Kết quả thực hiện các nội dung chương trình xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 58 - 62)

3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.2.2. Kết quả thực hiện các nội dung chương trình xây dựng nông thôn mớ

huyn V Xuyên

3.2.2.1. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM

a) Lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng NTM:

- Đến nay trên địa bàn toàn huyện có 22/22 xã đã lập hoàn thành Đồ án quy hoạch xây dựng xã NTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 với tỷ lệ 1/5000 và được UBND huyện phê duyệt xong trong năm 2012; đã có 16/22 xã thực hiện lập xong quy hoạch chi tiết Khu trung tâm xã, tỷ lệ 1/500, quy mô diện tích từ 10-15 ha/xã và được UBND huyện phê duyệt. Các xã đã thực hiện xong việc công bố quy hoạch, cắm mốc chỉ giới quy hoạch; chất lượng hồ sơ quy hoạch NTM xã đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định.

b) Lập đề án xây dựng NTM:

- Đến nay 100% số xã đã lập xong đề án xây dựng nông thôn mới và đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân và đã được UBND huyện phê duyệt xong. Tổng kinh phí đề án được phê duyệt của 22 xã thực hiện trong giai đoạn 2011-2020 là trên 4 nghìn tỷ đồng;

3.2.2.2. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

- Năm 2013 UBND huyện đã xây dựng đề án phát triển toàn diện Ngành nông nghiệp 2013-2015 định hướng đến năm 2020 và được HĐND huyện thông qua, đề án triển khai bước đầu đã có hiệu quả tích cực;

- Trong 5 năm qua tổng kinh phí đầu tư cho các mô hình phát triển sản xuất trên địa bàn huyện Vị Xuyên là trên 5 tỷ đồng bằng các nguồn vốn khác nhau; từ đầu tư vốn trực tiếp bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, xi măng hỗ trợ làm đường giao thông vào các mô hình phát triển sản xuất.

- Tổ chức thực hiện xây dựng mô hình cánh đồng 1 giống, áp dụng phương pháp hệ thống canh tác cải tiến SRI, đã cho năng suất, chất lượng cao hơn sản xuất

theo phương pháp truyền thống đã được người dân đồng thuận triển khai thực hiện ở tất cả các xã trên địa bàn huyện.

- Các mô hình sản xuất nông nghiệp đang là hướng đi đúng và thích hợp trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát huy được tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương.

- Một số phong trào điển hình trong phát triển sản xuất như: Phong trào "Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập theo 5 cùng 4 có", phát triển cây vụ đông gắn doanh nghiệp với người nông dân. Phong trào "Thi đua giữa các nhóm sở thích", nhóm trồng cam, trồng rừng kinh tế, nhóm nuôi cá và nhóm chăn nuôi lợn, gà. “Việc dễ làm trước, việc khó làm từng bước”.

3.2.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

- Giai đoạn 2012 - 2017 cải tạo nâng cấp được 213 km đường GTNT, kiên cố hóa 35 km kênh mương nội đồng, 33 công trình trường học, 11 trạm biến áp, xây mới 04 nhà văn hóa xã, cải tạo nâng cấp 58 nhà văn hóa thôn xóm... tổng nguồn lực huy động xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn toàn huyện là 1.248.999,24 triệu đồng. (trong đó: Lĩnh vực giao thông là 221.653,17 triệu đồng, lĩnh vực thủy lợi là 214.443,2 triệu đồng, trường học là 32.371,61 triệu đồng, Y tế là 3.596,73 triệu đồng, trụ sở xã và nhà văn hóa 43.304,14 triệu đồng, Môi trường 22.840 triệu đồng, nhà ở dân cư 16.171 triệu đồng)

- Các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư trong những năm qua đã và đang phát huy hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.

3.2.2.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường

- Từ năm 2011 - 2017 vấn đề về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường đã được quan tâm và đầu tư, tỷ lệ trường học đạt chuẩn được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học trên 95%; huyện đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục THCS. Các chương trình mục tiêu Quốc gia về Y tế, các chương trình mục tiêu về văn hóa - xã hội được tổ chức triển khai đồng bộ và có hiệu quả; trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế tuyến xã, huyện được đầu tư nâng cấp, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày được quan tâm, chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân từ tuyến cơ sở đến huyện được nâng cao.

- Công tác bảo vệ môi trường ngày càng được các địa phương quan tâm chỉ đạo, nhiều địa phương đã thành lập các tổ thu gom rác thải, xây dựng các điểm tập kết và thu gom rác thải, đảm bảo môi trường ở khu dân cư nông thôn. Trong công tác chỉ đạo tập chung vào công tác tuyên truyền, vận động người dân tự thu gom rác thải sinh hoạt; xử lý ngay tại gia đình, vệ sinh đường làng ngõ xóm luôn xanh - sạch - đẹp tạo nếp sống văn minh ở nông thôn.

3.2.2.5. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

- Công tác xây dựng hệ thống tổ chức chính trị được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện; chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực, quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy. Công tác cải cách các thủ tục hành chính ở địa phương đã được các xã triển khai thực hiện một cách có hiệu quả.

- Tình hình an ninh - chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương luôn ổn định, các tệ nạn xã hội đã được đẩy lùi, an toàn giao thông được kiềm chế đã góp phần thúc đẩy cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

3.2.2.6. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí

Qua khảo sát đánh giá bắt đầu bước vào triển khai chương trình năm 2011; bình quân toàn huyện là 3,4 tiêu chí /xã; sau 5 năm tổ chức triển khai thực hiện; đến nay số tiêu chí đạt được là 11 tiêu chí /xã. Đến hết năm 2017, toàn huyện đã có 3 xã là Việt Lâm, Trung Thành, Đạo Đức được công nhận đạt chuẩn NTM; có 2 xã đạt 14 tiêu chí, 17 xã đạt từ 5 - 10 tiêu chí. Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới toàn huyện đã huy động được là trên 1.248 tỷ đồng, trong đó nhân dân tham gia đóng góp gần 145 tỷ đồng. Bộ mặt nông thôn của huyện đã có diện mạo mới, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 19,22 triệu đồng/ người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo giảm; Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch là trên 95%; Nhiều lớp dạy nghề đã được mở để đào tạo tay nghề cho lao động tại địa phương. Đối với những xã còn lại vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung tay, góp sức hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM, phấn đấu hoàn thành 1 đến 2 tiêu chí trong năm 2018.

Bảng 3.2: Kết quả chi tiết thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của huyện Vị Xuyên đến năm 2017

TT Tên xã hoQuy ạch thông Giao Thlợủi y Điện Trhườọc ng

Cơ sở vật chất VH Chợ Bưu điện Nhà dân Thu nhập H nghèo việc làm TX HT tổ chức sản xuất Giáo dục Y tế V ăn

hóa trMôi ường Hệ thống CT - XH An ninh, trật tự Tổng Ký hiệu tiêu chí (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) 1 Trung Thành x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 19 2 Việt Lâm x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 19 3 Đạo Đức x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 19 4 Phú Linh x x x x x x x x x x x x x x 14 5 Linh Hồ x x x x x x x x x x x x x 14 6 Tùng Bá x x x x x x x x x x x x x 13 7 Phương Tiến x x x x x x x x x x x 11 8 Thanh Thủy x x x x x x x x x x x x x 13 9 Thuận Hòa x x x x x x x x 8 10 Kim Linh x x x x x x x x 8 11 Kim Thạch x x x x x x x x x 9 12 Ngọc Linh x x x x x x 6 13 Bạch Ngọc x x x x x x x 7 14 Thượng Sơn x x x x x x x x x 9 15 Lao Chải x x x x x x x x x 9 16 Minh Tân x x x x x x x 7 17 Cao Bồ x x x x x x 6 18 Quảng Ngần x x x x x 5 19 Ngọc Minh x x x x x x x 7 20 Phong Quang x x x x x 5 21 Xin Chải x x x x x 5 22 Thanh Đức x x x x x x 6 Tổng: 22 3 13 9 4 3 9 13 7 6 4 21 19 12 20 8 3 22 22

(Nguồn:UBND huyện Vị Xuyên, 2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 58 - 62)