mm, phân bố trong năm không đều. Mƣa tập trung từ tháng IV đến tháng X, chiếm 80 – 86% tổng lƣợng mƣa cả năm (chủ yếu các tháng 7,8,9, lƣợng mƣa ngày lớn nhất có thể tới 336,1mm). Mùa khô từ tháng X đến tháng III năm sau, tháng mƣa ít nhất là tháng XII, tháng I và tháng II, với lƣợng mƣa chỉ đạt 17,5 - 23,2 mm.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 83% - 85%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng XI, tháng XII, nhiều nhất là tháng III, tháng IV, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

Gió: Hƣớng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng XI đến tháng III năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đông Nam.

Điều kiện khí hậu của huyện thích hợp với nhiều loại vật nuôi, cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau, thuận lợi cho việc sử dụng đất đa dạng. Mùa đông với khí hậu khô và lạnh, vụ đông trở thành vụ chính gieo trồng đƣợc nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao. Yếu tố hạn chế là có mùa khô, các cây trồng trên vùng vàn cao thiếu nƣớc, phải thực hiện chế độ canh tác phòng chống hạn và vào mùa mƣa thƣờng bị mƣa, bão, gây úng nội đồng ở những vùng trũng.

2.1.1.4. Thủy văn

Tại huyện Hoài Đức có sông Đáy chảy qua, đây là phân lƣu của sông Hồng, lƣu đoạn sông chảy qua huyện dài 23km. Lòng dẫn chảy tràn giữa 2 đê Tả Đáy và Hữu Đáy. Khoảng cách từ lòng sông vào đê trung bình 1,8km, đoạn sông rộng nhất thuộc xã Vân Côn khoảng 3,9km [10].

Vào mùa kiệt, đoạn chảy qua huyện Hoài Đức dòng chảy rất nhỏ, chỉ có nƣớc hồi quy từ các lƣu vực Đan Hoài, Đồng Mô. Vào mùa mƣa với tần suất xuất hiện đỉnh lũ của sông Đáy tại vùng Hoài Đức chỉ ngập lòng sông, còn trên bãi ảnh hƣởng không đáng kể.

Với hệ thống sông nhƣ trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp phù sa hàng năm cho vùng bãi bồi ven sông. Với tiềm năng đất bãi bồi ven sông này, trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thực hiện và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện các phương án quy hoạch sử dụng đất huyện hoài đức, thành phố hà nội​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)