Biểu tượng con đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện thực và con người trong sáng tác của hữu thỉnh (Trang 90 - 93)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Biểu tượng con đường

Đâylà một trong những biểu tượng phổ biến của thơ ca cách mạng Việt Nam. Con đường là biểu tượng của sự thống nhất không gian và thời gian để con người vươn lên, đến với cách mạng.

Thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh thuộc phạm trù "cái cao cả", muốn trở thành cao cả thì không gian không chỉ cần bao la mà còn phải có phương hướng và con người trong đó phải vận động về một mục đích. Không gian đó chính là con đường mà nhà thơ thường nhắc đến. Con đường được Hữu Thỉnh khắc họa trong thơ là con đường Trường Sơn. Trong chiến tranh chống Mỹ, con đường Trường Sơn luôn gánh chịu những trận bom đạn của kẻ thù. Con đường đó đã đi vào trong thơ ca của nhiều nhà thơ thời kì này. Ở thơ Hữu Thỉnh, nó hiện lên với những khúc khuỷu, ngổn ngang đất cát, bốc mùi cháy khét bởi bom đạn của quân thù: “Anh viết cho em những

ý nghĩ không vần/ đường Trường Sơn khúc khuỷu/ xích xe tăng quay không êm ả chút nào” (Ý nghĩ không vần); “Nhạc làm trong rừng em hát giữa Trường Sơn/…Đường ngổn ngang đường đất còn cháy khét” (Tiếng hát trong rừng).

Đường Trường Sơn cũng như các con đường khác trong chiến tranh được ví như huyết mạch trong cơ thể con người. Để giữ cho con đường huyết mạch được thông suốt, những người lính làm nhiệm vụ bảo vệ đường luôn phải đối mặt với những hiểm nguy khó lường trước:

Để có được con đường

Mở vào lúc chiến trường vơi tiếng súng Anh xa lạ với cầu an, nghe ngóng Đường với anh là cách hiểu kẻ thù

(Đường tới thành phố)

Chỉ cần tiếng bom đạn vừa chấm dứt là người lính lại làm nhiệm vụ. Họ lao ra đường, nơi vừa bị bom đạn cày xới để san bằng mặt đường, kịp cho các chuyến xe lăn bánh. Con đường giúp cho những người lính hiểu hơn về kẻ thù, chúng không từ thủ đoạn nào để thực hiện âm mưu của mình.

Cuộc chiến tranh trở nên rõ nét hơn thông qua sự hiện diện của những con đường mà người lính ra trận. Con đường ấy mang tâm hồn tươi trẻ của người lính, với đầy âm thanh và màu sắc:

Tiếng hát nâng nhẹ bước chân ta Qua mỗi cung đường chân trời lại mới Tim ta đập ở bên kia trái núi

Chân bồn chồn bước lên sườn non

(Giấc ngủ trên đường ra trận)

Ở trường ca Đường tới thành phố còn xuất hiện con đường “30 tháng 4”: “Ngày 30 tháng 4 thành tên gọi con đường” và con đường mang tên Bác - đường Hồ

Chí Minh. Đây là con đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử, là mốc chiến thắng vinh quang của dân tộc. Hình ảnh những con đường trong thơ Hữu Thỉnh biểu tượng cho con đường đấu tranh của dân tộc để đi đến thắng lợi cuối cùng, thống nhất đất nước. Trong bài thơ Ý nghĩ không vần, người lính đã nhắc đền con đường:

“Con đường chỉ một con đường thôi”. Có lẽ người lính muốn khẳng định sự lựa chọn

duy nhất của mình là đi theo con đường cách mạng, con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Trong chương IV của trường ca Đường tới thành phố có đến hai lần lặp lại điệp khúc “Ngữ tư, đường Tự do, rẽ trái”. Con đường “Tự do” là biểu tượng cho đích chiến thắng của cả dân tộc.

Dùng biểu tượng con đường làm phương thức tổ chức, kết cấu là một hiện tượng phổ biến trong các trường ca. Trong trường ca Những người đi tới biển của Thanh Thảo, ta thấy rõ nét “con đường” trưởng thành của một người lính từ hồn nhiên tươi trẻ tới chín chắn từng trải trong chiến tranh. Ở trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm lại là con đường từ nhận mặt kẻ thù tới đối mặt với kẻ

thù. Biểu tượng con đường đã trở thành phương thức tổ chức kết cấu các trường ca chiến trận. Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sự kiện được mô tả trong tác phẩm, là định hướng triển khai ý đồ sáng tác của các nhà thơ. Có thể nói hình tượng con đường đã trở thành một nội dung phản ánh hiện thực. Nó là hình ảnh xuyên suốt các sự kiện được miêu tả trong tác phẩm, là định hướng triển khai ý đồ sáng tạo của tác giả. Trên con đường đó biết bao con người được xuất hiện cùng với bao cảnh ngộ, tâm tư, chịu đựng khổ đau, khát vọng, niềm vui, hạnh phúc. Những con người ấy là người lính thuộc nhiều thế hệ, từ vị chỉ huy cho đến người chiến sĩ, từ người cộng sản nằm vùng đến người mẹ, người chị và nhân dân rộng lớn. Nhà thơ vừa là người tham dự, vừa là người trực tiếp quan sát đã bộc lộ đầy đủ, trọn vẹn tâm tư, cảm xúc, nghĩ suy triết lý của mình về cuộc sống.

Thời kì sau kháng chiến, thơ Hữu Thỉnh cũng xuất hiện hình ảnh con đường. Con đường thời kì này không hàm nghĩa là con đường đấu tranh của dân tộc mà mang nghĩa chỉ đường đời của con người. Con đường lầy lội mà nhân vật trữ tình bước đi dưới mưa không nón trong bài thơ Mưa đá chính là con đường đời đầy gian khổ của mỗi người: “Đường lầy lội tôi bước không tơi nón”. Sau chiến tranh, người lính trở về với cuộc sống đời thường, phải đối mặt với những vấn đề của đời sống hàng ngày đầy bon chen. Vì vậy, những day dứt, trăn trở của người lính sau chiến tranh là vấn đề đạo đức suy thoái, những tính toán trong mối quan hệ giữa con người với con người. Hữu Thỉnh đã dùng con đường gập gềnh, người đi lại đông đúc để

diễn tả nỗi bơ vơ, cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình. Bước vào thành phố, nhân vật “tôi” cảm thấy bất ngờ, hụt hẫng trước sự thờ ơ của những người xung quanh:

Gập gềnh đường tôi đi Không một ai ngó tới Bỗng nhiên họ xúm lại Gặp bùn tôi trượt chân Không phải đỡ tôi lên Họ xem cho đỡ tẻ

(Tôi bước vào thành phố)

Chắc chắn, nhân vật “tôi” cảm thấy đau đớn vô cùng không phải vì cú trượt chân ngã mà vì sự dửng dưng vô cảm của những người xung quanh. Trên đường đời đông đúc thế nhưng nhân vật trữ tình luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Hữu Thỉnh đã thành công khi chọn biểu tượng con đường để thể hiện đường đời của mỗi người.

Quả thực, hành trình cuộc sống và hành trình thơ của Hữu Thỉnh là một cuộc hành trình trên con đường lớn lao vô cùng, con đường tình yêu cuộc sống, nó lớn hơn bản thân nhà thơ rất nhiều lần. Nó là đất nước, là sự tiến triển của tâm hồn dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện thực và con người trong sáng tác của hữu thỉnh (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)