Nhân tố tác động đến công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của công ty cổ phần pizza ngon​ (Trang 40)

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm khách quan, chủ quan và con người. Các nhân tố có thể từ các chiến lược kinh doanh, triết lý quản lý của các nhà quản lý, do trang thiết bị máy móc, kỹ thuật,…

2.3.3.1 Nhân tố khách quan

Kinh tế

Các nhân tố kinh tế có vai trò hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết định đến các hoạt động của doanh nghiệp. Tùy vào trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định, suy thoái mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực riêng.

Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế bao gồm:

 Tỷ lệ lãi suất: Ảnh hưởng tới mức cầu đối với sản phầm của doanh nghiệp, quyết định mức chi phí về vốn, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và do đó quyết định về mức đầu tư cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ tác động đến nền kinh tế làm tăng thu nhập của tầng lớp dân cư dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu của họ. Mặt khác khả năng tăng sản lượng và mặt hàng của nhiều doanh nghiệp đã làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tạo khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng cầu về đầu tư mở rộng kinh doanh.

Chính trị, xã hội

Nước ta là quốc gia đã được thế giới công nhận là nước có nên kinh tế chính trị ổn định, môi trường sống lành mạnh. Vì thế doanh nghiệp VN sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp làm ăn phát đạt sẽ có nhiêu điều kiện hơn để phát phát triển công tác đào tạo và phát triển.

Các yếu tố văn hóa, xã hội như phong tục tập quán, xu hướng tiêu dùng của con người, lao động, sức khỏe, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu thị trường cũng như môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hóa doanh nghiệp, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, nhan viên tiếp xúc với đối tác kinh doanh cũng như khách hàng… Chính vì vậy trong chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố văn hóa, xã hội.

Kỹ thuật, công nghệ

Công ty luôn áp dụng các công nghệ mới vào trong công việc, giúp nhân viên có thể hoàn thành mục tiêu với hiệu suất tốt nhất. Mặt khác công nghệ, kỹ thuật mới thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh tốc độ, kéo dài chu kì sống của sản phẩm. Việc ứng dụng có chất lượng và hiệu quả công nghệ thông tin hiện đại vào các lĩnh vực kinh doanh sẽ nâng cao nhanh chóng khả năng tiếp cận, thông tin thị trường làm tăng năng suất lao động của đội ngũ quản trị cũng như nhân viên.

Đối thủ cạnh tranh

Trong xu thế hội nhập quốc tế, cuộc cạnh tranh của các công ty ngày càng khốc liệt và khó khăn hơn. Công ty cổ phần Pizza Ngon không những phải cạnh tranh với các công ty trong nước, mà khó khăn hơn là phải cạnh tranh với nhiều công ty nước ngoài có kinh nghiệm hơn trong kinh tế thị trường.

Một trong những lợi thế giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh và đứng vững được đó chính là phát huy nguồn lực con người. Vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược, chính sách đào tạo trước mắt cũng như lâu dài của công ty.

Để có thể cạnh tranh thành công, việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều tất yếu. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đầu tư này, nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân đã chú trọng vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hơn nữa, tích cực đổi mới, cải thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Nước ta dang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, mở cửa hội nhập toàn cầu hóa. Vì thế đầu tư vào con người, đầu tư vào đào tạo là chiến lược đúng đắn để công ty đứng vững trên thị trường của mình.

Tóm lại, môi trường bên ngoài luôn biến đổi, tiềm ẩn nhiều cơ hội và thách thức lớn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thích ứng nhanh với sự thay đổi đó, chiến lược đào tạo và phát triển thật tốt là một yêu cầu cấp thiết ở mỗi doanh nghiệp, cạnh

tranh càng gay gắt thì yếu tố chất lượng nguồn nhân lực càng đòi hỏi cao ở mọi doanh nghiệp lúc đó đào tạo và phát triển càng phải được quan tâm hơn nữa.

2.3.3.2 Nhân tố chủ quan

Công ty luôn có những mục tiêu, chiến lược riêng cho từng giai đoạn phát triển. những mục tiêu chiến lược này chi phối tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.

Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi cơ cấu tổ chức công nghệ…thì người lao động cần phải được đào tạo để có những kiến thức, kỹ năng phù hợp với những thay đổi đó nhằm đáp ứng được sự thay đổi đột ngột của môi trường làm việc.

Chính sách, triết lý quản lý, những tư tưởng, quan điểm của người quản lý cấp cao của tổ chức về cách quản lý con người trong tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Quy mô, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

 Quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì công tác đào tạo của doanh nghiệp càng phức tạp và ngược lại.

 Cơ cấu tổ chức càng đơn giản thì việc ra quyết định càng nhanh chóng, dễ dàng và gọn nhẹ.

 Lực lượng lao động hiện tại của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc lựa chọn quy mô và hình thức đào tạo.

 Trình độ của người lao động: trình độ người lao động càng cao thì sẽ có những chương trình đào tạo phù hợp

Cơ cấu lao động theo độ tuổi và theo giới tính

 Về độ tuổi lao động: tùy thuộc vào độ tưởi lao động già hay trẻ mà mức độ đào tạo lớn hay ít

 Giới tính cũng ảnh hưởng tới nhu cầu đào tạo: thông thường một doanh nghiệp có tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới thì nhu cầu đào tạo sẽ thấp và ngược lại nếu tỷ lệ nữ giới mà thấp hơn nam giới thì nhu cầu đào tạo sẽ cao hơn.

2.3.3.3 Nhân tố con ngƣời

Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức do đó tất cả các hoạt động trong tổ chức đều chịu sử tác động của nhân tố này. Tuỳ từng hoạt động mà con người ảnh hưởng nhiều hay ít, đối với công tác đào tạo và phát triển thì yếu tố con người ảnh hưởng mạnh mẽ. Chúng ta đều nhận thấy, con người khác với động vật là biết tư duy, do đó con người luôn có các nhu cầu khác nhau mà nhu cầu học tập và phát triển của người lao động ngày càng được chú trọng hơn.

Nhân tố con người tác động đến đào tạo được chia ra làm hai nhân tố tác động đó là con người lao động (lao động trực tiếp) và con người quản lý (cán bộ quản lý). Con người lao động là đối tượng lao động trực tiếp sản xuất tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Những đối tượng này, khi người lao động muốn được nâng cao trình độ thì họ có thể đề xuất với cấp trên xin học tập và nếu họ có nhu cầu muốn học hỏi thì họ sẽ học tập tự giác thì chất lượng sau đào tạo được nâng cao một cách rõ rệt. Bất cứ ai cũng có sở thích, có người sở thích học tập nghiên cứu, làm việc, yêu thích một nghề nào đó. Nếu người lao động yêu thích nghề nghiệp mình đã chọn thì khi họ được đi đào tạo họ sẽ hăng say học, tìm tòi nhiều kiến thức mới nên công tác đào tạo được tiến hành thuận lợi và hiệu quả thu được là cao hơn. Công tác này nhằm giảm bớt các tác nhân chán nản, không muốn học…

Một yếu tố rất quan trọng của nhóm yếu tố con người tác động đến công tác đào tạo đó là trình độ của người lao động. Trình độ của họ ở mức độ nào, trình độ cao hay thấp, ý thức học tập, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của người lao động như thế nào nó quyết định đến các phương pháp đào tạo khác nhau, các chương trình và hình thức đào tạo cho hợp lý với từng đối tượng.

2.3.4 Đánh giá chung về công tác đào tạo của công ty

Trong những năm gần đây công ty liên tục có lợi nhuận cao ở mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh chứng tỏ đội ngũ lãnh đạo đã có đường lối chính sách đào tạo có hiệu quả. Nhờ công tác đào đào được quan tâm mà chất lượng làm việc của cán bộ nhân viên tăng, khả năng và kỹ năng làm việc của họ cũng tăng.

Nhìn chung, từ khi có sự đổi mới trong giáo dục – đào tạo, Công ty có những bước tiến vượt bậc cả về quy mô, số lượng và chất lượng trong đào tạo. Thực hiện tốt chủ trương, định hướng trong công tác đào tạo cán bộ, công nhân sản xuất, quán triệt sâu sắc tư tưởng trong công tác đào tạo phù hợp với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, coi sự nghiệp giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Đối với công tác đào tạo trong doanh nghiệp, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn hàng năm công ty đã cho một số lượng nhân viên, cán bộ đi đào tạo tại các trường đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu là nâng cao kỹ năng làm việc hiệu suất cao hơn.

Chương trình, nội dung đào tạo ngày càng phong phú, đa dạng. Đồng thời công ty cũng tạo ra nhiều mối quan hệ với các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước giữ quan hệ hợp tác dài lâu.

Đối với công tác đào tạo ngoài nước. Công ty đã sử nhiều đoàn cán bộ đi tham quan thực tập nâng cao nghiệp vụ ở các nước: Trung Quốc, Đài Loan, Pháp, Hàn Quốc,... để học hỏi nâng cao trình độ quản lý khoa học kỹ thuật. Đặc biệt các cán bộ được đi ra ngoài toàn là những người có trình độ quản lý và kỹ năng giỏi ở công ty, họ là những người có năng lực để phát triển công ty ra ngoài thị trường quốc tế.

Đa số các cán bộ được phân công theo dõi công tác đào tạo huấn luyện đều phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong công việc, hăng hái, nhiệt tình, tận tuỵ với công tác đào tạo huấn luyện. Công tác đào tạo lao động được tổ chức thống nhất từ trên xuống dưới, đó là điều kiện rất quan trọng để đinh hướng và thống nhất trong công tác đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực.

Về việc sử dụng kinh phí đào tạo, công ty đã sử dụng kinh phí đào tạo hàng năm đúng mục đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả. Đa số các đơn vị thực hiện kế hoạch kinh phí bình quân đạt 95%. Điều này đã làm cho nhân viên của công ty nhận thức rõ hơn vai trò của công tác đào tạo đội ngũ tương lai của công ty từ đó khắc phục những khó khăn tiêu cực và tích cực tổ chức thực hiện công tác đào tạo đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, trong quá trình đào tạo còn gặp phải những hạn chế. Chưa xây dựng được chiến lược đào tạo, phát triển cho toàn công ty. Còn thiếu những quy định bổ sung để điều chỉnh kịp thời những phát sinh trong thực tế. Tình trạng đào tạo chưa thống nhất, chưa đồng bộ trong nội bộ các đơn vị cũng như trong toàn công ty. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến công tác chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty. Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đào tạo chưa định hướng rõ cho các đơn vị nên tập trung vào mục tiêu đào tạo nào cần phải triển khai thực hiện như thế nào đề đạt hiệu quả cao.

Một tồn tại và cũng là khó khăn lớn của công ty đó là chiến lược đào tạo cán bộ quản lý tương lai chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết các đơn vị chỉ tập trung vào công tác huyến luyện có tính cấp thời trước mắt mà chưa tính đến đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai. Công tác đánh giá chất lượng đào tạo còn chưa được cụ thể, chưa có biện pháp rõ ràng gây ra lãng phí trong quá trình.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Qua chương 2, ta tìm hiểu được thông tin khái quát giới thiệu về công ty cổ phần Pizza Ngon, lịch sử hình thành, quá trình phát triển của công ty. Ngoài ra, ta cũng thấy được tình hình kinh doanh đa lĩnh vực của công ty đang phát phiển ngày càng mạnh cũng như quy mô của công ty. Từ đó có thể thấy được để phát triển ngày càng mạnh thì công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực luôn được quan tâm hàng đầu.

Đặc điểm công tác tuyển dụng và đào tạo của công ty cũng khá giống với mọi công ty khác tuy có một chút khác biệt. Thực trạng tuyển dụng và đào tạo của công ty có nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng còn khá nhiều khuyết điểm cần phải quan tâm khắc phục. ta có thể thấy được rõ hơn về thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo của công ty. Các bước để thực thiện quá trình tuyển dụng được tiến hành một cách chặt chẽ và chọn lọc có cơ sở khoa học.

Mặt khác, tuy còn nhiều hạn chế trong việc nắm bắt rõ nhu cầu lao động của công ty nhưng trong thời gian ngắn công ty sẽ có kế hoạch tiếp thu và khắc phục những sai sót. Để hoàn thiện và tăng hiệu quả của công tác, thì công ty sẽ phải tận dụng mọi nguồn lực tạo thành sức mạnh tốt nhất hoàn thành mục tiêu đề ra.

Vì thế để hiểu rõ hơn và định hướng của công ty như thế nào trong thời gian sắp tới thì chương 3 sẽ phân tích về điều đó. Từ đó, có thể rút ra một vài biện pháp nâng cao công tác tuyển dụng, đào tạo và nêu lên một vài kiến nghị với công ty nhằm tối ưu hóa công tác hoàn thiện nguồn nhân lực.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN PIZZA NGON

3.1 Định hƣớng của công ty về tuyển dụng và đào tạo trong thời gian tới 3.1.1 Định hƣớng của công ty về tuyển dụng

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự là một tất yếu khách quan và thường xuyên của doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác này là tiền đề quan trọng để công ty hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đề ra. Nhiệm vụ chính của công ty trong giai đoạn sắp tới là tuyển dụng được những người có trình độ chuyên môn và năng lực xuất sắc để tham gia vào đội ngũ lao động của công ty.

Trong năm nay, để đáp ứng được nhu cầu mở rộng kinh doanh thì nhu cầu về nhân sự cũng được mở rộng. Tổng số lao động dự kiến trong năm 2016 là 392 người tăng 31 người so với năm 2015 (tăng 8,58%). Trong đó có 9 người được tuyển từ nội bộ công ty (chiếm 2,49%) và 22 người được tuyển dụng từ bên ngoài (chiếm 6,09%).

Ngoài ra, công ty sẽ nâng cao chất lượng tuyển dụng bằng cách nâng cao yêu cầu về trình độ người lao động. Công ty sẽ duy trì nguồn lao động ổn định, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn. Công ty sẽ ưu tiên tuyển dụng người có kinh nghiệm để giảm thiểu chi phí đào tạo và thời gian hòa nhập với môi trường làm việc của công ty. Mặt khác công ty sẽ yêu cầu độ tuổi về lao động mới nhằm mục đích trẻ hóa đội ngũ lao động tăng sự sáng tạo, nhiệt tình, năng động.

3.1.2 Định hƣớng của công ty về đào tạo

Công ty luôn đặt ra chiến lược chung là phải hoàn thiện đội ngũ nhân viên về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của công ty cổ phần pizza ngon​ (Trang 40)