Đánh giá về lợi thế, hạn chế, cơ hội và thách thức của việc pháttriển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 53 - 55)

3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.1.3. Đánh giá về lợi thế, hạn chế, cơ hội và thách thức của việc pháttriển kinh

nghèo, ưu tiên cho giáo dục - đào tạo, văn hoá... theo định hướng của tỉnh.

3.1.3. Đánh giá v li thế, hn chế, cơ hi và thách thc ca vic phát trin kinh tế xã hi tế xã hi

3.1.3.1. Thuận lợi

Trong những năm qua, nền kinh tế đã có bước phát triển khá toàn diện và đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

Đất đai Vị Xuyên còn rộng, khí hậu và thổ nhưỡng cho phép huyện có thể phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi, chăn nuôi gia súc....

Khai thác tiềm năng về vị trí địa lý và giao thông: Là một huyện có lợi thế về vị trí địa lý, có cửa khẩu Thanh Thủy, sát kề với Thành phố Hà Giang, có quốc lộ 2 nối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đây là thế mạnh cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và giao lưu hàng hóa với các đơn vị trong và ngoài tỉnh.

Khai thác lợi thế về tài nguyên khoáng sản: nguồn tài nguyên khoáng sản tuy trữ lượng chưa lớn, chưa được hình thành cụ thể song khá phong phú và đa dạng nên triển vọng công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng trong tương lai là rất lớn.

Khai thác tiềm năng về du lịch: điều kiện phát triển du lịch thuận lợi do có nhiều danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử cách mạng, hang động kỳ thú, các mỏ

suối khoáng nóng, di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc gia....có thể kết hợp với các tỉnh bạn để phát triển du lịch tổng hợp.

Khai thác về tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng rất phong phú với trữ lượng gỗ lớn và các tài nguyên trong rừng đem lại, đây là cơ sở chính để khai thác tiềm năng kinh tế của Huyện Vị Xuyên theo hướng lâm nghệp, dược liệu.

Đồng bào các dân tộc có truyền thống Cách mạng: một bộ phận dân cư có trình độ, tập quán, kinh nghiệm sản xuất, sử dụng đất đai quý báu, thích hợp với điều kiện vùng núi, nhạy bén và năng động trong tổ chức sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa một cách tích cực và bền vững.

Lợi thế chính trị: Chủ trương chính sách của các cấp lãnh đạo tỉnh Hà Giang của huyện đã dần dần được đổi mới theo hướng thông thoáng, linh hoạt hơn, lãnh đạo các phòng, ban trong huyện tâm huyết với sự phát triển của địa phương, sẽ góp phần tạo môi trường đầu tư tốt, thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào địa phương.

3.1.3.2. Những hạn chế trong phát triển

Vị xuyên với địa hình đặc trưng là đồi núi cao, chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên ảnh hưởng rất lớn tới khả năng khai thác đất nông nghiệp ở quy mô tập trung, đến phát triển giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình kỹ thuật, hạ tầng xã hội cũng như việc quyết định các loại hình sản xuất sao cho phù hợp mà đem lại hiệu quả. Để phát triển huyện phải có đầu tư đáng kể cả công sức và tiền của.

Vị Xuyên là một huyện miền núi với nhiều thành phần dân tộc sinh sống (tày, nùng, kinh, mông...) nên việc giao du trao đổi còn gặp nhiều hạn chế, nguồn tài nguyên khoáng sản phân bổ không đồng đều nên khó tập trung quy hoạch khai thác rời rạc, khó quản lý.

Một số nguồn tài nguyên chưa được đánh giá, khảo sát đầy đủ đã hạn chế phần nào khả năng khai thác và sử dụng trên địa bàn huyện.

Cơ sở hạ tầng còn yếu, nhiều công trình giao thông chưa được chú trọng do thiếu vốn và bảo dưỡng nên đã xuống cấp nghiêm trọng.

Một số doanh nghiệp Nhà nước với trình độ và kỹ thuật lạc hậu không theo kịp yêu cầu thị trường, một số doanh nghiệp tư nhân phát triển còn chậm, quy mô nhỏ, năng suất và hiệu quả thấp.

Các nguồn lao động có kinh nghiệm và trình độ rất thấp làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Tình trạng khai thác bừa bãi đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên địa bàn huyện.

Qũy đất nhiều, nhưng sử dụng vào sản xuất nông nghiệp còn ít, phân tán. Đất chua nghèo dinh dưỡng, đất bị xói mòn rửa trôi mạnh, đặc biệt khó điều tiết nước, cây trồng thường bị khô hạn.

Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, công nghiệp phát triển chưa cao, công nghệ và máy móc còn lạc hậu, trình độ cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

Công tác quy hoạch, quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường,... đã được quan tâm đầu tư, nhưng còn chậm và mức đầu tư còn thấp.

Lực lượng lao động nhiều nhưng số đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên sâu còn ít, môi trường làm việc ở huyện có sức hấp dẫn chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 53 - 55)