Xác nhận phƣơng thức thanh toán:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển bằng container tại công ty tnhh một thành viên thanh tân container giai đoạn 2017 2020​ (Trang 36 - 38)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH DỊCH VỤ GIAO NHẬN

1.5 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container

1.5.1.2 Xác nhận phƣơng thức thanh toán:

Trong hợp đồng ngoại thƣơng, thƣờng sử dụng các phƣơng thức thanh toán quốc tế nhƣ:

 Thanh toán chuyển tiền (Remittance/TTR): là phƣơng thức thanh toán, theo đó ngƣời nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thông qua một ngân hàng đại lý ở nƣớc ngoài chuyển trả một số tiền nhất định cho ngƣời xuất khẩu.

 Thanh toán nhờ thu (Collection/D.A/D.P): là phƣơng thức thanh toán, theo đó ngƣời xuất khẩu sau khi giao hàng cho ngƣời ngƣời nhập

khẩu thì gửi chứng từ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền hàng từ ngƣời nhập khẩu.

 Thanh toán giao chứng từ trả tiền ngay (C.A.D/Cash Against Document): là phƣơng thức thanh toán, theo đó ngƣời nhập khẩu yêu cầu một ngân hàng mở một tài khoản ký thác để thanh toán tiền hàng cho ngƣời xuất khẩu khi ngƣời này hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và xuất trình đầy đủ những chứng từ đƣợc yêu cầu.

 Thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit/LC): là phƣơng thức thanh toán, theo đó một ngân hàng (ngân hàng mở thƣ tín dụng) theo yêu cầu của ngƣời nhập khẩu (ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng) phát hành một thƣ tín dụng (L/C – letter of credit) cam kết với ngƣời xuất khẩu (ngƣời hƣởng lợi L/C) là sẽ thanh toán tiền hoặc chấp nhận hối phiếu của ngƣời xuất khẩu ký phát khi ngƣời xuất khẩu xuất trình một bộ chứng từ phù hợp với những quy định trong L/C đó.

Thời hạn thanh toán: trong thanh toán quốc tế có các thời hạn thanh toán cơ bản nhƣ sau

 Trả trƣớc (Advance)  Trả ngay (At sight)

 Trả sau/ trả chậm / trả có kỳ hạn(Deferred/usance)  Trả tiền hỗn hợp (Mixed payment)

Trong các phƣơng thức thanh toán nêu trên thì phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ là phƣơng thức thanh toán ít mang lại rủi ro cho ngƣời xuất khẩu nhất. Sau đây phƣơng pháp kiểm tra L/C

Kiểm tra tính chân thực của L/C: Mặc dù ngƣời xuất khẩu có thể nhận đƣợc L/C trực tiếp từ ngân hàng mở L/C, nhƣng ngƣời xuất khẩu nên nhận L/C thông qua ngân hàng thông báo vì ngân hàng thông báo có thể kiểm tra tính chân thực của L/C bằng cách kiểm tra chữ ký của nhà phát hành L/C (nếu L/C mở bằng thƣ) hoặc bằng mã số (nếu L/C mở bằng điện)

Kiểm tra nội dung L/C: Cần kiểm tra kỹ từng nội dung, từng chi tiết của L/C gốc xem có đúng nhƣ hợp đồng đã ký hoặc xem xét những yêu cầu ghi trong L/C có phù hợp với khả năng của mình không, nếu đúng thì thực hiện các bƣớc tiếp theo để

giao hàng, ngƣợc lại thì yêu cầu tu chỉnh L/C cho đến khi phù hợp mới xúc tiến việc giao hàng.

Các nội dung cần kiểm tra:

 Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C  Tên, địa chỉ ngân hàng mở L/C

 Tên, địa chỉ ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận, ngân hàng trả tiền

 Tên, địa chỉ ngân hàng ngƣời thụ hƣởng  Số tiền L/C

 Loại L/C

 Tên và địa chỉ ngƣời thụ hƣởng (Beneficiary)  Ngày mở L/C (Date of issued)

 Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C  Thời hạn giao hàng

 Cách giao hàng  Cách vận tải

 Phần mô tả hàng hóa

 Chứng từ xuất trình và thời hạn, địa điểm xuất trình chứng từ  Các chi tiết khác trong L/C

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển bằng container tại công ty tnhh một thành viên thanh tân container giai đoạn 2017 2020​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)