Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thực hiện và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện các phương án quy hoạch sử dụng đất huyện hoài đức, thành phố hà nội​ (Trang 33 - 36)

Năm 2017 dân số huyện Hoài Đức khoảng 228 nghìn ngƣời, mật độ dân số khoảng 23,3 ngƣời/ha, cao hơn so với mật độ dân số của Hà Nội (19,7 ngƣời/ha) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 9,3 ngƣời/ha) và cả nƣớc (2,59 ngƣời/ha) [10].

Trong giai đoạn 2008-2017 dân số huyện Hoài Đức tăng bình quân khoảng 1,58%/năm, dân số đô thị của huyện đạt mức tăng khá cao 5,26%/năm. hiện nay cơ cấu dân số chủ yếu vẫn là dân số nông thôn (chiếm 93% tổng dân số) [10].

Hoài Đức có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ. Do vậy, cùng với xu thế đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại thì số lƣợng các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại dịch vụ sẽ tăng nhanh chóng đồng thời sẽ xuất hiện nhu cầu về số lao động đã qua đào tạo, có trình độ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, lực lƣợng lao động của huyện không ngừng tăng lên. Cơ cấu lao động tƣơng ứng với 3 khu vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 45,78% - 25,95% - 21,07%, với số lƣợng lao động nông nghiệp lớn nhƣ vậy, vấn đề cần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động của huyện Hoài Đức khi huyện tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để tiến hành các khu đô thị theo quy hoạch là một trong những khó khăn, vƣớng mắc của chính quyền địa phƣơng [10].

2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2012 - 2017 tăng trƣởng giá trị sản xuất tại huyện đạt khá, 12,75%/năm. So với tiềm năng của huyện thì kết quả này còn rất khiêm tốn. Xét theo từng năm, tăng trƣởng giá trị sản xuất của huyện không đều, cụ thể là trong khi các năm 2012, 2015 có tốc độ tăng trƣởng khá cao, đạt 18 - 19%/năm thì tốc độ tăng trƣởng của 2 năm 2009, 2010 chỉ đạt trên 11%, năm 2017 tốc độ tăng trƣởng chỉ đạt khoảng 12,5%. Bên cạnh đó, bình quân thu nhập đầu ngƣời chỉ đạt 36 triệu/năm, thấp hơn so với các huyện khác trong tỉnh, cho thấy quy mô nền kinh tế của huyện vẫn còn nhỏ bé [10].

kinh tế của huyện chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng khá mạnh; tỷ trọng ngành thƣơng mại, dịch vụ giảm nhẹ, trong khi tỷ trọng của ngành nông, thuỷ sản giảm mạnh. Cụ thể, năm 2011 giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 48,79% trong cơ cấu giá trị sản xuất, đến năm 2017, tỷ trọng các ngành này đã tăng lên trên 60%, tức tăng gần 12% trong 5 năm. Đây là mức tăng mang tính đột biến của cơ cấu tại, khẳng định thế mạnh hiện tại của một huyện mà sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là thế mạnh [10].

Tổng giá trị sản xuất hàng năm đạt 12.723 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2018 đạt 19.131 tỷ đồng, tăng 10,65% so với năm 2017. Trong đó, tỷ trọng thƣơng mại dịch vụ chiếm 51,51%, công nghiệp xây dựng chiếm 42,69%, nông nghiệp 5,8%. Thu ngân sách đạt 2.215.880 triệu đồng, đạt 142,7% dự toán thành phố giao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,92%.

2.1.2.3. Giáo dục và đào tạo

Tính đến năm học 2016 - 2017 tại huyện Hoài Đức có 74 trƣờng, trong đó có 24 trƣờng mầm non, 24 trƣờng tiểu học, 22 trƣờng trung học cơ sở, 04 trƣờng trung học phổ thông và 01 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên [10]. Công tác xã hội hoá giáo dục đƣợc hoạt động khá thƣờng xuyên và phát huy hiệu quả. Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của giáo dục - đào tạo đƣợc nâng cao, thu hút nhiều nguồn lực khác nhau về đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất.

2.1.2.4. Y tế

Mạng lƣới cơ sở y tế huyện Hoài Đức tƣơng đối phát triển, cụ thể có: 01 bệnh viện huyện, 01 trung tâm y tế dự phòng; 20 trạm y tế các xã, thị trấn trong huyện; 200 cơ sở y, dƣợc tƣ nhân, y học dân tộc. Riêng lực lƣợng y tế cơ sở (y tế xã), tính đến hết năm 2009 có 18/20 xã thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đến cuối năm 2010, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế [10].

2.1.2.5. Văn hóa, thông tin, thể thao

Hiện nay tại huyện có 54 làng cổ truyền thống với 191 di tích lịch sử văn hoá có giá trị. Ngoài các di tích lịch sử và văn hóa vật thể, tại huyện Hoài Đức còn

những văn hoá phi vật thể nhƣ các lễ hội, các làng nghề có giá trị văn hoá lớn, góp phần bảo tồn và duy trì các giá trị văn hoá truyền thống của huyện. Về phong trào thể dục, thể thao, toàn huyện có 19/20 xã thị trấn có sân thể thao và 115 câu lạc bộ thể dục thể thao đang hoạt động, góp phần sôi động vào phong trào thể dục thể thao tại huyện.

2.1.2.6 Giao thông

Hoài Đức có đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, tỉnh lộ 422 chạy qua, Đƣờng Đê Tả Đáy đƣợc bê tông hoá với 2 làn đƣờng riêng biệt, mỗi làn rộng 4m, nhiều đƣờng đô thị trong toàn thể hệ thống đô thị. Hiện nay, huyện Hoài Đức đang đƣợc triển khai xây dựng các tuyến đƣờng vành đai nhƣ vành đai 3.5, vành đai 4, dự án nâng cấp mở rộng mặt đê tả đáy lên thành đƣờng giao thông cấp IV rộng 9m. Các dự án đƣờng sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây - An Khánh), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh - Dƣơng Xá).

- Quốc lộ, Tỉnh lộ: Quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long, Đƣờng 422 (79), Đƣờng 422B (Vân Canh - Sơn Đồng), Đƣờng 423 (72), Đƣờng 70, Đƣờng đê tả Đáy

- Đƣờng liên huyện: Sơn Đồng - Song Phƣơng, Lại Yên - An Khánh, Lại Yên - Vân Canh Lại Yên - Tiền Yên, Song Phƣơng - Vân Côn, Sơn Đồng - Đắc Sở - Tiền Yên, Dƣơng Liễu - Đức Thƣợng, Dƣơng Liễu - Minh Khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thực hiện và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện các phương án quy hoạch sử dụng đất huyện hoài đức, thành phố hà nội​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)