Nhìn chung, phần đông các cán bộ đƣợc điều tra phỏng vấn đều cho rằng, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phƣơng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Từ số liệu khảo sát cho thấy, có đến 62,5% số cán bộ đƣợc hỏi đánh giá là “thƣờng xuyên gặp khó khăn”, có 33,3% cho rằng ít gặp khó khăn và chỉ có 4,2% cán bộ đƣợc hỏi cho răng họ không gặp khó khăn gì.
Bảng 3.3: Nguyên nhân ảnh hưởng tới việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
STT
Nguyên nhân Tỷ lệ lựa
chọn (%)
1 Chƣa có văn bản hƣớng dẫn chi tiết 37,5
2 Công tác thẩm định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phức tạp 50 3 Kinh phí cho việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất không
đảm bảo 62,5
4 Trình độ năng lực của cán bộ, công chức còn hạn chế 25 5 Xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chƣa sát thực tế 32 6 Tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không cao 36 7 Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của nhân dân 37,5
8 Cơ cấu sử dụng các loại đất chƣa hợp lý 45,8
9 Sự phân cấp trong quá trình lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng
đất còn bất cập 33,3
(Nguồn: Điều tra khảo sát năm 2018)
Cuộc điều tra tập trung làm rõ 9 nguyên nhân có ảnh hƣởng chƣa tốt đến việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai (xem Bảng 5), kết quả điều tra cho thấy: nguyên nhân “Kinh phí cho việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất không đảm bảo” đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn nhất (62,5%), tiếp theo là do nguyên nhân “Công tác thẩm định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phức tạp” (50%), tiếp theo là
nguyên nhân “Cơ cấu sử dụng các loại đất chƣa hợp lý” (45,8%), “Chƣa có văn bản hƣớng dẫn chi tiết” (37,5%) và “Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của nhân dân” (37,5%).
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, kết quả điều tra cho thấy dƣ luận còn cho rằng do nguyên nhân khác nhƣ:
- Giá đền bù vẫn chƣa thể bắt kịp theo giá thị trƣờng;
- Quỹ đất công cho khu đô thị còn thiếu.Việc quy hoạch sử dụng đất không theo kịp tốc độ đô thị hoá;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa theo kịp phát triển của nền kinh tế, chƣa dự đoán đƣợc khả năng phát triển kinh tế - xã hội để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp;
- Quy hoạch chƣa đặt trong tổng thể, chƣa phân định rõ quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng;
- Chƣa có chính sách mạnh mẽ để kêu gọi vốn để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đôi khi vẫn chƣa gắn liền với phát triển bền vững, bảo vệ môi trƣờng;
- Việc quản lý quỹ đất, sử dụng đất đúng mục đích chƣa chặt chẽ. - Việc quy hoạch sử dụng đất còn nặng về khai thác quỹ đất.
Bên cạnh đó, do Luật Đất đai và các văn bản hƣớng dẫn thi hành liên tục đƣợc sửa đổi, bổ sung tạo ra sự thiếu ổn định và tâm lý chƣa thật tin tƣởng vào văn bản pháp lý trong cán bộ và nhân dân. Các văn bản pháp luật khác liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chƣa đồng bộ. Việc này cũng đã ảnh hƣởng đến công tác lập và thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong thời gian qua.
* Về xử lý tình trạng kiếu kiện, khiếu nại, phản ánh liên quan đến quy hoạch sử dụng đất:
Theo khảo sát, tất cả các cán bộ phỏng vấn đều có quan điểm cho rằng tại địa phƣơng vẫn còn nhiều tình trạng khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến quy hoạch sử
dụng đất. Trong đó, có 58,3% cán bộ cho rằng mức độ khiếu kiện, khiếu nại là thƣờng xuyên, 41,7% cán bộ cho rằng họ chỉ thỉnh thoảng phải giải quyết những vấn đề nhƣ vậy.
Hình 3.4: Tần suất giải quyết khiếu kiện, khiếu nại về quy hoạch sử dụng đất
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng khiếu kiện, khiếu nại về quy hoạch sử dụng đất là do một số dự án quy hoạch sử dụng đất chậm triển khai gây tâm lý bất an cho ngƣời dân, không biết dự án có triển khai hay không, không biết có đƣợc tái định cƣ hay không. Ngoài ra, do mức giá bồi thƣờng của dự án đối với ngƣời dân là chƣa hợp lý nên ngƣời dân không đồng tình.
Nhìn chung, qua quá trình điều tra khảo sát các nhóm đổi tƣợng, chúng ta có thể thấy công tác quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoài Đức đã có những bƣớc cải thiện, phát triển. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhƣ còn tƣơng đối chậm trong việc triển khai quy hoạch sử dụng đất, nhiều nơi còn chƣa có quy hoạch chi tiết, một số địa phƣơng còn tình trạng quy hoạch treo. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà việc tham khảo ý kiến ngƣời dân về phƣơng án quy hoạch còn chƣa đạt hiệu quả cao, dẫn tới việc chất lƣợng và tính khả thi của một số dự án quy hoạch chƣa đƣợc tốt. Vì vậy, trong quá trình lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, chính quyền địa phƣơng nên quan tâm hơn nữa về vấn đề này.
0 10 20 30 40 50 60 Thƣờng xuyên Ít thƣờng xuyên 58.3% 41.7% %