Biểu tượng biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện thực và con người trong sáng tác của hữu thỉnh (Trang 95 - 104)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Biểu tượng biển

Biển cũng là một hình ảnh biểu tượng tiêu biểu trong thơ Hữu Thỉnh. Dù là khi còn chiến tranh hay khi hoà bình, biển cũng chiếm một vị trí rất quan trọng. Trong sáng tác của Hữu Thỉnh, sự xuất hiện của biển đảo thường gắn liền với người lính. Ở chương V của trường ca Đường tới thành phố và toàn bộ Trường ca biển biển đảo là hình tượng bao trùm, trong đó biển được nhắc tới 43 lần. Ngoài ra còn nhiều lần nhắc đến “cát”, “sóng”, “gió”, “nước”,… Biển đảo cũng là một bộ phận quan trọng của đất nước. Đất nước chưa thể được độc lập hoàn toàn nếu như vùng biển đảo chưa trọn vẹn thuộc về chúng ta:

Giữ cho được nước mình Từ vồng khoai, ngọn mướp

Cả những gì chưa biết dưới lòng sông của đất Chưa đo xong ngoài biển

Cũng rạch ròi trong vạch vẽ ông cha

(Đường tới thành phố)

Việt Nam là một trong những nước tự hào có bờ biển dài và cả những hòn đảo đã đi vào lịch sử: Hoàng Sa, Trường Sa...Biển đảo với đất liền tuy xa mà gần bởi đó là một phần lãnh thổ của Tổ quốc. Theo quan niệm của nhà thơ, biển đảo là một bộ phận của đất nước và người lính rất tự hào khi được làm chủ vùng biển đảo của Tổ quốc:

Những đảo xa

Những quả trứng dập dờn giữa sóng Những nhớ thương không ở ngoài tầm Đất nước

Mặt khác, biển cũng như một người bạn, trò chuyện với lính đảo xa. Trong cuộc trò chuyện ấy, biển hiện lên như một bậc hiền triết, biết hết mọi điều trên thế gian; có lúc biển lại như một Thổ công chỉ dẫn cho người lính nhiều điều:

Biển nói:

- Kẻ thù nói ngoài khơi có vàng và tìm cách cướp vàng Bạn bè nói ngoài khơi có sóng dữ và chia sóng cùng anh

Hãy gọi ai không biến sóng dữ của kẻ khác thành quà tặng cho mình

(Trường ca biển)

Khi sạch bóng quân thù, cả nước chuyển mình sang một thời kỳ mới, trách nhiệm mới. Cuộc“Đối thoại biển” chính là cuộc đối thoại giữa lịch sử với dân tộc, con người về con đường đi lên của dân tộc trong hiện tại và tương lai. Con người ta không thể sống mãi với kinh nghiệm cũ, với hào quang quá khứ và với một dân tộc cũng vậy:

Người lính nói:

- Bao vốn liếng cả đời góp nhặt

Bước xuống tàu bỗng thành kẻ tay không Biển nói:

- Những chiếc huân chương còn soi sáng trên bờ Sống với nước hãy bắt đầu từ nước

…- Những vết thương của tôi nhiều hơn cả tuổi đời

(Trường ca biển)

Thông qua cuộc đối thoại giữa người lính và biển, tác giả muốn gửi đến một triết lí sâu sắc về cuộc sống: Đất nước muốn phát triển không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm cũ, không chỉ sống mãi với ánh hào quang chiến thắng mà còn phải dựa vào bản thân và thực tiễn cuộc sống mà vươn lên. Hình tượng biển đảo không chỉ là bối cảnh nơi người lính đang sống, chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước mà đó còn là những đòi hỏi của lịch sử dân tộc vẻ vang trước đây với nhiệm vụ của đất nước trong thời đại mới. Bài học lịch sử đúng đắn nhất đã được biển rút ra:

Sống với nước hãy bắt đầu từ nước

Đó là nghi lễ đầu tiên và nghi lễ cuối cùng

Với người lính, biển mãi là đất mẹ bao bọc các anh trong giờ phút khó khăn và cả khi đã hy sinh:

Anh không ngủ người đi câu không ngủ Biển đêm đêm trò chuyện với hai người

(Phan Thiết có anh tôi)

Ở hai tập thơ Thư mùa đông và Thương lượng với thời gian hình tượng biển có sự thay đổi ý nghĩa so với các trường ca trước đó. Biển lúc này gắn với cuộc sống đời thường, với những tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình. Tuy không xuất hiện nhiều như hình tượng con đường nhưng hình tượng biển thể hiện được những vận động, biến đổi trong quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Hình tượng biển với cuộc sống chiến đấu của người lính được coi là sự tiếp mạch một phần cảm hứng ở Trường ca Biển:

Biển luôn ở cạnh mình Bao điều còn cửa khép

(Tiếng gà trên đảo)

Đối với Hữu Thỉnh, biển còn là nơi gắn bó với không gian đời tư. Đứng trước biển, đôi lúc tác giả đã suy tư, trăn trở về lẽ sống tình đời, lấy biển để biểu tượng cho lẽ sống cuộc đời. Việc lấy sự mênh mông của biển cả để làm tiền đề suy tư và khát vọng tình yêu không còn xa lạ trong thơ. Ta đã từng bắt gặp trong thơ Xuân Diệu có biển mang tình yêu mạnh mẽ, mãnh liệt. Xuân Quỳnh mượn sóng, mượn thuyền và biển để nói hộ những khao khát tình yêu vĩnh cửu của lòng mình,…Nhưng đọc thơ Hữu Thỉnh, ta vẫn thấy được nét mới mẻ, bất ngờ. Cũng có khi đứng trước biển mênh mông, nhà thơ nhận ra sự chông chênh, trống vắng của con người và đưa ra cách triết lí về tình yêu của riêng mình:

Biển vẫn cậy mình dài rộng thế Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn. (Thơ viết ở biển)

Cũng có khi biển nhuốm đầy tâm trạng bởi nó chứa biết bao kỷ niệm buồn vui, lưu luyến.“Tạm biệt nhé thôi đành tạm biệt/ Tán bàng ven biển đôi mắt nước

mưa”(Tạm biệt Sầm Sơn). Đặc biệt khi nhớ nhung, biển là không gian giúp con người

Không giữ nổi một mình Nhớ em, chia cho sóng Nhấp phải chút tương tư Thế là chiều biển động. (Tám câu)

Có thể nói, các hình tượng con đường, ngọn lửa và biển là những hình tượng thơ khá nổi bật trong sáng tác của Hữu Thỉnh. Qua những hình tượng này, ta thấy được hiện thực và con người trong thơ Hữu Thỉnh. Đây chính là cách sáng tạo nhà thơ thể hiện triết lí sâu sắc về dân tộc, đất nước, những chiêm nghiệm về cuộc sống của con người, lẽ đời.

KẾT LUẬN

1. Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mặc dù xuất hiện có muộn hơn so với một số tác giả đồng lứa, nhưng Hữu Thỉnh đã có đóng góp rất đáng quý cho thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ ông luôn phản ánh hiện thực cuộc sống và con người Việt Nam. Là một người lính được tôi luyện trong cuộc kháng chiến, Hữu Thỉnh đã góp tiếng nói quan trong trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước. Sau chiến tranh đến nay, thơ Hữu Thỉnh vận động theo chiều hướng đổi mới văn học. Nhà thơ từng bước thay đổi theo hướng tập trung phản ánh hiện thực đời thường đến việc chú ý vào những trải nghiệm của cá nhân trước cuộc đời. Dù viết về chiến tranh hay cuộc sống thời bình, thơ Hữu Thỉnh vẫn là tiếng lòng tha thiết với đời của người nghệ sĩ đầy ý thức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội. Vì vậy, tuy thơ là tiếng nói trữ tình cá nhân nhưng nó lại có sức khái quát sâu rộng, gây nên sự đồng cảm rộng rãi của nhiều thế hệ độc giả.

Nghiên cứu “Hiện thực và con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh”giúp ta có được cái nhìn khái quát về những đặc điểm nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Hữu Thỉnh, đồng thời hình dung được tính độc đáo về cách nhìn hiện thực cuộc sống và con người Việt Nam của nhà thơ. Thông qua những thay đổi vận động của thơ Hữu Thỉnh giữa hai thời kỳ thơ chống Mỹ và thơ sau kháng chiến đến nay, người đọc có thể hình dung những biến chuyển chung trong tư tưởng và nghệ thuật của thơ ca Việt Nam trong những thập niên gần đây.

2. Trong quá trình sáng tác, Hữu Thỉnh luôn dồn hết tâm trí và tài năng cho nghệ thuật để có những tìm tòi, trải nghiệm, đổi mới cho thơ. Với Hữu Thỉnh, tiếp nối mạch truyền thống, phản ánh tinh thần chung của thời đại, là nguồn sống tạo nên bản sắc thơ. Thơ ông luôn tìm thấy cái lớn lao trong cái bình thường nhỏ bé, cái kì diệu trong cái mộc mạc, đơn sơ. Cùng với hành trình sáng tạo của các nhà thơ kháng chiến chống Mỹ, Hữu Thỉnh đã mang đến cho thơ ca một cái nhìn mới mẻ, riêng biệt và khá độc đáo khi viết về cuộc chiến cũng như về con người trong cái nhìn toàn diện và theo nhiều chiều hướng. Nhà thơ từ việc hướng vào hiện thực cuộc kháng chiến để nói về thế hệ mình, nói về cái tôi người chiến sĩ giàu lý tưởng, luôn khát khao được cống hiến, không quản ngại hi sinh bản thân mình vì Tổ quốc. Nhà thơ ngợi ca những vẻ đẹp bình dị dân dã, gắn với cội nguồn về quê hương đất nước, ca ngợi con người Việt Nam trong kháng chiến. Những sáng tác sau chiến tranh và thời kì đổi mới đất

nước lại thích hợp cho việc diễn tả tâm trạng cá nhân nhiều ẩn ức, mang tính triết lý cao, thuyết phục người đọc ở tầm sâu trí tuệ. Thơ Hữu Thỉnh luôn bám sát nguồn mạch cuộc sống, luôn phản ánh hiện thực và con người Việt Nam qua các thời kì khác nhau. Nhà thơ đề cập đến nhiều vấn đề của hiện thực cuộc sống và con người nhưng đều là những đúc rút có ý nghĩa tư tưởng cao, đem đến giá trị nhân văn sâu sắc, khẳng định cái đẹp nằm ngay ở cuộc sống.

3. Để phán ánh hiện thực và con người trong sáng tác của mình, Hữu Thỉnh đã rất thành công trong cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu và hệ thống biểu tượng. Ngôn từ trong thơ Hữu Thỉnh phong phúc, đa dạng vừa mang những nét đời thường, vừa thấm đẫm màu sắc dân tộc lại vừa mang những nét mới mẻ của thơ ca hiện đại. Giọng điệu trong sáng tác của Hữu Thỉnh thì đa thanh mang chiều sâu tư duy triết luận. Viết về đề tài chiến tranh với quan điểm “Nhìn thẳng, nói thật” nên bên cạnh

giọng điệu ngợi ca mang âm hưởng sử thi. Khi viết về thời kì hòa bình lập lại, thơ Hữu Thỉnh thể hiện rõ giọng điệu suy tư, triết lí. Bên cạnh đó thơ ông còn có giọng điệu tâm tình, thiết tha. Biểu tượng trong thơ Hữu Thỉnh là những sự vật bình thường, gần gũi trong thế giới tự nhiên bao quanh con người như: con đường, ngọn lửa, biển,... Sự xuất hiện của những biểu tượng đó đã mang đến cho thơ Hữu Thỉnh một chiều sâu tâm tư, tư tưởng triết lý, cái nhìn sâu sắc về những vấn đề con người và cuộc sống mà nhà thơ thường trăn trở, trải nghiệm. Qua đó người đọc thấy được khả năng liên tưởng, tưởng tượng khá độc đáo của nhà thơ.

Qua việc tìm hiểu về hiện thực và con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh, ta thấy Hữu Thỉnh một gương mặt thơ tiêu biểu, một cá tính thơ độc đáo của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Vị trí ấy là kết quả của một quá trình lắng nghe và “sống đầy” cùng những vang động, biến chuyển của đời sống và không ngừng học hỏi, sáng tạo của tác giả. Ghi lại những tình cảm máu thịt về quê hương, đất nước, về những con người đang sống quanh mình, thơ Hữu Thỉnh đã đến được với trái tim người đọc, thấm sâu vào đời sống xã hội, Với Hữu Thỉnh, làm thơ không chỉ để “ghi lại cuộc đời

mình” mà đó còn là quá trình không ngừng sáng tạo, không ngừng đổi mới vì sự phát

triển của thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc nói chung. Sức bền của thơ ông không chỉ được khẳng định ở việc tạo ra chỗ đứng trong lòng người đọc mà còn thể hiện ở việc Hữu Thỉnh đã tìm cho mình một phong cách thật riêng thâm trầm, sâu lắng, đậm chất dân tộc nhưng cũng rất hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài Anh (1999), “Hữu Thỉnh - nhà thơ và phía khuất lấp cuộc đời”, Tạp chí Văn

hóa - Văn nghệ Công an (4).

2. Vũ Tuấn Anh (1995), Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1945

đến nay, Luận án Phó tiến sĩ KH Ngữ văn, Trung tâm khoa học xã hội và nhân

văn quốc gia, Viện văn học.

3. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Khoa học xã hội. 4. Lại Nguyên Ân (1986), “Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám, một nền

sử thi hiện đại”, Tạp chí Văn học số 5.

5. Lại Nguyên Ân (1998), Văn học và phê binh, Nhà xuất bản TP mới, Hội Văn học. 6. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ Văn học,Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Mai Bá Ân (1997), Hai đặc điểm cơ bản của trường ca Việt Nam hiện đại, Tuyển

tập Trường ca, Nxb Quân đội, Hà Nội.

8. Xuân Diệu (1981), “Những suy nghĩ nhân đọc Đường tới thành phố”, Báo Văn nghệ (19).

9. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.

10. Trần Đăng (2006), “Nghe Hữu Thỉnh thương lượng với thơ”, Báo Bình Định. 11. Hoàng Điệp (2008), “Hữu Thỉnh với thể loại trường ca”, Tạp chí Nghiên cứu Văn

học (3).

12. Hoàng Điệp (2010), “Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (1).

13. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học. 14. Nguyễn Đăng Điệp (2003), “Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ”, Tạp chí

Văn học (9).

15. Hà Minh Đức (1977), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thơ ca, Nxb Văn học. 16. Hà Minh Đức (1984), Thơ ca chống Mỹ cứu nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Minh Hạnh (1985), “Chất dân gian- điểm sáng trong thơ Hữu Thỉnh”, Báo Quân

đội nhân dân.

21. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học - vấn đề và suy

nghĩ, Nhà xuất bản Giáo dục.

22. Trần Mạnh Hảo (1996), “Thư mùa đông của Hữu Thỉnh”, Tạp chí Văn nghệ Quân

đội (4).

23. Mai Hương (2000), “Hữu Thỉnh với trường ca Đường tới thành phố”, Tạp chí Nhà văn - Hội nhà văn số 2.

24. Mai Hương (2000), “Thơ Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh cách mạng”, Tạp chí

Văn học số 06.

25. Mã Giang Lân (1982), “Trường ca, vấn đề thể loại”, Tạp chí Văn học (6). 26. Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục Hà Nội. 27. Mã Giang Lân (2004), Thơ hình thành và tiếp nhận, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

28. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao động, Hà Nội.

29. Nguyễn Ngọc Linh (2011), Tư duy thơ Hữu Thỉnh, Luận văn thạc sĩ ĐHSP

Thái Nguyên.

30. Nguyễn Văn Long (2000), Văn học Việt Nam thời đại mới, Nxb Giáo dục Hà Nội. 31. Nguyễn Văn Long (2000), Văn học Việt Nam thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội 32. Trường Lưu (2001), “Mấy ghi nhận về thơ người lính của Hữu Thỉnh”, Báo Diễn

đàn Văn nghệ, (6)

33. Thiếu Mai (1980), “Hữu Thỉnh trên đường tới thành phố”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (3)

34. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nhà xuất bản Giáo dục.

35. Vũ Nho (2000), “Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình”, Tạp chí Nhà văn- Hội nhà văn (3).

37. Nhiều tác giả (1997), Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, Nxb Khoa học Xã hội. 38. Nhiều tác giả (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

39. Nhiều tác giả (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

40. Lê Lưu Oanh (1999), Thơ trữ tình Việt Nam 1975- 1990. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

41. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu. Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hội

Văn học.

42. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề về thi pháp học hiện đại, BGD-ĐT, Vụ giáo viên, Hà Nội.

43. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nhà xuất bản Giáo dục. 44. Trần Đình Sử (1996), Lý luận phê bình văn học, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện thực và con người trong sáng tác của hữu thỉnh (Trang 95 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)