7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Vận dụng linh hoạt ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ dân gian
Trong các sáng tác của Hữu Thỉnh, lớp từ ngữ gần với ngôn ngữ đời sống được nhà thơ sử dụng rất phổ biến. Nó mang đến cho thơ ông một cách diễn đạt gần gũi, thân quen. Đặc biệt, nhà thơ sử dụng những từ ngữ mang tính khẩu ngữ, mang đậm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
Mẹ tôi đã già rồi Đời không ai biết cả Tôi bước vào thành phố Vết sẹo dìu tôi đi
(Tôi bước vào thành phố)
Lớp từ thuần Việt vốn giản dị, mộc mạc nhưng thuyết phục và làm rung động lòng người đọc bởi chính vẻ đẹp thuần khiết, tự nhiên. Hữu Thỉnh đã tiếp nhận ưu điểm lớn này của ngôn ngữ đời sống sử dụng trong nhiều tác phẩm. Mượn cách nói giàu hình ảnh của dân chúng, nhà thơ đã khoác lên những từ ngữ vốn thông dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân một vẻ đẹp riêng vừa tự nhiên, vừa thú vị: “Chớp nhì nhằng lô cốt méo bên sông” (Chuyến đò giáp ranh); “gió như chạy
chân trần trên đất”, “Ông bà đi xa ruộng nương để lại / Làm sẵn ca dao dạy cách ở ăn”
(Sức bền của đất); “Lá thư chữ đứng chữ ngồi”,“Sáng úp mặt ngoài đồng/ Chiều còng
lưng cuốc đất” (Đường tới thanh phố); “Mây đen một mảnh nhỡ nhàng về quê”, “Chiếc nón mê thui thủi giữa đồng”, “Cha nhễ nhại trước cỏ lau cỏ lác” (Trường ca biển),...
Trong thơ Hữu Thỉnh, lớp từ ngữ dân dã trong sinh hoạt đời thường xuất hiện nhiều để bộc lộ một cái nhìn hiện thực đối với cuộc chiến tranh gian khổ và khắc họa hình ảnh người lính trở nên chân thực, giản dị đúng với chân dung nhân vật hơn:
Xạ thủ trung liên
Lưỡng quyền cao đen một nốt ruồi Đang chở che, đang âu yếm mọi người Tiếp thêm củi bằng bàn tay thô nháp Những ngòn bằng như cây bài tam cúc Từng bàng hoàng trên mái tóc người yêu
Ngôn ngữ mộc mạc toát lên từ những đoạn thơ giới thiệu về hình ảnh những người lính làm cho lời kể càng thêm chân thực, giản dị. Có thể khẳng định rằng yếu tố khẩu ngữ, yếu tố văn xuôi, được đưa vào lời kể khiến cho cuộc sống chiến trường với biết bao sự kiện ngổn ngang, bề bộn được hiện lên rõ nét:
Chính mơ ước cho chúng tôi bóng mát Qua bãi bom cây cối cộc cằn
Nhìn ngọn lửa lại nhìn nhau Bỗng lạ
Lòng cứ đầy những Bình Định, Nha Trang...
(Đường tới thành phố)
Để miêu tả cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa biển và người lính trong Trường ca biển, Hữu Thỉnh đã sử dụng thể thơ văn xuôi. Cuộc đối thoại giữa biển với người lính
thực chất là một cuộc độc thoại nội tâm, nhờ những dòng thơ văn xuôi mà tâm tư của người lính hiện lên một cách chân thực và sâu sắc:
Người lính nói: - Tôi phải làm gì. Biển nói:
- Sống với nước hãy bắt đầu từ nước. Đó là nghi lễ đầu tiên và nghi lễ cuối cùng. Người lính nói:
- Mẹ dặn tôi: Ra sông lấy sóng mà yêu Đường xa gặp núi lấy đèo mà tin.
Đối thoại với biển, người lính như đang tự đối thoại với chính bản thân của mình. Trước một môi trường sống xa lạ và hoàn toàn mới mẻ, người lính phải bỏ lại hết kinh nghiệm sống có từ trước để hòa nhập với biển cả. Đứng trước biển, trước những khó khăn, cạm bẫy trước mắt, người lính vẫn không hề lùi bước. Thái độ của họ trước biển đời đầy chông gai là một tinh thần sẵn sàng dấn thân, sẵn sàng cống hiến. Đó chính là tư thế kiêu hãnh của người lính thời bình.
Nhờ có lớp từ sinh hoạt đời thường, bình dị, sinh động, ta thấy được hiện thực cuộc sống được miêu tả như nó vốn có và hình ảnh con người, quê hương trở nên thân quen, gần gũi và đẹp đẽ:
Tôi sinh ra quả trám đã bùi
Rễ si buông cước lá sòi rưng rưng Tôi chưa với tới trái bòng
Kiễng chân chóng mặt cầu vồng lên năm Cầu vồng xanh đỏ tím vàng
Chim cu toan đổi chuỗi cườm trời cho
(Trường ca biển)
Trong thơ Hữu Thỉnh có sự dung nạp số lượng khá lớn ngôn ngữ của đời sống hàng ngày, tiếng nói của người bình dân, cho phép nhà thơ phản ánh sát đúng thần thái của hiện thực và con người được miêu tả. Ta có thể thấy Hữu Thỉnh không hề tô điểm cho lời thơ, để cho bản thân sự vật, sự việc hiện lên với đúng dáng vẻ, đặc điểm của nó. Chẳng hạn, tác giả diễn tả tâm trạng một người lính sau trận chiến với kẻ thù:
Chẳng nhớ anh chồm tới ra sao
Chỉ nhớ cái lặng im khi không còn chúng nó Cái lặng im hoàn toàn
Anh nằm nghe anh thở
(Đường tới thành phố)
Các từ ngữ đời thường đã giúp cho thơ Hữu Thỉnh thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Đối với Hữu Thỉnh, chất thơ không phải ở đâu xa mà nó được chắt lọc từ chính lời ăn tiếng nói hàng ngày. Chính điều này đã tạo nên sự gần gũi, thân thiết, dễ đi vào lòng người.
Cùng với việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, Hữu Thỉnh còn sử dụng ngôn ngữ mang sắc thái dân gian. Khi nghiên cứu về thơ Hữu Thỉnh, Lưu Khánh Thơ khẳng định: “Trong làng thơ, anh nổi tiếng là người mê và thuộc nhiều ca dao tục ngữ...Hữu Thỉnh có thể nói chuyện say sưa suốt ngày về ca dao. Anh phân tích thấu đáo, cặn kẽ, hiểu biết từng cái hay, cái đẹp của những câu ca dao như một người chuyên nghiên cứu văn học dân gian. Vốn kiến thức phong phú này đã làm Hữu Thỉnh thêm giàu có, tạo thuận lợi cho những tìm tòi sáng tạo của thơ anh. Hữu Thỉnh tiếp thu truyền thống dân tộc không những chỉ là ở cách nói, cách ví von, so sánh mà
còn ở cách tư duy, cách liên tưởng độc đáo, ở một âm hưởng xa xôi khó nhận biết”
Để làm nên thành công trong thơ Hữu Thỉnh không thể không kể đến yếu tố ngôn ngữ dân gian. Yếu tố này được nhà thơ vận dụng khá nhuần nhuyễn, sáng tạo và đạt được giá trị nghệ thuật cao. Đọc thơ Hữu Thỉnh, ta thấy được những ngôn từ được chắt lọc từ nên văn học dân như ca dao, dân ca, tục ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân. Chẳng hạn, trong bài thơ Trên một chiếc xe tăng, nhà thơ đã vận dụng nhuần nhuyễn,
biến đổi hợp lí, linh hoạt, ghi lại những gì tinh túy, cái hồn câu tục ngữ dân gian:
Vào lính xe tăng anh trước anh sau Nết ăn ở người thì lạnh nóng Khi đã hát hòa cùng một giọng Một người đau tất cả quên ăn
Cách ứng xử trong dân gian đã được nhà thơ vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh chiến tranh để nói lên tinh thần yêu thương, đoàn kết của những người lính:
Ăn trông nồi, là nhường nhịn anh em, Ngồi trông hướng, là biết thù bóng tối
(Sức bền của đất)
Vốn văn hóa dân gian, những câu ca dao đã ăn sâu, thấm đẫm trong thơ Hữu Thỉnh. Nhà thơ mượn ca dao để nói lên phép đối nhân xử thế, triết lí nhân sinh của con người Việt Nam:
…Ra sông lấy sóng mà yêu Đường xa gặp núi lấy đèo mà tin
(Trường ca biển)
Câu thơ như một lời nhủ thầm mà vô cùng thấm thía, con người phải biết thích nghi với hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh: ra sông phải yêu sóng, đi đường xa gặp núi thì lấy đèo mà tin. Thì ra để đi đến chiến thắng trước hết mỗi người lính phải làm chủ được hoàn cảnh và làm chủ được chính mình. Đây chính là “chìa khóa” giúp người lính tìm được con đường sống, tự do và hạnh phúc.
Không chỉ vậy, giọng điệu thơ Hữu Thỉnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thơ dân gian. Câu thơ của ông còn nguyên âm hưởng lời ru:
À ơi tình cũ nghẹn lời
Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh
Đặc biệt, ở trường ca Sức bền của đất, nhà thơ diễn tả cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc bằng những chất liệu dân dã, gần gũi với người dân nơi xóm mạc. Vốn là một người lính xuất thân từ nông dân, hơn ai hết Hữu Thỉnh cảm nhận rõ cuộc sống của chính mình, của những người thân nơi quê hương. Trước những vấn đề lớn của đất nước, nhà thơ đã lí giải bằng cách nói riêng, giản dị mà sâu lắng:
Chiến dịch mở ra khi thời vụ bắt đầu Mang cái rét riêng hai đi bám giặc Mang chất thép định hình trên bàn cát Qua những cánh đồng đang sủi tăm phù sa Ta chao chân trên những mảng bờ
Lặng lẽ nhận sức bền của đất
(Sức bền của đất)
Dù sử dụng những thi liệu dân gian quen thuộc nhưng Hữu Thỉnh vẫn thể hiện được lối tư duy thơ hiện đại mới mẻ của mình. Hình ảnh “chuyến đò đầy” trong ca
dao: “Mình về anh dặn câu này/ Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua” đã được nhà thơ vận dụng sáng tạo và tài tình để tạo dựng một“chuyến đò” số phận của một người phụ nữ nhan sắc từng đằng đẵng suốt hai mươi năm “chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền”, khắc khoải chờ chồng:
Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy Cứ sợ đắm vì mình còn nhan sắc
(Đường tới thành phố)
Hình ảnh “đò đầy” trong ca dao khi đi vào trong thơ Hữu Thỉnh đã trở thành một biểu tượng đầy ám ảnh về sự mất mát hy sinh thầm lặng mà vô cùng lớn lao của người phụ nữ trong chiến tranh. Đó là sự vận dụng tài hoa, tinh tế văn học dân gian để tạo nên vẻ hấp dẫn, độc đáo trong phong cách thơ Hữu Thỉnh.
Việc tiếp thu chất liệu dân gian đã tạo cho thơ Hữu Thỉnh mang tính truyền thống. Nhà thơ đã làm cho kho tàng văn học dân gian thêm phong phú, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.