2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Hoài Đức nằm ở vị trí trung tâm Hà Nội mới, và nằm về phía Tây trung tâm Thành phố Hà Nội. Huyện mới sát nhập vào Hà Nội năm 2008 và có vị trí địa lý nhƣ sau: phía bắc giáp huyện Đan Phƣợng, huyện Phúc Thọ; phía nam giáp huyện Hà Đông, huyện Chƣơng Mỹ; phía tây giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ; và phía đông giáp huyện Từ Liêm, huyện Hà Đông [10].
Hoài Đức có vị trí rất thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trƣờng tiêu thụ lớn nhƣ nội thành Hà Nội. Với trục Đại lộ Thăng Long đi qua, đây là điểm thay đổi bộ mặt của huyện. Tại huyện còn có các tuyến giao thông lớn chạy qua nhƣ Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 423, 422, 70 là một điều kiện thuận lợi cho huyện. Có thể đánh giá vị trí địa lý kinh tế của Hoài Đức nhƣ một yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển chung của Thành phố Hà Nội.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, địa hình nghiêng từ bắc xuống nam và từ tây sang đông đƣợc phân làm 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng bãi ven sông Đáy và vùng nội đồng bởi đê Tả sông Đáy. Vùng bãi do ảnh hƣởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên có những vùng trũng xen lẫn vùng cao do đó thƣờng gây úng, hạn cục bộ. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 6,5 - 9,0m và có xu hƣớng dốc từ đê ra sông. Vùng đồng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 4 - 8m, vùng trũng xen lẫn vùng cao [10].
Đặc điểm địa hình này cho phép Hoài Đức có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ.
2.1.1.3. Khí hậu
Hoài Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trƣng khí hậu chính nhƣ sau [10]:
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1- 23,5 0C, chia làm hai mùa. Mùa hè nóng từ tháng IV đến tháng X. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng XI đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,7- 21,4 0
C. Tháng I có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,7 0C.
Lượng mưa: Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.600 - 1.800 mm, phân bố trong năm không đều. Mƣa tập trung từ tháng IV đến tháng X, chiếm 80 – 86% tổng lƣợng mƣa cả năm (chủ yếu các tháng 7,8,9, lƣợng mƣa ngày lớn nhất có thể tới 336,1mm). Mùa khô từ tháng X đến tháng III năm sau, tháng mƣa ít nhất là tháng XII, tháng I và tháng II, với lƣợng mƣa chỉ đạt 17,5 - 23,2 mm.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 83% - 85%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng XI, tháng XII, nhiều nhất là tháng III, tháng IV, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
Gió: Hƣớng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng XI đến tháng III năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đông Nam.
Điều kiện khí hậu của huyện thích hợp với nhiều loại vật nuôi, cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau, thuận lợi cho việc sử dụng đất đa dạng. Mùa đông với khí hậu khô và lạnh, vụ đông trở thành vụ chính gieo trồng đƣợc nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao. Yếu tố hạn chế là có mùa khô, các cây trồng trên vùng vàn cao thiếu nƣớc, phải thực hiện chế độ canh tác phòng chống hạn và vào mùa mƣa thƣờng bị mƣa, bão, gây úng nội đồng ở những vùng trũng.
2.1.1.4. Thủy văn
Tại huyện Hoài Đức có sông Đáy chảy qua, đây là phân lƣu của sông Hồng, lƣu đoạn sông chảy qua huyện dài 23km. Lòng dẫn chảy tràn giữa 2 đê Tả Đáy và Hữu Đáy. Khoảng cách từ lòng sông vào đê trung bình 1,8km, đoạn sông rộng nhất thuộc xã Vân Côn khoảng 3,9km [10].
Vào mùa kiệt, đoạn chảy qua huyện Hoài Đức dòng chảy rất nhỏ, chỉ có nƣớc hồi quy từ các lƣu vực Đan Hoài, Đồng Mô. Vào mùa mƣa với tần suất xuất hiện đỉnh lũ của sông Đáy tại vùng Hoài Đức chỉ ngập lòng sông, còn trên bãi ảnh hƣởng không đáng kể.
Với hệ thống sông nhƣ trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp phù sa hàng năm cho vùng bãi bồi ven sông. Với tiềm năng đất bãi bồi ven sông này, trong tƣơng lai sẽ đƣợc đầu tƣ cải tạo khai thác nguồn nƣớc ngầm để phát triển nuôi trồng thuỷ sản và chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp.