Thực trạng sử dụng nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 77 - 88)

3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.3.2. Thực trạng sử dụng nguồn lực

3.3.2.1. Các cơ chế sử dụng nguồn lực của huyện Vị Xuyên

a) Cơ chế phân bổ:

Căn cứ vào kế hoạch tổng nguồn lực có thể huy động được của giai đoạn thông qua “Quỹ xây dựng nông thôn mới”, căn cứ vào kế hoạch thực hiện Chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của các xã. UBND tỉnh phân bổ nguồn lực giai đoạn và hàng năm cho các xã.

- Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, tỉnh xây dựng, ban hành tiêu chí phân bổ nguồn lực giai đoạn, hàng năm theo điều kiện thực tế của các xã (xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn; số thôn bản và quy mô dân số; nhu cầu nguồn lực...).

- Thực hiện cơ chế phân bổ theo hướng cạnh tranh đối với các xã không thuộc xã đặc biệt khó khăn để khuyến khích sự tham gia, đóng góp của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

b) Cơ chế quản lý tài chính và giám sát việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực ở các cấp: - Vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên cơ sở Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Hệ thống TABMIS).

- Xây dựng cơ chế giám sát và kiểm tra việc phân bổ và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình dựa trên kết quả, trong đó, phân công rõ trách nhiệm cụ thể của Sở, ngành, các cấp để chủ trì, phối hợp thực hiện.

- Thành lập bộ phận chuyên trách thuộc cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình ở các cấp.

- Bổ sung nhiệm vụ và nhân sự để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát cơ sở để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; đảm bảo tính công khai, minh bạch và bền vững.

- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, tổ chức sơ kết, tổng kết từ cơ sở đến cấp huyện, tỉnh để biểu dương, khen thưởng và tuyên truyền nhân rộng các điển hình, các cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trên các lĩnh vực. Xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm.

c. Cơ chế hỗ trợ

- Hỗ trợ 100% từ ngân sách Nhà nước: Cho tất cả các xã để thực hiện: Công tác quy hoạch; tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần từ ngân sách Nhà nước: cho các xã để thực hiện: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế xã, trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản, các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, cải tạo nghĩa trang, cảnh quan môi trường nông thôn, cải tạo, mở rộng, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn; hoàn thiện, xây mới hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định, hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, phát triển sản xuất và dịch vụ, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, hỗ trợ cho xây dựng các trung tâm bán hàng hiện đại ở cấp xã, hỗ trợ phát triển hợp tác xã, kinh phí vận hành Quỹ xây dựng nông thôn mới.

- Đối với vật liệu xây dựng, giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa khác (do người dân trực tiếp làm ra) khi mua trực tiếp của dân để sử dụng vào các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì giá cả phải phù hợp mặt bằng chung của thị trường trên địa bàn cùng thời điểm; chứng từ để thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn nơi bán, được Ủy ban nhân dân xã xác nhận.

- Kinh phí hoạt động của cơ quan chỉ đạo Chương trình các cấp ở địa phương được trích (1,0% cho các huyện, xã không thuộc huyện, xã 30a; mức 1,5% cho các huyện, xã thuộc 30a) nguồn ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình để hỗ trợ chi cho: Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình, công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, tập huấn của Trung ương, tỉnh, huyện và trang thiết bị văn phòng cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp; tổ chức khảo sát, thẩm định xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ cụ thể kinh phí cho Ban Chỉ đạo các cấp ở địa phương. Căn cứ vào tình hình cụ thể và khả năng ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh có thể hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động cho cơ quan chỉ đạo Chương trình từ nguồn ngân sách địa phương.

- Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước. Đối với các nguồn đóng

góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động, để hạch toán vào giá trị công trình, dự án để theo dõi, quản lý, không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.

- Kinh phí duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình đầu tư sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng: Không quá 6% vốn đầu tư xây dựng cơ bản của từng xã.

- Việc huy động sự đóng góp của người dân: Chính quyền địa phương không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án. Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua mức hỗ trợ cho hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương.

d. Cơ chế đầu tư

- Chủ đầu tư: Các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là Ban Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia xã (gọi tắt là Ban Quản lý xã) do Ủy ban nhân dân xã quyết định. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban Quản lý xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân huyện giao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã.

- Lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng các xã thực hiện theo 2 hình thức: Lựa chọn theo hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng và lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu.

- Ban giám sát cộng đồng: gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư hưởng lợi công trình do dân bầu thực hiện việc theo dõi, đánh giá và giám sát các công trình cơ sở hạ tầng xã theo quy định hiện hành về giám sát đầu tư của cộng đồng.

3.3.2.2. Kết quả sử dụng nguồn lực

Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chương trình, huyện Vị Xuyên có kế hoạch triển khai với chủ đề “ Huy động mọi nguồn lực xây dựng NTM, tổ chức lại sản xuất, làm đường giao thông” và chỉ rõ 15 việc của xã, 16 việc của thôn và nhân dân trong chương trình xây dựng NTM nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động được.

Quán triệt sâu sắc phương châm “Dân cần, dân biết, dân bàn, dân góp, dân làm, dân quản lý, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”; “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; “Việc dễ làm trước, việc khó làm sau, việc sử dụng ít nguồn lực làm trước” nhằm tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp từ lòng dân. Khi nguồn lực có hạn, phân bổ nguồn lực hợp lý, có trọng điểm, tập trung tối đa hóa để hiệu quả, tránh dàn trải, chia đều, gây lãng phí.

Nguồn vốn được phân bổ cho việc thực hiện 19 tiêu chí trong đó ưu tiên cho những tiêu chí khó thực hiện, hiện còn yếu kém. Cụ thể được tổng hợp ở bảng dưới đây.

Bảng 3.8. Kết quả phân bổ vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2017 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Thành tiền Tng s Vn đầu tư trc tiếp Lng ghép Tín dng Doanh nghip Dân góp Ngun khác Tng s NSTW NSĐP Tổng cộng 1.248.999,24 383.298,53 57.838,04 325.460,49 16.926,60 647.980,89 28.773 145.424,52 26.595,7

1 Quy hoạch nông thôn mới 3.846,11 3.846,11 3.367,77 478,34 0

2 Giao thông 221.653,17 75.128,77 36.181,27 38947,5 4728,6 27.713,61 5686 95.571,49 12.824,7 3 Thủy lợi 214.443,20 206.737,20 1.333,00 205.404,20 - - 7.120 526,00 60,00 4 Điện 10850 0 0 0 0 0 10850 0 0 5 Trường học 32.371,61 20.427,01 2.899,50 17.527,51 299,00 - - 2.795,60 8.850,00 6 Cơ sở vật chất văn hóa 43.304,14 21.129,94 11841 9288,94 0 0 0 21374,2 800 7 Chợ nông thôn 1310 1310 200 1110 0 0 0 0 0 8 Bưu điện 0 0 9 Nhà ở dân cư 16.171,00 407 0 407 184 140 5052 8968 595

10 PTSX, nâng cao thu nhập 350 350 0 350 0 0 0 0 0

11 Hộ nghèo 51.080,50 38.951,00 - 38.951,00 11387 19.893,50 0 0 0 12 Lao động có việc làm thường xuyên 215 150 0 150 0 0 65 0 0

13 Hình thức tổ chức sản xuất 88 0 0 0 88 0 0 0 0 14 Giáo dục 0 0 15 Y tế 3.596,73 429,5 220,5 209 0 0 0 67,23 3100 16 Văn hóa 150 150 0 150 0 0 0 0 0 17 Môi trường 22.840,00 6.112 1.795 4317 240 0 0 16.122,00 366 18 Các hoạt động tuyên truyền khác 6670 6670 0 6670 19 Các hoạt động đào tạo, tập huấn khác 1500 1500 0 1500 0 - 0 0 0 20 Các dự án đầu tư khác 600.983,78 750 0 750 0 600.233,78 0 0 0

(Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Vị Xuyên)

Qua bảng tổng hợp cho thấy nguồn vốn huy động được tập trung chủ yếu đầu tư cải tạo xây dựng hệ thống giao thông (chiếm 17,75%), thủy lợi (chiếm 17,17%) và các dự án đầu tư phát triển sản xuất (chiếm 48,12%).Trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước sử dụng chủ yếu cho các nội dung: Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa) chiếm 84,38% và vốn hỗ trợ các hộ nghèo vay để phát triển sản xuất chiếm 10,16%.

- Vốn lồng ghép các chương trình được sử dụng để cải tạo hệ thống giao thông và hỗ trợ vốn để hộ nghèo phát triển sản xuất.

- Vốn tín dụng sử dụng chủ yếu là vốn cho vay phát triển sản xuất của Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn tập trung chủ yếu vào một số chương trình tín dụng như: Cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn …

- Vốn doanh nghiệp hỗ trợ các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện và hỗ trợ người dân cải tạo nhà ở, xây nhà tình nghĩa cho các hộ thuộc diện chính sách.

- Vốn đóng góp từ nhân dân chủ yếu xây dựng hệ thống giao thông nông thôn chiếm 65,72%; Cải tạo, xây mới 3 công trình hợp vệ sinh chiếm 11,08%. Ngoài ra còn đóng góp xây dựng trường học, nhà văn hóa thôn.

- Các nguồn vốn khác huy động từ bà con xa quê hương được sử dụng chủ yếu để xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế.

Tại huyện Vị Xuyên, xác định nguồn vốn có hạn, việc xây dựng hạ tầng là khâu đột phá nên trước tiên phải ưu tiên hướng vào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, quan tâm đúng mức tới nhiệm vụ sản xuất. Cụ thể như sau:

a. Sử dụng vốn để phát triển sản xuất

Về phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho ngườn dân là “gốc” để thực hiện Chương trình xây dựng NTM; đây là vấn đề khó khăn nên BCĐ huyện, xã đã rất chú trọng để tập trung chỉ đạo, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ các tổ chức và cá nhân phát triển sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Ở các xã đã có bản

quy hoạch các vùng sản xuất sản phẩm hàng hoá theo lợi thế, chủ lực và mang tính chiến lược. Đến nay các xã xây dựng được 14 mô hình phát triển sản xuất đã và đang được triển khai thực hiện, với số vốn đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước là 350 triệu đồng, chủ yếu là hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình mẫu, hỗ trợ cơ giới hoá sản xuất, con giống, cây giống, hạ tầng khu sản xuất, hỗ trợ máy sản xuất nông nghiệp...

Tổng nguồn vốn được sử dụng đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn huyện giai đoạn 2012 - 2017 là 601.636,78 triệu đồng trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp là 500 triệu đồng tập trung đầu tư xây dựng mô hình phát triển sản xuất trong nông lâm thủy sản, đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ, đào tạo, tập huấn nghề được tổ chức trong năm cho các xã; Vốn lồng ghép là 88 triệu đồng đầu tư phát triển các HTX, hồ trợ tiêu thụ; Vốn doanh nghiệp là 65 triệu đồng sử dụng để đào tạo, tập huấn nghề được tổ chức trong năm cho các xã; Vốn cho vay phát triển sản xuất của Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn là 600.233,78 triệu đồng.

Bảng 3.9. Danh mục một số hoạt động đầu tư tiêu biểu phát triển sản xuất xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2017

STT Tên dự án Địa điểm Quy mô (s lượng, sn lượng, din tích...) Tổng vốn (triệu đồng) 1 Mô hình trồng cam hàng hóa Linh Hồ, Việt Lâm, Bạch Ngọc, Trung Thành 104 ha 2.400 2 Mô hình trồng dứa

Phong Quang, Phú Linh, Kim Linh, Kim Thạch, Tùng

Bá, Đạo Đức, Minh Tân 100 ha 500 3 Sản xuất rau màu hàng hóa Linh Hồ, Tùng Bá, Thuận Hòa, Thanh Đức 35 ha 150 4 Mô hình sản xuất lạc giống Trung Thành 17 ha; sản lượng 42,5 tấn 125 5 Mô hình xây dựng nhà

lưới trồng rau an toàn Đạo Đức 2.000m

2 250

6 Mô hình chăn nuôi gia

súc theo hướng hàng hóa Trung Thành, Việt Lâm 3.000 con 400

Việc tổ chức sản xuất theo phương châm “4 có - 5 cùng”, triển khai nhân rộng các mô hình hiệu quả tới các xã như: Mô hình cây chanh leo với diện tích 33,8 ha tập trung ở các xã Trung Thành, Ngọc Linh, Bạch Ngọc, Việt Lâm, Đạo Đức, Tùng Bá; Phát triển trồng mới cây cam sành địa phương với diện tích 223 ha huy động được 22 hộ tham gia; Mô hình trồng chuối tiêu hồng với diện tích 30,5 ha huy động được 22 hộ tham gia; Mô hình sản xuất lạc đỏ giống Bắc Giang tại xã Trung Thành với diện tích 17 ha, năng suất bình quân đạt 25 ta/ha; Mô hình chăn nuôi trâu, bò nhốt để thoát nghèo bền vững tại Mốc 238 xã Lao Chải với tổng kinh phí thực hiện là 398 triệu đồng, trong đó nhân dân tự đóng góp 120 triệu đồng...

Một số mô hình sản xuất tiêu biểu như ở thôn Độc lập, xã Đạo Đức gia đình ông Lê Chí Hải đầu tư hơn 5 tỷ đồng để hoàn thiện cơ sở sản xuất rượu và chăn nuôi lợn. Đến nay, thương hiệu rượu ngô Bản Bang của ông Hải đã có mặt khắp cả nước. Bên cạnh đó, để tận dụng các sản phẩm từ nấu rượu, ông tập trung phát triển trang trại nuôi lợn với trên 100 con, giải quyết công ăn việc làm cho 7 lao động. Cùng ở thôn Độc Lập, gia đình ông Nguyễn Văn Việt đã mạnh dạn đầu tư trên 4.000m2 đất trồng hoa, trong đó trên 1.000m2 trồng hoa trong nhà lưới, mang lại thu nhập bình quân 300 triệu đ/năm.

b. Sử dụng vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

Nguồn vốn sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tập trung vào các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 77 - 88)