Biểu tượng ngọn lửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện thực và con người trong sáng tác của hữu thỉnh (Trang 93 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Biểu tượng ngọn lửa

Ngọn lửa trở thành biểu tượng quen thuộc trong thơ ca. Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, ngọn lửa luôn xuất hiện sóng đôi cùng với bóng tối để biểu hiện cho sự sống, cho khát vọng. Thơ của Thanh Thảo ngọn lửa cũng xuất hiện với tần số khá nhiều, nó vừa là biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của nhân dân đồng thời vừa là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa. Hình ảnh ngọn lửa trong thơ Hữu Thỉnh cũng được nâng lên thành biểu tượng. Nó mang ý nghĩ tượng trưng cho lí tưởng cách mạng, cho niềm tin vào tương lai, lòng yêu nước của nhân dân trong thời kì kháng chiến gian khổ và tình yêu đôi lứa.

Mở đầu trường ca Đường tới thành phố là chương một Ngọn lửa chiến trường đã tạo dựng không gian, thời gian cho nhân vật người lính xuất hiện. Trong 21 trang thơ của chương này có đến 15 câu thơ chứa từ “lửa”,” ngọn lửa” và 24 lần xuất hiện từ, cụm từ liên quan đến lửa “nhóm lên”, “cháy”, “đốm tàn hoa cải”, “bay lên”, “vun cao ấm”, “lại hơ”, “sưởi”, “ném tàn”,… Ngọn lửa có ý nghĩa tượng trưng cho

lí tưởng cách mạng, cho tình yêu Tổ quốc, cho niềm tin bất diệt về tương lai hòa bình, hạnh phúc của dân tộc. Ngọn lửa được diễn tả chính là ngọn lửa của lòng yêu nước của ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù. Không ai biết ngọn lửa được nhóm lên từ khi nào. Chỉ biết khi đất nước có giặc ngoại xâm, ngọn lửa yêu nước đồng loạt được thắp lên trong lòng mỗi con người, ngay từ chính làng quê:

Không biết bằng cách nào lửa đã nhóm lên …Trước mặt là bao nhiêu miền quê

Sau lưng là bao nhiêu miền quê Ngọn lửa ta đốt lên ở giữa

Đây là ngọn lửa trong căn hầm giấu quân giữa rừng Trường Sơn những đêm chuẩn bị chiến dịch mùa xuân 1975. Ngọn lửa có dáng hình cụ thể "đốm tàn hoa cải,

vun cao vách đất bóng người, ném tàn xua muỗi, bập bùng".

Ngọn lửa của tình yêu nước được thắp lên giúp cho những người có cùng một chí hướng, lí tưởng sống tìm đến với nhau để thực hiện mục đích cao cả là giành lấy tự do cho đất nước:

Chúng tôi người chủ những căn hầm Đốt ngọn lửa để tìm vào tri kỷ

Ngọn lửa ấy luôn được thắp sáng, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những người lính đã cảm nhận được hơi ấm của những người đi trước: “Chúng

tôi sưởi bằng ngọn lửa của mình, lại thấy ấm từ các anh đi trước”. Trong cuộc chiến

tranh đầy ác liệt, ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc, người lính vẫn vững vàng chiến đấu bởi trong tâm hồn họ luôn rực sáng ngọn lửa của niềm tin, hi vọng:

Ngọn lửa này Và hi vọng của anh

Của chúng tôi những người mới đến

(Đường tới thành phố)

Ngọn lửa còn liên kết những người lính với quê hương, với người thân. Nó biểu tượng cho tình yêu đôi lứa: “Em nhớ anh hãy nhớ về ngọn lửa/ Lửa đang soi mặt đất mấy tầng đêm”. Tình yêu đôi lứa đã gắn bó với tình yêu đất nước và khát

vọng giải phóng dân tộc. Ngọn lửa của tình yêu chỉ tỏa sáng khi anh và em cùng

chung một hướng và hòa chung với mọi người, chung tay giải phóng quê hương đất nước, và khi đó tình yêu cá nhân đã hòa vào cùng nhịp chung của tình yêu lớn , tình yêu Tổ quốc.

Như vậy, ngọn lửa đã trở thành một biểu tượng đẹp, giàu lí tưởng trong thơ Hữu Thỉnh. Ngọn lửa biểu tượng cho ý chí dân tộc, cho niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, cho tình yêu bất diệt của con người. Nó giúp nhà thơ nói lên lòng yêu nước không chỉ riêng mình mà của cả thế hệ trẻ trong thời kì chống Mỹ cứu nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện thực và con người trong sáng tác của hữu thỉnh (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)