Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM​ (Trang 26 - 28)

VIII: Cấu trúc của luận văn

1.1.1 Nghiên cứu trong nước

Mặc dù đã được Bộ tài chính ban hành các chuẩn mực, thông tư hướng dẫn như: Chuẩn mực kiểm toán 400, Chuẩn mực kiểm toán 315 kèm theo thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012…Nhưng trên thực tế vai trò của KSNB trong các đơn vị ở Việt Nam, đặc biệt là trong khu vực hành chính công vẫn còn khá mờ nhạt. Theo tìm hiểu của tác giả cũng đã có một số công trình nghiên cứu về KSNB trong đơn vị hành chính công được đề cập dưới đây:

Nguyễn Thị Hoàng Anh (2014), "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng GTVT Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)", luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Luận văn đã vận dụng lý thuyết về kiểm soát nội bộ, theo hướng dẫn của INTOSAI 2004 để tìm hiểu, đánh giá những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Cao đẳng GTVT Tp.HCM từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường. Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chung của toàn trường chứ không đi sâu vào nghiên cứu và đưa ra giải pháp hoàn thiện chung. Phương pháp nghiên cứu của tác giả là phương pháp định tính, sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát thực trạng việc thực hiện kiểm soát nội bộ tại trường; sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ; trao đổi với lãnh đạo các phòng ban và Ban giám hiệu để

Nguyễn Thị Thu Hậu (2014), "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Bạc Liêu", luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ ở đơn vị công, đã cập nhật INTOSAI 2013, đưa ra được bài học kinh nghiệm từ các sự kiện có liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ trong nước ở đơn vị công; tác giả sử dụng phương pháp khảo sát, quan sát kết hợp phỏng vấn để đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Bạc Liêu với những mặt chưa làm được, tìm ra nguyên nhân tồn tại; từ đó đưa ra được giải pháp đề nghị giải quyết, xây dựng biểu mẫu, tiêu chí cụ thể để ứng dụng ngay cho nhà trường.

Phạm Thị Hoàng (2013), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Tp.HCM”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Luận văn đã khái quát được lý luận kiểm soát nội bộ theo INTOSAI. Tác giả nghiên cứu dựa trên phương pháp định tính, thông qua khảo sát, thống kê dữ liệu thực tế tại trường kết hợp lý thuyết đã đưa ra được những nhận xét, đánh giá, giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường. Các giải pháp được xây dựng một cách chi tiết, rõ ràng. Bên cạnh đó, luận văn đã thiết lập lại các quy trình kiểm soát còn nhiều thiếu sót, đồng thời thiết lập các quy trình kiểm soát mới phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà trường.

Tác giả Bùi Thành Huyền (2012), luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Quận 10 TPHCM”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng được mô hình về hệ thống KSNB tại kho bạc, đánh giá và đưa ra những mặt hạn chế trong KSNB tại Kho bạc quận 10 TP.Hồ Chí Minh.

Trong nghiên cứu này tác giả đã khảo sát tình hình KSNB tại các trường Cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn TP HCM. Tuy nhiên hạn chế là tác giả không định lượng được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến HT KSNB tại các trường Cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn TP HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)