Dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM​ (Trang 46)

VIII: Cấu trúc của luận văn

3.3.1 Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu mà nhà nghiên cứu thu thập trực tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.

Nguồn dữ liệu sơ cấp :

Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Nó còn được gọi là các dữ liệu gốc, chưa được xử lý. Vì vậy, các dữ liệu sơ cấp giúp nhà nghiên cứu đi sâu vào đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu động cơ của đối tượng nghiên cứu, phát hiện ra các quan hệ trong đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp nên độ chính xác khá cao, đảm bảo tính cập nhật, đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thường phức tạp, mất thời gian và tốn kém chi phí . Dữ liệu sơ cấp có thể thu thập từ việc quan sát, ghi chép

hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng điều tra, cũng có thể sử dụng các phương pháp thử nghiệm để thu thập dữ liệu sơ cấp [3].

Nguồn tài liệu sơ cấp của luận văn được thu thập thông qua kết quả điều tra về hệ thống KSNB tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian tiến hành điều tra từ ngày 02/3/2016 cho đến ngày 10/04/2016. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 160 phiếu. Các thông tin sơ cấp này rất quan trọng sẽ trở thành dữ liệu chính cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Chính vì tính quan trọng cũng như sự yêu cầu chính xác của thông tin nên trong quá trình thu thập dữ liệu tác giả nghiên cứu đã giải thích rất chi tiết, cặn kẽ cho đối tượng khảo sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của từng yếu tố. Sau khi phỏng vấn xong, tác giả nghiên cứu rà soát tất cả các câu hỏi nếu phát hiện có câu hỏi nào chưa được trả lời thì sẽ đề nghị phỏng vấn lại nội dung câu hỏi đó nhằm hoàn chỉnh phiếu khảo sát

Theo Hair & cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100. Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức: n > = 8p + 50 Trong đó: n: cỡ mẫu, p: số biến độc lập của mô hình

Theo Green (1991) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng công thức trên tương đối phù hợp nếu p < 7. Trong trường hợp p > 7, công thức trên trở nên hơi quá khắt khe vì nó đòi hỏi kích thước mẫu lớn hơn mức cần thiết. Như vậy với 5 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, công thức trên là phù hợp với đề tài. Trên cơ sở này, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 160, trong đó số đáp viên trả lời sai sót là 10, số mẫu cuối cùng là 150 (150 > 8p+50). Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát, thông qua hình thức phát bảng câu hỏi trực tiếp, qua email, facebook cho Ban giám hiệu, giảng viên và nhân viên tại 12 trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: (1) – Hoàn toàn không đồng ý,

(2) – Ít đồng ý, (3) – không có ý kiến, (4) – Đồng ý,

(5) – Rất đồng ý.

Thang đo Likert dùng khảo sát mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát đối với các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố HCM. Phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để đánh giá thang đo. Phương pháp phân tích mô hình hồi quy bội, thông qua phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu.

Dựa theo kết quả nghiên cứu của tác giả Serkan Narli (2010), khoảng thang đo của thang Likert 5 mức độ trong nghiên cứu này được tính như sau:

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5 = 0.8 (3) Bảng 3.1: Ý nghĩa của từng trị trung bình đối với thang đo khoảng

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1.0 - 1.80 1.81 - 2.60 Rất không đồng ý Không đồng ý 2.61 - 3.40 Không ý kiến/trung bình 3.41 - 4.20 4.21 - 5.00 Đồng ý Rất đồng ý 3.3.2Dữ liệu thứ cấp

- Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, tốn ít thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập.

- Các nguồn dữ liệu thứ cấp: + Dữ liệu thứ cấp bên trong:

Khi tìm kiếm dữ liệu thứ cấp nên bắt đầu từ các nguồn bên trong tổ chức. Hầu hết các tổ chức đều có những nguồn thông tin rất phong phú, vì vậy có những dữ liệu có thể sử dụng ngay lập tức. Chẳng hạn như dữ liệu về quy chế chi tiêu nội

bộ, quy chế KSNB. Có hai thuận lợi chính khi sử dụng dữ liệu thứ cấp bên trong là thu thập được một cách dễ dàng và có thể không tốn kém chi phí

+ Dữ liệu thứ cấp bên ngoài:

Những nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã được xuất bản có được từ các nghiệp đoàn, chính phủ, chính quyền địa phương, các hiệp hội thương mại, các tổ chức chuyên môn, các ấn phẩm thương mại, các tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp… Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu đã tạo nên một nguồn dữ liệu vô cùng phong phú và đa dạng, đó là các dữ liệu thu thập từ Internet. Trong thực tế, có rất nhiều dữ liệu thứ cấp có thể sử dụng được và có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải phân loại nguồn dữ liệu có một phương thức tìm kiếm thích hợp.

Nguồn tài liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ các bài viết, các bài báo tổng hợp về HT KSNB và tình hình xây dựng HT KSNB trong Giáo dục và các trường Đại học, Cao đẳng, các văn bản pháp lý quy định về kế toán, kiểm toán và KSNB. Sau khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu là biện pháp nâng cao hiệu quả xây dựng HT KSNB tại các trường CĐCL trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã xác định rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đề tài tập trung thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp theo 5 yếu tố cơ bản của INTOSAI, trên cơ sở đó nhằm đánh giá thực trạng HT KSNB tại các trường CĐCL trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tìm ra những mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại làm cơ sở để giải quyết ở chương tiếp theo. Để thực hiện được mục tiêu này, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm cả phương pháp định tính và định lượng dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu mà tác giả điều tra được.

3.4Xây dựng thang đo

3.4.1 Xây dựng thang đo biến độc lập

Tác giả sử dụng bảng câu hỏi đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB tại các trường CĐCL trên địa ban TP HCM. Bảng câu hỏi sử dụng thang đo định danh và thang đo Likert năm mức độ: (1) – Rất không đồng ý, (2) – Không đồng ý, (3) – Không

danh được sử dụng để phân chia các lớp đối tượng, các đặc trưng của từng đối tượng như: giới tính, nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc… Thang do Likert dùng khảo sát mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát đối với từng yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB tại các trường CĐCL trên địa ban TP HCM.

Để thu thập những bằng chứng về mức độ đồng ý đối với ảnh hưởng của các yếu tố đến HTKSN tại các trường CĐCL trên địa bàn TPHCM, cũng như tạo cơ sở để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra trên, tác giả đã thu thập thông tin qua bảng câu hỏi khảo sát với các biến quan sát:

Môi trường kiểm soát: được đo lường bởi 5 biến quan sát là MT1, MT2, MT3, MT4, MT5

Bảng 3.2: Thang đo biến môi trường kiểm soát

Biến độc lập biến Mã Biến Quan sát

Môi trường kiểm soát

MT1 BGH đánh giá cao vai trò của kiểm soát nội bộ

MT2 Lãnh đạo trường thường xuyên tiếp xúc trao đổi với cán bộ giảng viên

MT3 Quyền hạn và trách nhiệm được nhà trường phân chia rõ ràng cho từng bộ phận bằng văn bản.

MT4 Cán bộ NV, giảng viên luôn có cơ hội để phát triển MT5 Cán bộ NV, giảng viên được phân công công việc đúng

chuyên môn.

Đánh giá rủi ro: được đo lường bởi 5 biến quan sát là RR1, RR2, RR3, RR4,

RR5

Bảng 3.3: Thang đo biến đánh giá rủi ro

Biến độc lập biến Mã Biến Quan sát

Đánh giá rủi ro

RR1 Nhà trường có bộ phận dự báo rủi ro riêng biệt

RR2 Nhà trường thường xuyên nhận dạng và phân tích rủi ro trong hoạt động

RR3 Các phòng, Khoa, Tổ thường xuyên có tư vấn rủi ro cho BGH RR4 Nhà trường có truyền đạt rủi ro đến CBVC NLĐ

RR5 Nhà trường có các biện pháp nhằm giảm thiểu tác hại của rủi ro

Hoạt động kiểm soát: được đo lường bởi 4 biến quan sát là HD1, HD2, HD3,

HD4

Bảng 3.4: Thang đo biến hoạt động kiểm soát

Biến độc lập biến Mã Biến Quan sát

Hoạt động kiểm soát

HD1 Nhà trường thiết lập các thủ tục cần thiết để kiểm soát mỗi hoạt động.

HD2 Phòng kế toán xử lý và ghi chép các nghiệp vụ theo quy trình

HD3 Nhà trường thường xuyên đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát

HD4

Nhà trường phân chia trách nhiệm rõ ràng cho từng nhân viên trong các việc: xét duyệt, thực hiện, ghi chép và bảo vệ tài sản.

Thông tin truyền thông: được đo lường bởi 4 biến quan sát là TT1, TT2, TT3,

TT4

Bảng 3.5: Thang đo biến Thông tin truyền thông

Biến độc lập Mã

biến Biến Quan sát

Thông tin truyền thông

TT1 Nhà trường có thiết lập kênh truyền thông để trao đổi với bên ngoài

TT2 Nhà trường có thường xuyên tiếp nhận thông tin từ người học, nhân viên, giảng viên

TT3

Người học, nhân viên, giảng viên được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để thực hiện nhiệm vụ của mình

TT4 Các thông tin về kết quả hoạt động được báo cáo kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý

Giám sát: được đo lường bởi 6 biến quan sát là GS1, GS2, GS3, GS4, GS5, GS6

Bảng 3.6: Thang đo biến Giám sát

Biến độc lập Mã biến Biến Quan sát

Giám sát

GS1 Nhà trường có bộ phận phụ trách làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của đơn vị

GS2 BGH thường xuyên kiểm tra hoạt động của các Phòng, Khoa, Tổ

GS3 Trưởng các phòng, Khoa, Tổ có thường xuyên kiểm tra hoạt động của nhân viên

Biến độc lập Mã biến Biến Quan sát

Giám sát

GS4

CBVC và NLĐ có sự kiểm tra và giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ

GS5

Nhà trường có thường xuyên theo dõi hoạt động của các đơn vị liên kết đào tạo

GS6 Kết quả kiểm tra, giám sát được công bố công khai

3.4.2Xây dựng thang đo biến phụ thuộc

Để đo lường Kết quả thu thuế GTGT(results VAT), tác giả dùng thang đo tỷ lệ 5 điểm để đo lường mức độ hiệu quả như sau: 1 -rất không đồng ý, 2- không đồng ý, 3- Không có ý kiến, 4- đồng ý, 5- rất đồng ý.

Bảng 3.7: Thang đo biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc Mã biến Biến Quan sát

Hệ thống kiểm soát nội tại các trường Cao Đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

HTKSNB

Giả sử như hệ thống kiểm soát nội tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hoàn hảo đạt điểm 5. Theo anh/chị, hệ thống kiểm soát nội bộ trường mình đang làm việc đạt bao nhiêu điểm. Bảng 3.8:Thống kê dự liệu thu thập

Mô tả Số lượng (bảng) Tỷ lệ (%)

Số bảng câu hỏi phát ra 160 -

Số bảng câu hỏi thu về 160 100

Trong đó

Số bảng câu đáp viên trả lời hợp lệ 150 93.75 Số bảng câu đáp viên trả lời không hợp lệ 10 6.25

Kết luận chương 3

Trong chương 3 này tác giả đã xây dựng được khung mô hình nghiên cứu với 5 yếu tố tác động đến HT KSNB của các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM dựa trên cơ sở lý thuyết COSO 1992 và INTOSAI 1992 cập nhật năm 2013. Tác giả đã đưa ra được 5 câu hỏi nghiên cứu và phương pháp xử lý 5 câu hỏi đó. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu, cách thức thiết kế câu hỏi, thang đo và đối tượng được lựa chọn khảo sát. Trong chương 4 tiếp theo, tác giả sẽ mô tả chi tiết về kết quả khảo sát và phân tích kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 4THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN

ĐỊA BÀN TP HCM

4.1 Giới thiệu sơ lược các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM

Hiện nay trên địa bàn TP HCM có 26 trường Cao đẳng, trong đó có 17 trường Cao đẳng thuộc hệ thống trường công lập với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Là đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Các trường CĐCL hoạt động được sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, tuân thủ pháp luật hiện hành, phù hợp với điều lệ trường Cao đẳng, Đại học Việt Nam.

Trong tương lai khi hệ thống giáo dục đào tạo phát triển đúng quy luật, cạnh tranh bình đẳng, các trường CĐCL sẽ phải cạnh tranh với các trường CĐNCL đang ngày một phát triển mạnh.

Bảng 4.1 Danh sách 17 trường công lập trên địa bàn TP HCM [14].

STT Tên trường

1 Trường CĐ bán công nghệ và quản trị doanh nghiệp 2 Trường CĐ công nghệ thủ đức

3 Trường CĐ công nghệ công thương TP HCM

4 Trường CĐ điện lực TP HCM

5 Trường CĐ GTVT 3

6 Trường CĐ GTVT TP HCM

7 Trường CĐ kinh tế đối ngoại

8 Trường CĐ kinh tế kỹ thuật TP HCM

9 Trường CĐ kinh tế TP HCM

10 Trường CĐ kinh tế - kỹ thuật Vinatex TP HCM 11 Trường CĐ kỹ thuật cao thắng

STT Tên trường

16 Trường CĐ văn hóa nghệ thuật TP HCM 17 Trường CĐ xây dựng số 2

Mặt khác do tình hình xã hội hiện nay vẫn coi trọng bằng cấp, tâm lý muốn học Đại học, và các trường ĐH cũng nhiều hơn, việc tuyển sinh thoáng dẫn đến tình hình tuyển sinh của các trường CĐ nói chung và trên địa bàn TP HCM nói riêng rất khó khăn, chật vật. Theo đó, một số trường không tuyển đủ chỉ tiêu. Ban lãnh đạo của nhiều trường cho biết chưa giai đoạn nào việc tuyển sinh lại đáng buồn như mấy năm gần đây.

4.1.1 Chức năng, nhiệm vụ

Theo quyết định thành lập của các trường CĐ, các trường CĐCL có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Đào tạo cán bộ có trình độ Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật theo các ngành đào tạo của từng trường, đào tạo liên thông các cấp trình độ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tham gia nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung đào tạo của trường và chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật.

- Liên kết và hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để kết hợp đào tạo với sản xuất, đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn,…

4.1.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các trường CĐCL thường được tổ chức theo mô hình Cao đẳng đa cấp, đa ngành, thực hiện chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ cộng đồng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương.

Hình 4.1 Cơ cấu tổ chức cán bộ

Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận

Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội

- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà trường và tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)