Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 39)

3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Luận án “Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam” của Đoàn Thị Hân (2017) cho thấy: chương trình đã huy động được một khối lượng NLTC rất lớn cho XD NTM, bên cạnh nguồn từ ngân sách Nhà nước, đã thu hút được sự tham gia đóng góp của nhiều đối tượng khác nhau; Công tác sử dụng NLTC cho XDNTM đã thực hiện khá nghiêm túc các quy định của nhà nước, đã thu hút được sự tham gia quản lý, giám sát của nhiều đối tượng, trong đó có cộng đồng dân cư [10].

Nguyễn Quế Hương (2013), Công trình nghiên cứu: “Một số giải pháp tăng cường thu hút sự tham gia, đóng góp của người dân vào chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đan Phượng - Thành phố Hà Nội” cho rằng XDNTM là chương trình có cách tiếp cận và triển khai thực hiện khác với các chương trình phát triển nông thôn trước đây, đó là tiếp cận từ dưới lên, tiếp cận có sự tham gia, lấy người dân làm trung tâm, người dân là chủ thể, do vậy vấn đề nâng cao vai trò của người dân, thu hút sự tham gia đóng góp của người dân vào chương trình này là vấn đề then chốt quyết định sự thành công của chương trình. Theo tác giả, sự sẵn lòng tham gia đóng góp của người dân chịu ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố chính là: Mức độ người dân được tham gia ra quyết định và trực tiếp tham gia vào các hoạt động cụ thể của chương trình và Chất lượng của công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân [12].

Trương Thị Bích Huệ (2015) trong công trình nghiên cứu:“Quản lý nguồn vốn cho công tác xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh”, đưa ra nhận định: để thực hiện Chương trình XDNTM đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, nhất là đầu tư nâng cấp,

xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn. Tác giả cho rằng để quản lý tốt nguồn vốn XDNTM cần thực hiện tốt các khâu từ lập kế hoạch, phân bổ vốn, thanh, quyết toán, công tác kiểm tra giám sát và báo cáo. Bên cạnh đó việc ban hành các chính sách, văn bản hướng dẫn kịp thời; sự vào cuộc đồng bộ, kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành cũng hết sức quan trọng [13].

Những công trình đó đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân; trong đó có tính đến vấn đề huy động nguồn lực xây dựng nông thôn trong thời kỳ mới ở nước ta, nhằm thống nhất chỉ đạo, huy động nguồn lực xây dựng nông thôn thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 1600/QĐ- TTg ngày16/8/2016.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1. 1. Đối tượng nghiên cu

Công tác huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

- Về nội dung: Nghiên cứu, tổng kết cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp nhằm tăng cường huy động và sử dụng hợp lý nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

- Về không gian: Nghiên cứu tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, thực hiện điều tra tại 3 xã Việt Lâm, Phú Linh và Lao Chải.

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp của Đề tài được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017; Số liệu sơ cấp được điều tra năm 2017.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn lực trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

- Các yếu tố ảnh hưởng tới huy động và sử dụng nguồn lực trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

- Một số giải pháp tăng cường huy động và sử dụng nguồn lực trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp tiếp cn

Tiếp cận hệ thống các yếu tố nguồn lực, bao gồm nguồn nội lực và nguồn ngoại lực có tác động đến quá trình huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Vị Xuyên.

2.3.2. Phương pháp thu thp s liu

2.3.2.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu và nguồn gốc các số liệu đã được công bố được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Nơi thu thập Thông tin

- Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

- UBND huyện Vị Xuyên, các phòng chức năng thuộc huyên, các xã; các bộ phận chức năng ở những xã thuộc điểm nghiên cứu; Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã được chọn làm điểm nghiên cứu

- Các thông tin liên quan đến hoạt động huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại các điểm nghiên cứu và những kết quả đã đạt được trong thời gian qua

- Các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn... các sở ban ngành có liên quan trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

- Các vấn đề có liên quan đến đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Vị Xuyên trong thời gian qua và những định hướng trong thời gian tới

(Nguồn: Tác giả xây dựng) 2.3.2.2. Số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ có liên quan đến công tác huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, các số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau. Các hình thức thu thập sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn trực tiếp bằng biểu phiếu điều tra, thảo luận nhóm, và hội thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau.

Vị Xuyên có 22 xã và 2 thị trấn, trong đó cả 22 xã thuần nông (có kiêm ngành nghề nhưng chủ yếu nông nghiệp). Do hạn chế về thời gian và các điều kiện nghiên cứu nên không thể thực hiện nghiên cứu sâu ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Sau khi trao đổi với Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện và lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, tác giả lựa chọn 3 xã để điều tra. Tiêu chí lựa chọn là những xã được chọn phải đại diện cho các nhóm xây dựng nông thôn mới của huyện từ đó đưa ra đánh giá khách quan về huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện. Cụ thể nhóm 1 bao gồm các xã đạt trên 15/19 tiêu chí, tác giả chọn xã Việt Lâm (xã đạt chuẩn NTM); nhóm 2 gồm các xã đạt 11 – 15 tiêu chí tác giả chọn xã Phú Linh (xã đạt trên 10 tiêu chí) và nhóm 3 gồm các xã đạt dưới 10 tiêu chí tác giả lựa chọn xã Lao Chải.

Bảng 2.2. Đối tượng và số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng

Đối tượng phỏng vấn Số lượng

1. Điều tra cán bộ thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM 15

2. Các hộ gia đình 90

3. Cán bộ thuộc các tổ chức đoàn thể: Hội nông dân, Đoàn thanh niên…

15

Tổng 120

(Nguồn: Tác giả xây dựng) (1) Phiếu điều tra cán bộ thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM

- Số lượng phiếu: 15 phiếu

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của cán bộ thuộc các ban chỉ đạo/ban quản lý và tiểu ban quản lý về kết quả huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới thời gian qua tại huyện Vị Xuyên. Đánh giá của cán bộ về từng kết quả của sự huy động và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực sau khi đã được huy động. Đánh giá về phương pháp huy động...

(2) Phiếu điều tra các hộ

- Số phiếu điều tra: Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn. Tổng số hộ điều tra phỏng vấn ở mỗi xã là 30 hộ. Tổng số hộ dân điều tra phỏng vấn ở 3 xã nghiên cứu là 90 hộ.

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của người dân về những đóng góp của họ trong thời gian qua cho chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Những đóng góp đó bao gồm tài sản đất đai, tiền, ngày công lao động và những đóng góp phi vật chất khác.

(3) Phiếu điều tra cán bộ thuộc các tổ chức đoàn thể trên địa bàn: Hội nông dân, Đoàn thanh niên... và các doanh nghiệp

- Số phiếu điều tra: 15 phiếu

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của các tổ chức đoàn thể về kết quả những đóng góp của đoàn thể cho chương trình xây dựng nông thôn mới. Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong các hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, các cấp lãnh đạo trên địa bàn huyện Vị Xuyên để lấy ý kiến đánh giá, ý kiến tư vấn nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Vị Xuyên.

2.3.3. Phương pháp phân tích và x lý d liu

2.3.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh được sử dụng để phân tích, phản ánh tình hình, thực trạng công tác huy động và sử dụng các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Vị Xuyên; xác định tính hiệu quả của công tác huy động và sử dụng các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới đã đạt được trong thời gian qua.

2.3.3.2. Phương pháp giám sát đánh giá có sự tham gia

Phương pháp giám sát đánh giá có sự tham gia và phương pháp nghiên cứu có sự tham gia để đánh giá thực trạng công tác huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; so sánh mức độ hiệu quả của công tác huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở các điểm nghiên cứu khác nhau.

2.3.3.3. Phương pháp tổng hợp tài liệu

Đối với số liệu thứ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Đối với số liệu sơ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu qua sự trợ giúp của phần mềm Excel. Căn cứ kết quả xử lý tiến hành tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích, so sánh và rút ra những kết luận từ thực tiễn.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực tài chính

- Số lượng vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới;

- Kết quả huy động tài chính: vốn ngân sách Nhà nước, vốn của tỉnh, huyện và vốn huy động của người dân;

- Kinh phí thực hiện cho từng hạng mục, công trình, mô hình ở từng địa phương và tỷ lệ;

- Tỷ lệ vốn ngân sách, vốn của tỉnh, huyện, địa phương và người dân/tổng vốn thực hiện;

- Số lượng và tỷ lệ vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới qua các năm. b. Nhóm chỉ tiêu về nguồn vật lực (đất đai), nhân lực

- Kết quả huy động đất đai: diện tích và số hộ đã hiến đất; c. Nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực

- Kết quả huy động ngày công lao động đóng góp của người dân vào các hoạt động công ích của các tổ chức đoàn thể địa phương.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Vị Xuyên nằm ở vị trí địa lý 22°39′20″ - 23°2′30″ vĩ Bắc; 104.98056105°30′ - 104°43′ kinh Đông. Trung tâm huyện lị cách thành phố Hà Giang 20km về phía nam. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp huyện Ma Li Pho tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thành phố Hà Giang và huyện Na Hang (Tuyên Quang).

Là huyện miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam, nằm bao quanh thành phố Hà Giang, có quốc lộ 4C và quốc lộ 2 chạy qua. Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Hà Giang. Huyện Vị Xuyên có tổng diện tích tự nhiên là 147.840,92 km² với dân số 105.512 người (2016), mật độ dân số: 68 người/km2.

Vị Xuyên có 24 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 22 xã.

Thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Nông trường Việt Lâm, nằm trên quốc lộ 2 cách thành phố Hà Giang khoảng 20 km, 26 km về hướng nam.

Các xã: Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Trung Thành, Ngọc Linh, Linh Hồ, Việt Lâm, Đạo Đức, Phú Linh, Quảng Ngần, Thượng Sơn, Cao Bồ, Kim Linh, Kim Thạch, Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Minh Tân, Phong Quang, Thuận Hòa, Tùng Bá.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai

Địa hình huyện Vị Xuyên khá phức tạp, phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng tạo thành những cánh đồng rộng lớn cùng với hệ thống những sông suối, ao hồ, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Độ cao trung bình từ 300-400m so với mặt nước biển, phía Tây có núi Tây Côn Lĩnh cao 2.419m, sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70km có diện tích lưu vực khoảng 8.700 km2.

- Đất đai được phân loại thành 4 nhóm đất chính là: Nhóm đất phù sa (phân bố chủ yếu dọc 2 bên của Sông Lô), nhóm đất vàng đỏ (có độ cao dưới 900m so với mực nước biển), nhóm đất đỏ vàng trên núi (có độ cao từ 900-1.800m so với mực nước biển) và nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Nhìn chung, các loại đất của huyện Vị Xuyên rất thích hợp cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn

Huyện Vị Xuyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và phân chia thành 4 mùa rõ rệt.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22-240C. + Mùa hè nhiệt độ trung bình là 25-270 C. + Mùa đông nhiệt độ trung bình là 180C.

- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình hàng năm từ 80 - 85%.

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 3.000-4.000mm và phân bố không đều/năm. Lượng mưa nhiều tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm nên thường xẩy ra những đợt lũ quét, lũ ống gây ảnh đến sản xuất NLN. Lượng mưa ít tập trung từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, trung bình từ 40-45mm.

- Số giờ nắng hàng năm trung bình 1.450 giờ.

Huyện Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của dòng sông Lô từ nước Cộng hòa nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 39)