3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
3.3.4. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý địa phương
Qua ý kiến thăm dò 10 nội dung cho thấy: Cấp uỷ, chính quyền các địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tương đối đồng bộ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn; tuy nhiên, việc triển khai thực hiện 03 nội dung: số 7, 9 và 10 còn đạt thấp so với các nội dung khác, cần phải có giải pháp cụ thể. Đó là:
Các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn (đường bê tông, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa xóm...) đã được nhà nước hỗ trợ nguồn lực, người dân đóng góp của cải, vật chất xây dựng với số lượng lớn, tuy nhiên công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, chưa được quan tâm, dẫn đến sau một thời gian ngắn sử dụng, một vài công trình có biểu hiện xuống cấp. Chỉ có 46% số người được hỏi ở xã Việt Lâm đánh giá cấp xã đã thành lập được các tổ quản lý vận hành và duy tu bảo dưỡng các công trình công cộng. Còn ở xã Phú Linh tỷ lệ này là 32% và ở Lao Chải là 24%.
Bên cạnh phát triển kinh tế, công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống và ý thức trách nhiệm của mọi người dân bảo vệ môi trường sống xung quanh mình là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, chỉ có 40% số người được hỏi ở xã Việt Lâm đánh giá cấp ủy, chính quyền xã đã có các biện pháp cải tạo và bảo vệ môi trường. Tỷ lệ này ở xã Lao Chải là 26%.
Bảng 3.14. Những việc cấp ủy, chính quyền địa phương đã làm được trong quá trình xây dựng nông thôn mới
TT Nội dung câu hỏi Tỷ lệ (%) Việt Lâm Phú Linh Lao Chải 1
Tuyên truyền, phổ biến cho mọi người dân hiểu rõ về
chủ trương, cơ chế chính sách, phương pháp, các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
100,00 96,67 96,67
2 Lấy ý kiến của người dân đóng góp vào bản quy hoạch,
đề án xây dựng nông thôn mới. 86,67 80,00 73,33
3
Tổ chức, huy động người dân tham gia xây dựng các công trình hạ tầng (đường giao thông, đường điện liên xóm, liên gia; xây dựng trường mầm non, nhà văn hóa thôn, xóm;…)
93,33 90,00 86,67
4
Vận động người dân tham gia các phong trào thi đua; cải tạo nhà ở, công trình vệ sinh, khu chăn nuôi, ao, vườn, chỉnh trang ngõ, xóm;...
100,00 93,33 73,33
5 Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, chống các
hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa. 96,67 73,33 60,00 6 Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo và giúp đỡ
nhau phát triển kinh tế tăng thu nhập, giảm nghèo. 86,67 56,67 43,33 7 Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo
dưỡng các công trình công cộng. 83,33 66,67 43,33 8 Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm; hướng dẫn xây
dựng hương ước, nội quy phát triển thôn, xóm. 63,33 60,00 50,00
9
Có các biện pháp cải tạo và bảo vệ môi trường (Quản lý vệ sinh môi trường, cải tạo hệ thống tiêu, thoát nước; cải tạo, khôi phục các ao hồ sinh thái; trồng cây xanh nơi công cộng, xử lý rác thải;…).
40,00 33,33 23,33
10 Có phương án phát triển sản xuất để tăng thu nhập 53,33 43,33 30,00
Đối với việc xây dựng và triển khai các phương án phát triển sản xuất để tăng thu nhập, tại xã Việt Lâm có 53,33% số người được hỏi đánh giá là chính quyền địa phương có triển khai, còn lại 46,67% là không biết, tại 2 xã Phú Linh và Lao Chải tỷ lệ này cũng thấp. Các xã đều có các phương án phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho người dân, nhưng các phương án này hầu hết đều chưa được xây dựng căn cứ vào tình hình thực tế, các sản phẩm thế mạnh, đầu ra của xã mình mà chỉ học tập kinh nghiệm từ các mô hình phát triển sản xuất ở địa phương bạn, sau đó áp dụng rập khuôn, cứng nhắc; dẫn đến hiệu quả bước đầu chưa cao, chưa tạo được niềm tin trong nhân dân. Do đó cấp ủy và chính quyền cần xem xét để xây dựng và có biện pháp triển khai sâu rộng nhằm từng bước cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân.
3.3.5. Các biện pháp huy động nguồn lực
Việc áp dụng một cách hợp lý các biện pháp có ảnh hưởng rất mạnh đến kết quả huy động các nguồn lực từ các nguồn ngoài NSNN cho thực hiện chương trình XD NTM các địa phương.
Qua kết quả điều tra cho thấy đánh giá của người được phỏng vấn về các biện pháp để huy động nguồn lực từ cộng đồng cho XD NTM của các xã, cụ thể:
- Về việc tổ chức các cuộc họp công đồng để bàn bạc vẫn có 42,22% người đánh giá mức trung bình; 23,33% đánh giá ở mức yếu cho thấy vấn đề này còn chưa đạt được yêu cầu đặt ra.
- Về công tác tham gia vận động của các tổ chức đoàn thể: có 48,89% người đánh giá mức trung bình và 22,22% đánh giá ở mức yếu.
- Về vấn đề đảm bảo tính nghiêm túc trong quản lý các khoản đóng góp như việc ghi chép, thống kê, báo cáo...) của các đối tượng đóng góp vào chương rình: có 42,22% đánh giá ở mức tốt và 34,44% đánh giá ở mức trung bình.
- Sự minh bạch, công khai trong quá trình sử dụng vốn được đánh giá khá ốt, chỉ có 13,33 % người đánh giá mức thấp.
- Sự minh bạch, công khai về thông tin các nguồn vốn huy động: 32,22% người đánh giá ở mức yếu, 38,89% người đánh giá ở mức trung bình.
- Mức độ tự nguyện của người dân tham gia đóng góp trong XD NTM được đánh giá khá tốt, không có ý kiến nào đánh giá ở mức yếu.
Qua kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra “Đánh giá sự tham gia của người dân về Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” cho thấy: Nhìn chung tại 3 xã điều tra thí điểm người dân đã có nhận thức và sự hiểu biết cơ bản về Chương trình xây dựng Nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, vận động đã được các cơ quan của tỉnh, huyện và địa phương tích cực thực hiện với nhiều hình thức phù hợp. Thông qua đó nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới đã có chuyển biến rõ rệt. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp trong toàn huyện, không chỉ thu hẹp trong phạm vi 2 xã thí điểm Việt Lâm và Phú Linh. Người dân ngày càng tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tích cực, chủ động tham gia xây dựng quê hương với nhiều cách làm sáng tạo, góp phần huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho chương trình.
Các địa phương đã công khai cơ chế, chính sách đầu tư của Nhà nước và các khoản đóng góp của nhân dân để người dân thấy được sự công khai, minh bạch cũng như hiệu quả của xây dựng nông thôn mới. Điển hình như: cứng hóa kênh mương nội đồng hay bê tông hóa đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa xóm, xã…; vận động người dân tham gia các phong trào thi đua, cải tạo hàng rào, vườn, chỉnh trang ngõ, xóm; quản lý vệ sinh môi trường, cải tạo hệ thống tiêu, thoát nước; cải tạo, khôi phục các ao hồ sinh thái; trồng cây xanh nơi công cộng, xử lý rác thải… được người dân hưởng ứng, đóng góp ngày công, tiền, vật tư, hiến đất, bởi người dân thấy được hiệu quả rõ nét của chương trình.
Ở xã Phú Linh và Lao Chải mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng cùng với sự đầu tư của nhà nước, sự đóng góp, chung sức, đồng lòng của cán bộ, nhân dân, chương trình xây dựng nông thôn mới cơ bản đã đạt mục tiêu chương trình đề ra. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền phản ánh tiến độ thực hiện chương trình cũng góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi ở cơ sở.
Tuy nhiên qua tìm hiểu cho thấy một bộ phận người dân tại địa phương nhận thức về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, mơ hồ, thậm chí có ý kiến cho rằng
xây dựng nông thôn mới là làm cho chính quyền nhà nước, là làm dự án chứ không phải làm cho chính mình. Đặc biệt là ở các xã gặp nhiều khó khăn như Phú Linh và Lao Chải, người dân vẫn "mơ hồ" về khái niệm xây dựng nông thôn mới, vẫn coi việc xây dựng nông thôn mới là sự đầu tư của cấp trên về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó có việc xây dựng “điện, đường, trường, trạm” - một trong 5 nhóm của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới đang triển khai đa phần theo trình tự từ tỉnh, huyện, xã, thôn (mấu chốt là ở Bí thư, trưởng thôn), trong khi sự tiếp thu và cách truyền đạt của những cán bộ này đang rất hạn chế ngay cả cán bộ một số ban, ngành ở xã còn một số chưa hiểu đầy đủ nội dung về xây dựng nông thôn mới. Do đó chưa triển khai được đến từng hộ dân.
Vì vậy, trong quá trình thực hiện cần phải kết hợp tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM để người dân hiểu rằng: Nội lực của cộng đồng tại từng địa phương luôn là cốt lõi, cần triển khai rộng khắp từ tư duy đến hành động. Phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, bao trùm của cả hệ thống chính trị, mọi cấp, mọi ngành và của mọi người dân. Xây dựng nông thôn mới, nhất thiết phải đảm bảo đời sống của người dân nông thôn được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần. Có như vậy, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới đạt kết quả cao.
3.4. Đánh giá chung về công tác huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Vị Xuyên
3.4.1. Kết quảđạt được
Thứ nhất: Tổng nguồn lực thực hiện Chương trình NTM trong 5 năm từ 2012 -2016 là 1.248.999,24 triệu đồng; trong đó vốn ngân sách trung ương là 57.838,04 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương là 325.460,49 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác là 16.926,6 triệu đồng, vốn tín dụng 647.980,89 triệu đồng, vốn doanh nghiệp 28.773 triệu, vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư là 145.424,52 triệu đồng, vốn huy động từ nguồn khác là 26.595,7 triệu đồng.
Thứ hai: Xác định rõ các nguồn lực và tỷ lệ huy động của từng nguồn lực. Việc quy định tỷ lệ huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư thấp thể hiện mức độ
“khoan thư sức dân” khi đời sống của người dân khu vực nông thôn hiện còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, “chính quyền địa phương không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Nhân dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua”. Như vậy, người dân có sự chủ động trong việc huy động đóng góp nguồn lực và tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới.
Thứ ba: Các hình thức huy động đa dạng. Đối với nguồn hỗ trợ từ ngân sách bao gồm: các nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình; ngân sách tỉnh hỗ trợ; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án. Nguồn vốn tín dụng được huy động chủ yếu thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam. Vốn huy động từ DN được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức hỗ trợ tiền mặt hoặc sản phẩm của DN (như xi măng, sắt thép, gạch, ngói...), tham gia đầu tư trực tiếp. Các hình thức huy động từ cộng đồng bao gồm tiền mặt; hiện vật (như đất đai, hoa màu và các tài sản gắn liền với đất…) ngày công lao động, và các hình thức xã hội hoá khác...
Thứ tư: Cơ chế huy động linh hoạt và theo hướng đa dạng hóa các nguồn vốn. Cơ chế huy động linh hoạt đã tạo sự chủ động cho các địa phương trong huy động nguồn lực. Nhiều địa phương đã vận dụng chính sách của Trung ương để ban hành thêm nhiều cơ chế, chính sách phù hợp với địa phương như chính sách cấp xi măng để dân tự làm đường, chính sách hỗ trợ lãi suất để khuyến khích nông dân vay chuyển đổi cơ cấu sản xuất hoặc mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, chính sách phát triển mỗi làng một sản phẩm hay xây dựng cơ chế vốn mồi nhằm lôi cuốn, kích thích nguồn vốn huy động đóng góp từ các cá nhân, tổ chức kinh tế trên địa bàn.
Thứ năm: Trong 5 năm (2012 - 2016) toàn huyện đã tập trung cứng hóa được 213 km đường trục xã, liên xã, thôn, xóm, nội đồng; hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng mới với 4,3km kênh mương dẫn nước, 33 cống thoát nước, cải tạo 20 hồ, đập trữ nước phục vụ sản xuất, nâng tổng diện tích phục vụ tưới lên 701ha, diện tích
gieo cấy lúa chủ động tưới tiêu đạt 68%. Bên cạnh đó, nhiều công trình nhà lớp học, công trình phụ trợ phục vụ giáo viên và học sinh được xây mới, sửa chữa, nâng tỷ lệ phòng lớp học kiên cố đạt 85%, 100% trường học có nhà công vụ giáo viên... góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Điện, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, thông tin truyền thông được quan tâm đầu tư, trên 80% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, tỷ lệ phủ sóng thông tin di động, truyền thanh, truyền hình đạt 100%, các địa phương đã xây dựng mới thêm 90 nhà văn hóa khu dân cư, đảm bảo 100% khu dân cư có nơi sinh hoạt chung của cộng đồng...
Thứ sáu: Tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, qua đó nâng cao vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.
3.4.2. Tồn tại, nguyên nhân
3.4.2.1. Tồn tại
Nguồn vốn đầu tư cho chương trình còn thấp, chậm và chưa theo lộ trình cụ thể nên chưa chủ động trong triển khai thực hiện.
Quy mô huy động nguồn lực giữa các năm không ổn định, cơ cấu các nguồn lực huy động chưa đạt mục tiêu đề ra. Quy mô huy động giữa các năm không ổn định từ năm 2014 đến 2016 có xu hướng giảm dần, xét về cơ cấu nguồn lực, nguồn huy động từ doanh nghiệp đạt thấp so với mục tiêu đề ra. Hai nguồn vốn còn lại là nguồn vốn tín dụng và huy động từ dân cư có tỷ lệ huy động đạt cao hơn so với mục tiêu đề ra. Nguồn vốn tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất (51,88%), cao hơn so với mục tiêu (30%).
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ cấp huyện đến cơ sở còn lúng túng; Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về quan điểm, mục tiêu, giải pháp và lộ trình xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ; còn xuất hiện tư tưởng “trông chờ”, “ỷ lại” vào Nhà nước; Chưa khơi dậy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và từng người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Công tác phối hợp tuyên truyền triển khai các văn bản gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở chưa chặt chẽ; hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng ở một số khu dân cư chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình; một số ngành chức năng chưa giải quyết và xử lý kịp thời ý
kiến của nhân dân, nhất là trong việc tranh chấp đất đai, trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Mô hình sản xuất được tập trung xây dựng, nhưng việc tổ chức triển khai nhân rộng chỉ mới dừng lại ở một nhóm nhỏ tham gia, chưa mang tính chất lan tỏa, chưa tạo được số lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao và chưa đồng nhất theo yêu