VIII: Cấu trúc của luận văn
4.3.1.2 Đánh giá rủi ro
Từ khảo sát tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM về thực trạng đánh giá rủi ro, với thang đo Likert 5 mức độ, yếu tố RR được đo lường qua 5 biến quan sát RR1, RR2, RR3, RR4, RR5. Bằng phần mềm SPSS 20.0 phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s alpha, tác giả được kết quả như sau:
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) lần 1 là 0. 627 < 0.7 và có 1 biến quan sát là RR1 có tương quan biến tổng = 0.141 < 0.3. (Nguồn: Theo kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ở phụ lục 2, bảng 10). Như vậy thang đo Đánh giá rủi ro không đáp ứng độ tin cậy.
Trong lần phân tích thứ 2, tác giả loại biến RR1, kiểm tra lại độ tin cậy của thang đo, kết quả Cronbch’s Alpha bằng 0.695 < 0.7. và có 1 biến quan sát là RR2 có tương quan biến tổng = 0.285 < 0.3. (Nguồn: Theo kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ở phụ lục 2, bảng 11) Loại tiếp biến RR2, kiểm tra lại độ tin cậy của thang đo, kết quả lần phân tích này có Cronbch’s Alpha =0.738 > 0.7 và 3 biến quan sát RR3, RR4, RR5 đều có tương quan biến tổng > 0.3, Như vậy thang đo Đánh giá rủi ro đáp ứng độ tin cậy.
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của yếu tố đánh giá rủi ro
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.738 3
Item-Total Statistics
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến – tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
RR3 6.75 1.073 .505 .720
RR4 6.72 1.008 .584 .627
RR5 6.75 1.006 .601 .607
Kiểm tra thống kê mô tả tác giả thấy chỉ số mean của biến quan sát RR5: “Nhà trường có các biện pháp nhằm giảm thiểu tác hại của rủi ro” có giá trị thấp nhất 3.36, điều này chứng tỏ nhà trường chưa xây dựng được biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác hại của rủi ro có thể xảy ra đối với sinh viên, nhân viên trong trường