VIII: Cấu trúc của luận văn
1.2 Tổng quan các trường CĐCL trên địa bàn TPHCM
Trường CĐCL là đơn vị đào tạo nhân lực cho xã hội, Các trường CĐCL được sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, tuân thủ pháp luật hiện hành, phù hợp với điều lệ trường Cao đẳng, Đại học Việt Nam.
Hiện nay trên địa bàn TP HCM có 17 trường Cao đẳng thuộc hệ thống trường công lập. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các trường CĐ CL thường có gồm: Ban giám hiệu, Các tổ chức Đảng, Đoàn thể và Công Đoàn, Hội sinh viên, Phòng Đào tạo, Phòng quản lý sinh viên, Phòng Quản Trị Cơ sở vật chất, Phòng kế toán - Tài chính, Phòng Thanh tra, Phòng Tổ chức- Hành Chính, Các Khoa, bộ môn
Mối quan hệ giữa các bộ phận:
- Ban Giám Hiệu: phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ Giáo dục và Đào tạo về mọi mặt hoạt động của Nhà trường. Trực tiếp phụ trách công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị
- Các tổ chức Đảng, Đoàn thể và Công Đoàn, Hội sinh viên: Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện Nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, theo chức năng, nhiệm vụ chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. Các đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên có trách nhiệm thực hiện mục tiêu và nguyên lý giáo dục, phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của trường, của đoàn thể và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Phòng Đào tạo: Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng, quản lí, tổ chức, triển khai thực hiện công tác đào tạo, bao gồm kế hoạch, chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy và chất lượng giảng dạy theo quy chế đào tạo của Bộ và quy định của Trường đã ban hành.
- Phòng quản lý sinh viên: Tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước, quy định của Trường liên quan đến học bổng, học phí, khen thưởng, kỷ luật sinh viên; tư vấn sinh viên (học tập, đời sống, chỗ ở, việc làm...); Chăm sóc sức khỏe; Quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú trong
- Phòng Quản Trị Cơ sở vật chất : Tham mưu cho Ban Giám Hiệu trong công tác quy hoạch, quản lý sử dụng cơ sở vật chất trong Trường; quản lý và giám sát việc sữa chữa thường xuyên các công trình nhà cửa - vật kiến trúc, hệ thống điện - nước - điện thoại; quản lý các nhà học dùng chung, cảnh quan môi trường; theo dõi, quản lý mua sắm, xử lý tài sản, công cụ và vật liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập và NCKH trong trường.
- Phòng Kế Hoạch - Tài chính: Tham mưu cho Hiệu trưởng phương hướng, biện pháp, qui chế quản lý tài chính, thực hiện các quyết định tài chính của Hiệu trưởng và tổ chức thực hiện công tác kế toán sao cho hiệu quả, đúng qui chế. Thực hiện các thủ tục giao dịch tài chính với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài Trường; kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các qui định quản lý tài chính và chế độ tài chính; - Phòng Thanh tra: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện quyền thanh tra nhà nước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi Nhà trường nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Trường. Tổ chức việc tự kiểm tra, thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Trường theo qui định của pháp luật về thanh tra. Bảo đảm cho Nhà trường hoạt động theo pháp luật và thực hiện nguyên tắc pháp chế.
- Phòng Tổ chức- Hành Chính: Giúp các cấp quản lý trong công tác quản lý, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, kiện toàn tổ chức bộ máy; đảm bảo thực hiện đúng và kịp thời các chế độ chính sách đối với cán bộ; thực hiện công tác bảo vệ an toàn cơ quan, an ninh trật tự trong Trường.
- Các Khoa, bộ môn: Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành thuộc khoa đào tạo; Tổ chức thực hiện quy trình đào tạo cao đẳng; Tổng hợp kế hoạch của các bộ môn thuộc khoa, phối hợp với phòng TC-HC lập kế hoạch xin tuyển dụng, bổ sung, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy, các công chức khác để báo cáo; Phối hợp và tạo điều kiện để các tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên trong khoa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của các tổ chức đó;