Kinh nghiệm huy động và sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 28 - 39)

3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm huy động và sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mớ

thế gii

Kinh nghim t Phong trào làng mi ca Hàn Quc

Phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 đang đứng trước thách thức lớn khi việc tìm kiếm nguồn vốn ngày càng khó khăn. Bài học từ phong trào xây dựng nông thôn mới Saemaul Undong của Hàn Quốc về công tác quản lý và sử dụng nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới có thể coi là điển hình để Việt Nam học hỏi.

Phong trào nông thôn Saemaul Undong ra đời năm 1970 do đích thân Tổng thống phát động với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó, và, hợp tác (hiệp

lực cộng đồng). Là đất nước nghèo về tài nguyên và khoáng sản, khí hậu không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, Hàn Quốc là nước chậm phát triển với thu nhập bình quân là 87 USD/người năm 1962.

Hàn Quốc bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962 - 1971). Sau 2 kế hoạch 5 năm, chủ trương tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chưa chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh đối nghịch với nông thôn lạc hậu, kém phát triển dẫn đến người dân nông thôn tàn phá rừng lấy đất sản xuất lương thực, dân nông thôn đổ ra thành thị kiếm việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tệ nạn xã hội gia tăng, gia tăng cách biệt nông thôn và thành thị.

Phong trào Saemaul Undong ra đời khi Chính phủ Hàn Quốc nhận thức rằng nếu nông dân không có niềm tin vào tương lai thì tất cả mọi nỗ lực và cố gắng của Chính phủ đều vô ích. Trong bối cảnh nguồn lực tài chính của Chính phủ hạn hẹp, các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc nhận thấy rằng người dân tuy nghèo nhưng nếu biết huy động nguồn lực từ số đông người dân và huy động dần từng bước vẫn có thể huy động được một lượng vốn không nhỏ.

Để huy động nguồn lực tài chính từ người dân, cần thực hiện bằng được phương thức dân chủ, xác định đúng vai trò của người dân tạo động lực cho người dân trong xây dựng Làng mới. Người dân tự lực và hợp lực là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ mang tính khởi đầu và động viên khen thưởng. Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho 33.267 làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972 lựa chọn 1.600 làng làm tốt được hỗ trợ thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép. Sự trợ giúp này chính là chất xúc tác thúc đẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tự quyết định mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án.

Hàn Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp cụ thể, bao quát là để người dân tham gia vào quá trình ra quyết định; trao quyền ra quyết định cho cộng đồng làng; họp dân của mỗi làng để bàn bạc và chọn công trình ưu tiên làm trước; hàng tháng lãnh đạo các làng được mời tham gia họp với Chính phủ; định kỳ đánh giá kết quả thực hiện phong trào của các làng theo tiêu chuẩn rõ ràng; thực hiện động viên, thưởng phạt công minh, kích thích sự tự hào, tự tin của cộng đồng làng.

Đến năm 1980, bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã hoàn toàn thay đổi với đầy đủ điện, đường, nước sạch, công trình văn hóa… Saemaul Undong từ phong trào ở nông thôn đã lan ra thành phong trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc [Đoàn Thị Hân (2017)].

Đến cuối thập kỷ 1990, sau khi triển khai giai đoạn 2, phong trào Làng mới đã đạt kết quả theo các mục tiêu đề ra, kinh tế phát triển vững chắc, thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn ngang bằng và có nơi cao hơn người dân thành phố.

Kinh nghim ca Thái Lan: s tr giúp mnh m ca nhà nước

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác.

Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước có chiến lược xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí

hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước….

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó Thái Lan tận dụng được nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống trong phát triển nông thôn đất nước.

Qua thực tế ở hàn Quốc cho thấy việc huy động nguồn lực tài chính từ nhân dân phải thực hiện từng bước, không nóng vội chạy theo thành tích để huy động cao trong thời gian ngắn, quá sức dân. Đồng thời, công khai, minh bạch trong sử dụng nguồn lực tài chính để tăng lòng tin của nhân dân, hàng năm sơ kết, đánh giá và có hình thức động viên khen thưởng cộng đồng các thôn/bản, cá nhân những người dân có thành tích trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó cần tăng cường các nguồn thu cho ngân sách Nhà nước (NSNN), đồng thời thực hiện quản lý ngân sách theo trung hạn, xây dựng kế hoạch ngân sách từ 3 - 5 năm trên cơ sở dự báo các yếu tố vĩ mô, các chính sách thu, chi NSNN để dự báo thu, chi NSNN trung hạn làm cơ sở cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và Chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng [Trần Minh Yến (2012)].

1.2.2. Kinh nghim huy động và s dng ngun lc xây dng nông thôn mi ca mt sđịa phương mt sđịa phương

1.2.2.1. Tình hình huy động và sử dụng nguồn lực của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc

Vùng TDMN phía Bắc gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Toàn vùng có tổng diện tích tự nhiên là 9.256.700 ha (bằng 27,78% tổng diện tích cả nước), trong đó 64,01% là đất lâm nghiệp, trong khi đó đất nông nghiệp chỉ có 16,77%.

Tại các tỉnh trong vùng, UBND các cấp đã ban hành các văn bản phù hợp với đặc thù địa phương trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn lực thực hiện XD NTM. Văn bản hướng dẫn của các tỉnh đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và phù hợp với đặc điểm của tỉnh để thực hiện.

Kết quả huy động nguồn lực tài chính cho XD NTM vùng TDMN phía Bắc giai đoạn 2011-2016 được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 1.1. Kết quả huy động nguồn lực tài chính cho XD NTM vùng TDMN phía Bắc đến 31/12/2016

ĐVT: Triệu đồng

TT Ch tiêu Tng s T trng (%)

I Vốn huy động từ NSNN 61.834.744 38,38

1 Vốn trực tiếp cho chương trình 4.693.643 2,91

a Vốn TPCP 3.087.000 1,92

b Vốn Đầu tư pháttriển 664.777 0,41

c Vốn sự nghiệp 941.866 0,58

2 Vốn lồng ghép 49.631.733 30,80

3 Vốn từ ngân sách địa phương 7.509.368 4,66

II Vốn huy động ngoài NSNN 99.302.350 61,62

1 Huy động từ các DN 13.476.268 8,36

2 Huy động từ các TC tín dụng 65.164.844 40,44 3 Huy động từ người dân 18.179.462 11,28

4 Nguồn huy động khác 2.481.777 1,54

Tổng cộng 161.137.094 100,00

(Nguồn: Văn phòng điều phối XDNTM các tỉnh TDMN phía Bắc)

Trong giai đoạn thực hiện XDNTM từ 2011-2016, các tỉnh trong vùng đã huy động được 161.137 tỷ đồng, trong đó nguồn huy động từ NSNN là 61.834.744 triệu đồng, chiếm 38,38%; từ nguồn ngoài NSNN là 99.302.350 triệu đồng, chiếm 61,62% tổng nguồn vốn huy động được.

Là vùng có nhiều khó khăn, có điểm xuất phát thấp nên TDMN phía bắc là vùng được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn trực tiếp từ NSTW để thực hiện chương trình XD NTM ở mức cao nhất so với các vùng khác của cả nước, điều này được thể hiện trên hình 1.1.

Hình 1.1. T lđầu tư t NSTW thc hin XDNTM các vùng kinh tế giai đon 2011 - 2016

Qua hình 1.1 ta thấy, TDMN phía Bắc là vùng được NSTW hỗ trợ nguồn trực tiếp để thực hiện XDNTM cao nhất so với các vùng kinh tế khác trên cả nước (chiếm 30,04% nguồn đầu tư trực tiếp từ NSTW cho chương trình) vì TDMN phía Bắc là vùng có nhiều khó khăn nhất cả nước về mọi mặt.

Nếu tính bình quân cho 1 xã, kết quả huy động nguồn lực tài chính cho XDNTM bình quân cho 1 xã vùng TDMN phía Bắc giai đoạn 2011-2016 là 70.674 triệu đồng. Vốn huy động bình quân cho 1 xã cao nhất toàn vùng là Thái Nguyên (263.981 triệu đồng/xã), thấp nhất là Cao Bằng (2.986 triệu đồng/xã).

Vốn từ NSNN cấp cho 1 xã bình quân là 27.121 triệu đồng, cao nhất toàn vùng là Sơn La (74.249 triệu đồng/xã), thấp nhất là Cao Bằng (2.111 triệu đồng/xã). Vốn huy động từ các nguồn ngoài NSNN cấp cho 1 xã bình quân là 43.554 triệu đồng, cao nhất toàn vùng là Thái Nguyên (233.816 triệu đồng/xã), thấp nhất là Cao Bằng (875 triệu đồng/xã).

Các nguồn vốn từ NSNN chủ yếu được ưu tiên sử dụng để thực hiện các nội dung về phát triển kết cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của vùng, đạt mức 44.112,9 tỷ đồng, chiếm 71,34% tổng nguồn từ NSNN cấp cho chương trình XD NTM của các tỉnh trong vùng. Nguồn kinh phí này được tập trung nhiều nhất cho xây dựng hệ thống giao thông, điều này cho thấy các tỉnh sử dụng nguồn vốn phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của vùng TDMN phía Bắc còn khá yếu và thiếu so với các vùng khác. Vốn cấp cho mục đích phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập người dân chỉ ở

mức 8.795 tỷ đồng, chiếm14,72%. Bình quân ngân sách nhà nước cấp cho 1 xã trong vùng là 27.121 triệu đồng/xã, trong đó chủ yếu là nguồn vốn lồng ghép của các chương trình, dự án khác.

Nguồn vốn ngoài NSNN huy động được sử dụng cho tất cả các nội dung của Chương trình XD NTM, trong đó chi để thực hiện các nội dung về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của vùng là chủ yếu, chiếm 71,956% tổng nguồn ngoài NSNN huy động được. Sử dụng nguồn vốn ngoài NSNN cho mục đích phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập người dân đạt mức 23.152.343 triệu đồng, chiếm 23,315%. Nguồn vốn này chủ yếu được hình thành từ các khoản đầu tư tín dụng ưu đãi cho nông dân để phát triển sản xuất. Bình quân nguồn ngoài ngân sách nhà nước cấp cho 1 xã trong vùng là 43.554 triệu đồng/xã, trong đó chủ yếu là nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho chương trình [Đoàn Thị Hân (2017)].

1.2.2.2. Kinh nghiệm của một sốđịa phương

Huyện Tuần Giáo - Điện Biên

Huyện đã tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện công tác giảm nghèo bền vững cho nhân dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội ở địa phương một cách vững chắc. Đã huy động được hơn 781.391 triệu đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ngân sách các cấp đầu tư trực tiếp cho Chương trình là 33.230 triệu đồng, chiếm 4,25%; vốn lồng ghép từ các chương trình dự án: 743.445 đồng, chiếm 95,14%; vốn tín dụng chiếm 0%; vốn doanh nghiệp, HTX 0%; vốn cộng đồng dân cư: 4.716 đồng, chiếm 0,61%. Như vậy, trên thực tế việc huy động nguồn lực trong triển khai Chương trình nông thôn mới của huyện không đúng như cơ cấu vốn theo tỉ lệ 4:3:2:1 được quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ (theo Quyết định số 800/QĐ-TTg thì cơ cấu vốn gồm: 40% từ ngân sách nhà nước, trong đó 17% trực tiếp từ Chương trình nông thôn mới, 23% từ lồng ghép các Chương trình, dự án khác; 30% từ tín dụng; 20% từ doanh nghiệp, HTX và 10% từ cộng đồng dân cư).

Qua việc huy động vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cho thấy huyện đã tập trung huy động được nhiều nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên việc huy động và quản lý các nguồn vốn này còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại. Vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách của các cấp cho xây dựng nông thôn mới còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu bởi vì trên thực tế qua 5 năm, bình quân mỗi xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 (3 xã điểm) được phân bổ gần 3 tỷ đồng/xã (bao gồm cả vốn đầu tư và sự nghiệp), nguồn vốn quá thấp so với nhu cầu. Vốn lồng ghép các chương trình, dự án là chiếm đa số. Nguồn vốn doanh nghiệp không huy động được, điều này một mặt nông nghiệp, nông thôn không hấp dẫn để các doanh nghiệp đầu tư, mặt khác chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 61của Chính phủ chưa đủ hấp dẫn. Vốn huy động từ cộng đồng dân cư chiếm 0,61%, đây cũng là nguồn vốn được sử dụng hiệu quả nhất, vì do dân đóng góp tại chỗ và được kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện. Nhưng để tiếp tục huy động sức dân xây dựng NTM, khó khăn hiện nay là thu nhập của nông dân quá thấp.

Để triển khai thực hiện tốt Chương trình nông thôn mới trong thời gian tới, nhất là trong việc huy động nguồn lực thì cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu như sau:

1. Trước hết cần ưu tiên triển khai công tác lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn thuộc Chương trình nông thôn mới để phát huy hiệu quả đầu tư. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trình xây dựng nông thôn mới cần ưu tiên đầu tư tập trung cho các xã đăng ký đạt chuẩn.

Song song với đó cần huy động có hiệu quả nguồn lực từ nhân dân, Ngân sách huyện, bố trí lồng ghép, huy động mọi nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 28 - 39)