quản lý về công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Hoài Đức
Để có cái nhìn khách quan về công tác quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoài Đức, đề tài đã tiến hành khảo sát, thu thập ý kiến ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng thông qua hệ thống bảng hỏi. Các phiếu điều tra đƣợc thiết kế riêng cho 2 nhóm đối tƣợng là cán bộ các phòng ban chuyên môn và ngƣời dân địa phƣơng. Tùy vào từng nhóm đối tƣợng mà các câu hỏi sẽ đƣợc thiết kế phù hợp và giới hạn phạm vi điều tra đề đảm bảo chất lƣợng kết quả điều tra thu đƣợc là tốt nhất. Dựa vào tình hình thực tế tại địa phƣơng, số lƣợng phiếu điều tra đã đƣợc đề tài phân bổ nhƣ sau:
Bảng 3. 1: Số lượng phiếu khảo sát phân bổ cho các đối tượng
STT Đối tƣợng Số phiếu Ghi chú
1 Cán bộ phòng tài nguyên và môi trƣờng huyện
Hoài Đức 8 phiếu
2 Cán bộ phòng quản lý đô thị huyện Hoài Đức 4 phiếu
3 Cán bộ địa chính – nhà đất cấp xã 12 phiếu 4 xã, mỗi xã 3 phiếu
4 Ngƣời dân địa phƣơng 120 phiếu 4 xã
(Nguồn: Điều tra khảo sát năm 2018)
3.1.1. Kết quả điều tra khảo sát lấy ý kiến của người dân
Hình 3.1: Nhận xét của người dân về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kết quả cho thấy công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phƣơng thời gian qua đƣợc thực hiện tƣơng đối hợp lý. Điều này đƣợc khẳng định qua số liệu 46% số ngƣời đƣợc hỏi đều đồng tình nhận xét ở mức độ “tƣơng đối tốt”, 14% nhận xét ở mức “tốt”, có đến 33% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng công tác này vẫn còn “chƣa tốt”. Nguyên nhân chủ yếu mà những ngƣời đƣợc hỏi cho rằng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa tốt là do: Xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chƣa sát thực tế (47,5%); Các dự án quy hoạch gây ảnh hƣởng tiêu cực tới môi trƣờng (35%).
* Việc triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Trên cơ sở quy hoạch chung, các địa phƣơng đã triển khai thực hiện việc lập và điều chỉnh quy hoạch theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng.
Bảng 3.2: Việc triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng một số loại đất
Đơn vị triển khai
Loại đất Hợp lý Tƣơng đối
hợp lý Chƣa hợp lý Không biết 1. Đất nông nghiệp 22,5 38,5 32 7
2. Đất ở khu vực nông thôn 18,5 46,5 22 13
3. Đất ở khu vực đô thị 14 45 32 9
4. Đất xây dựng dự án tái định cƣ 14,5 40 25 20,5
5. Đất xây dựng khu công nghiệp 18 42 35,5 4,5
6. Đất xây dựng công trình thủy lợi 20,5 47,5 22,5 9.5
(Nguồn: Điều tra khảo sát năm 2018)
24% 46% 23% 7% Tốt Tƣơng đối tốt Chƣa tốt Không biêt
Việc thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn, cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn đã đạt đƣợc hiệu quả tích cực, tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp có bƣớc phát triển mới. Một bộ phận diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp đã đƣợc chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và các cây có giá trị kinh tế cao hơn, nhằm cải thiện đời sống nhân dân. Đây là kết quả thể hiện tính đúng đắn, hợp lý trong việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, gắn quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp với quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn. Mặt khác, đất dành cho sản xuất nông nghiệp có tính ổn định hơn các loại đất khác. Điều này đƣợc khẳng định qua số liệu ở bảng 2.12. Việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất dành cho xây dựng các công trình thuỷ lợi đƣợc dƣ luận đánh giá ở mức tƣơng đối hợp lý cao hơn các loại đất khác với tỷ lệ tƣơng ứng là 22,5% và 20,5% số ngƣời đƣợc hỏi lựa chọn phƣơng án “Hợp lý”, 38,5% và 47,5% số ngƣời đƣợc hỏi lựa chọn phƣơng án “Tƣơng đối hợp lý”. Tuy nhiên, công tác quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp cũng còn những hạn chế nhất định. Có 32% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng, việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp chƣa hợp lý. Nguyên nhân chủ yếu của những ý kiến này là do chất lƣợng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chƣa cao, công tác dồn điền, đổi thửa chƣa tốt, đất nông nghiệp bị chia cắt manh mún, quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ,... Một số khu vực đất trồng lúa quy hoạch thay đổi mục đích sử dụng nhƣng không mang lại hiệu quả cao. Mặc dù việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở của khu vực đô thị và đất xây dựng khu đô thị mới thời gian qua đã đạt những kết quả đáng khích lệ, nhiều dự án phát triển nhà ở tại đô thị đƣợc triển khai và đƣa vào sử dụng, song công tác quy hoạch sử dụng đất ở của khu vực đô thị vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu và sự mong đợi của ngƣời dân, ở một số địa phƣơng còn tồn tại những khu dân cƣ, khu đô thị mới không phù hợp với nhu cầu và khả năng đầu tƣ dẫn đến lãng phí trong việc sử dụng đất đai. Kết quả điều tra cho thấy: chỉ có 14% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở của khu vực đô thị là “Hợp lý”, 45% nhận xét “Tƣơng đối hợp lý” và có 32% cho rằng “Chƣa hợp lý”.
Đối với đất xây dựng khu công nghiệp: ngƣời dân cho rằng, việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất dành cho khu công nghiệp cũng chỉ ở mức tƣơng đối hợp lý. Khảo sát thực tế cho thấy việc quy hoạch sử dụng đất cho các khu công nghiệp có nơi không đáp ứng đƣợc nhu cầu của các nhà đầu tƣ, song cũng có nơi chƣa thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ vào khai thác dẫn đến hiệu quả sử dụng đất không cao. Kết quả điều tra cho thấy: có 18% số ngƣời đƣợc hỏi lựa chọn phƣơng án “Hợp lý”, 42% lựa chọn phƣơng án “Tƣơng đối hợp lý” và 35.5% cho rằng “Chƣa hợp lý” đối với việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất xây dựng các khu công nghiệp. Một nguyên nhân khác dẫn tới việc tỷ lệ đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp “Chƣa hợp lý” còn ở mức cao là do một số vị trí quy hoạch gần khu dân cƣ. Tuy thu hút đƣợc nguồn lao động song các khu công nghiêp này lại gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng, là nguyên nhân phát sinh khói bụi làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng sống của ngƣời dân.
Đối với một số khu đất quy hoạch tái định cƣ. Đa số ngƣời dân đƣợc hỏi đều đồng ý vị trí quy hoạch đã là tƣơng đối hợp lý. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều ngƣời đƣợc hỏi vẫn chƣa thỏa mãn với phƣơng án quy hoạch (25%). Nguyên nhân là do khi di chuyển sang khu tái định cƣ, điều kiện kinh doanh của họ không đƣợc thuận lợi nhƣ trƣớc, các hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ còn chƣa đồng bộ dẫn tới việc những hộ gia đình đó ít nhiều gặp khó khăn trong việc ổn định cuộc sống.
* Tình trạng quy hoạch treo:
Tình trạng quy hoạch “treo” vẫn tồn tại. Do công tác dự báo chƣa sát thực tế, còn thiếu căn cứ khoa học nên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thƣờng phải điều chỉnh nhiều lần trong thời gian ngắn, thiếu tính ổn định. Kết quả điều tra cho thấy: 62,5% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng tại nơi họ sinh sống có tình trạng kế hoạch sử dụng đất đã công bố, nhƣng không thực hiện theo kế hoạch. Cụ thể:
- Tại xã Sơn Đồng có một dự án quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề, kết hợp với du lịch làng nghề nhƣng đã lâu chƣa đƣợc thực hiện do gặp nhiều vƣớng mắc gây ra tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên đất.
2006-2007, đƣợc hƣởng chính sách đất dịch vụ 10% theo quy định, song đến nay vẫn chƣa hộ dân nào đƣợc giao đất dịch vụ. Trong khi đó, dự án xây dựng hạ tầng khu đất dịch vụ với tổng diện tích 122.913m2 đƣợc khởi công từ lâu nhƣng đến nay phải dừng triển khai vì mặt bằng chƣa giải phóng xong.
- Tại xã Kim Chung và xã Di Trạch, khu đô thị Kim Chung – Di Trạch đã nằm “đắp chiếu” và bị bỏ hoang gần chục năm gây lãng phí quỹ đất và gây nhiều bức xúc cho ngƣời dân.
Hình 3.2: Kết quả lấy ý kiến người dân về tình trạng quy hoạch treo
* Về việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Có 45% số ngƣời đƣợc hỏi khẳng định quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã không đƣợc đƣa ra lấy ý kiến nhân dân. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng: Việc triển khai lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chƣa đƣợc thực hiện tốt. Đây là nguyên nhân dẫn đến tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa cao, chƣa sát với thực tế. Trong vẫn đề này cũng có sự khác biệt giữa các nhóm nhƣ sau:
- Khoảng 60% ngƣời đƣợc hỏi làm việc trong lĩnh vực đất đai cho rằng quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không đƣa ra lấy ý kiến nhân dân.
- Có 70% khẳng định họ đƣợc tham gia ý kiến vào bản quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phƣơng mình. Tuy nhiên, còn có 30% số ngƣời biết rằng trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc đƣa ra lấy ý kiến nhân dân nhƣng họ không đƣợc tham gia ý kiến vào bản quy hoạch, kế hoạch đó.
0 50 100 Có Không 62,5% 37,5% %
* Về vấn đề công khai quy hoạch sử dụng đất:
Công khai quy hoạch sử dụng đất giúp các phƣơng án quy hoạch sử dụng đất trở nên minh bạch, ngƣời dân đƣợc nâng cao quyền giám sát của mình. Bên cạnh đó, việc công khai quy hoạch sử dụng đất giúp hạn chế tiêu cực trọng quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Kết quả điều tra cho thấy: có 62,5% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc chính quyền công bố công khai. Tuy nhiên, còn có 37,5% cho rằng quy hoạch chƣa đƣợc công bố công khai.
Hình 3.3: Kết quả lấy ý kiến về việc công khai quy hoạch sử dụng đất
Nhƣ vậy, việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc xét duyệt tại một số nơi còn chậm và mang tính hình thức, việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc xét duyệt chƣa thực hiện đầy đủ theo quy định của Luật đất đai, nội dung công bố còn sơ sài và chƣa phổ biến trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Các hình thức công bố chủ yếu là treo, dán bản quy hoạch trên UBND xã (65%), thông báo trên loa phát thanh (25%). Ngoài ra, chỉ có 8% số ngƣời đƣợc hỏi tìm đến cổng thông tin điện tử của huyện. Từ các con số này có thể thấy, ngƣời dân chƣa quan tâm nhiều đến cổng thông tin điện tử của huyện.
Ngoài ra, qua thực tế khảo sát tại một số nơi, việc công khai quy hoạch đƣợc chính quyền địa phƣơng thực hiện, song những bản quy hoạch hay những cột mốc quy hoạch đó lại bị chính ngƣời dân sinh sống trong khu vực phá hoặc dỡ bỏ bất hợp pháp do những mƣu lợi cá nhân. Trong vấn đề này, cũng có một phần trách
0 20 40 60 80 Có Không 62,5 % 37,5 % %
nhiệm của chính quyền địa phƣơng khi đã bàn giao mốc giới nhƣng không quy định trách nhiệm ai phải trông coi mốc giới đó.
3.1.2. Kết quả điều tra khảo sát lấy ý kiến của cán bộ quản lý
Nhìn chung, phần đông các cán bộ đƣợc điều tra phỏng vấn đều cho rằng, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phƣơng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Từ số liệu khảo sát cho thấy, có đến 62,5% số cán bộ đƣợc hỏi đánh giá là “thƣờng xuyên gặp khó khăn”, có 33,3% cho rằng ít gặp khó khăn và chỉ có 4,2% cán bộ đƣợc hỏi cho răng họ không gặp khó khăn gì.
Bảng 3.3: Nguyên nhân ảnh hưởng tới việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
STT
Nguyên nhân Tỷ lệ lựa
chọn (%)
1 Chƣa có văn bản hƣớng dẫn chi tiết 37,5
2 Công tác thẩm định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phức tạp 50 3 Kinh phí cho việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất không
đảm bảo 62,5
4 Trình độ năng lực của cán bộ, công chức còn hạn chế 25 5 Xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chƣa sát thực tế 32 6 Tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không cao 36 7 Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của nhân dân 37,5
8 Cơ cấu sử dụng các loại đất chƣa hợp lý 45,8
9 Sự phân cấp trong quá trình lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng
đất còn bất cập 33,3
(Nguồn: Điều tra khảo sát năm 2018)
Cuộc điều tra tập trung làm rõ 9 nguyên nhân có ảnh hƣởng chƣa tốt đến việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai (xem Bảng 5), kết quả điều tra cho thấy: nguyên nhân “Kinh phí cho việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất không đảm bảo” đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn nhất (62,5%), tiếp theo là do nguyên nhân “Công tác thẩm định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phức tạp” (50%), tiếp theo là
nguyên nhân “Cơ cấu sử dụng các loại đất chƣa hợp lý” (45,8%), “Chƣa có văn bản hƣớng dẫn chi tiết” (37,5%) và “Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của nhân dân” (37,5%).
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, kết quả điều tra cho thấy dƣ luận còn cho rằng do nguyên nhân khác nhƣ:
- Giá đền bù vẫn chƣa thể bắt kịp theo giá thị trƣờng;
- Quỹ đất công cho khu đô thị còn thiếu.Việc quy hoạch sử dụng đất không theo kịp tốc độ đô thị hoá;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa theo kịp phát triển của nền kinh tế, chƣa dự đoán đƣợc khả năng phát triển kinh tế - xã hội để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp;
- Quy hoạch chƣa đặt trong tổng thể, chƣa phân định rõ quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng;
- Chƣa có chính sách mạnh mẽ để kêu gọi vốn để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đôi khi vẫn chƣa gắn liền với phát triển bền vững, bảo vệ môi trƣờng;
- Việc quản lý quỹ đất, sử dụng đất đúng mục đích chƣa chặt chẽ. - Việc quy hoạch sử dụng đất còn nặng về khai thác quỹ đất.
Bên cạnh đó, do Luật Đất đai và các văn bản hƣớng dẫn thi hành liên tục đƣợc sửa đổi, bổ sung tạo ra sự thiếu ổn định và tâm lý chƣa thật tin tƣởng vào văn bản pháp lý trong cán bộ và nhân dân. Các văn bản pháp luật khác liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chƣa đồng bộ. Việc này cũng đã ảnh hƣởng đến công tác lập và thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong thời gian qua.
* Về xử lý tình trạng kiếu kiện, khiếu nại, phản ánh liên quan đến quy hoạch sử dụng đất:
Theo khảo sát, tất cả các cán bộ phỏng vấn đều có quan điểm cho rằng tại địa phƣơng vẫn còn nhiều tình trạng khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến quy hoạch sử
dụng đất. Trong đó, có 58,3% cán bộ cho rằng mức độ khiếu kiện, khiếu nại là thƣờng xuyên, 41,7% cán bộ cho rằng họ chỉ thỉnh thoảng phải giải quyết những vấn đề nhƣ vậy.
Hình 3.4: Tần suất giải quyết khiếu kiện, khiếu nại về quy hoạch sử dụng đất