2.2.1.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thực hiện Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 01/4/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai công tác lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 của UBND thành phố Hà Nội và các huyện, huyện, thành phố trực thuộc. UBND huyện ban hành kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 29/4/2010 về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Hoài Đức đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015).
Do thành phố thực hiện lập và phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu của thành phố, cho nên đến ngày 30/12/2013 UBND thành phố Hà Nội mới ban hành Quyết định số 7967/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Hoài Đức. UBND huyện tổ chức công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và quản lý sau quy hoạch, lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 theo quy định.
2.2.1.2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Trong những năm qua UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo đối với lĩnh vực tài nguyên và Môi trƣờng nhƣ: Kế hoạch của UBND huyện về xử lý vi phạm đất đai, thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất, Ban chỉ đạo, tổ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng kế hoạch môi trƣờng. Kế hoạch của UBND huyện về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, các văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thống kê quỹ đất công ích, đất lúa theo Nghị định 42/NĐ-CP của Chính phủ, thống kê, kiểm kê đất đai, giá đất và các văn bản khác theo chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Tài nguyên & Môi trƣờng và Huyện uỷ.
2.2.1.3. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa giới hành chính
Thực hiện theo chỉ thị của Chính phủ về việc lập hồ sơ địa giới hành chính các xã, thị trấn; UBND huyện Hoài Đức đã chỉ đạo các địa phƣơng phối hợp với các cơ quan chuyên môn để xác định và cắm mốc địa giới hành chính đến từng xã theo đúng quy định của pháp luật. Hồ sơ địa giới hành chính đƣợc lƣu hành ở các cấp. Đến nay, tất cả các xã và thị trấn của huyện đều đã có bản đồ địa giới hành chính.
2.2.1.4. Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra, xây dựng giá đất
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đƣợc triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng đƣợc mục tiêu của ngành. Hoàn thành việc đo đạc bản đồ địa chính theo hệ thống tọa độ Quốc gia thống nhất trên toàn huyện: Đối với đất khu dân cƣ thị trấn đo đạc bản đồ tỷ lệ 1/500, khu dân cƣ nông thôn đo đạc bản đồ 1/1.000. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ tin học vào nhiều lĩnh vực nhƣ công tác cập nhật bản đồ, bàn giao mốc giới, xây dựng hồ sơ địa chính và trích lục bản đồ còn nhiều hạn chế cần đƣợc khắc phục [11].
2.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Năm 2015, UBND huyện đã ban hành 12 quyết định giao đất cho nhân dân làm nhà ở thông qua quá trình đấu giá đất. UBND huyện cũng chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Trung tâm phát triển quỹ đất chi nhánh huyện Hoài Đức và UBND các xã nơi có đất tổ chức bàn giao mặt bằng cho các hộ trúng đấu giá quyền sử dụng đất. Đồng thời, huyện cũng thẩm định các dự án thuê đất theo thẩm quyền của huyện để sản xuất kinh doanh [11].
2.2.1.6.Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Trong thời gian qua, chính quyền địa phƣơng đã có các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ đối với những hộ gia đình bị mất đất khi nhà nƣớc thu hồi đất. Bên cạnh đó, cũng có chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với ngƣời trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị mất đất và không có việc làm.
2.2.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
Việc đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính của huyện trong thời gian qua đạt đƣợc kết quả khá tốt. Huyện đang trong giai đoạn chuyển đổi từ hồ sơ địa chính dạng giấy sang hồ sơ địa chính dạng số để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đất đai. Tỷ lệ các thửa đất đủ điều kiện đƣợc cấp Giấy chứng nhận cao, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời sử dụng đất cũng nhƣ công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Đến nay, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn huyện đã cấp đƣợc 70.541 giấy chứng nhận [11].
2.2.1.8. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hàng năm và định kỳ 5 năm theo quy định của Luật Đất đai. Kết quả tổng kiểm kê đất đai 2015 của huyện đạt kết quả cao đã tạo đƣợc tiền đề cơ sở khoa học cho việc xây dựng chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên việc theo dõi tình hình biến động các loại đất tại huyện còn nhiều hạn chế do nguồn tài liệu bản đồ có nhiều biến động, mới chủ yếu chỉnh lý biến động về số liệu; chỉnh lý biến động trên bản đồ chƣa đƣợc thực hiện kịp thời [11].
2.2.1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Trong thời gian qua, UBND huyện Hoài Đức đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trƣờng tiến hành xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn huyện để thuận tiện cho việc quản lý đến từng thửa đất. Tuy nhiên, đến nay hệ thống thông tin đất đai của huyện vẫn chƣa đƣợc hoàn chỉnh do nhiều hạn chế về công nghệ và trình độ chuyên môn của các cán bộ chuyên ngành.
2.2.1.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Công tác quản lý tài chính về đất đai đƣợc triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Các nguồn chi, thu từ đất đai đƣợc công khai, minh bạch và đƣợc sử dụng đúng mục đích.
2.2.1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai luôn đƣợc quan tâm, thực hiện nghiêm túc nên đã hạn chế đƣợc những tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất. Vì vậy công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai tại huyện trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng của địa phƣơng.
2.2.1.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
về đất đai đƣợc thực hiện thƣờng xuyên theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật, thể hiện những tiến bộ về cải cách hành chính trong khiếu nại, tố cáo. Với biến động sử dụng đất nhƣ hiện nay, tình trạng tranh chấp đất đai thƣờng xuyên xảy ra, các đơn thƣ khiếu nại về đất đai ngày càng nhiều nhƣng đƣợc UBND huyện chỉ đạo giải quyết tƣơng đối tốt. Nhìn chung công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai của huyện trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự.