Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 45)

3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực tài chính

- Số lượng vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới;

- Kết quả huy động tài chính: vốn ngân sách Nhà nước, vốn của tỉnh, huyện và vốn huy động của người dân;

- Kinh phí thực hiện cho từng hạng mục, công trình, mô hình ở từng địa phương và tỷ lệ;

- Tỷ lệ vốn ngân sách, vốn của tỉnh, huyện, địa phương và người dân/tổng vốn thực hiện;

- Số lượng và tỷ lệ vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới qua các năm. b. Nhóm chỉ tiêu về nguồn vật lực (đất đai), nhân lực

- Kết quả huy động đất đai: diện tích và số hộ đã hiến đất; c. Nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực

- Kết quả huy động ngày công lao động đóng góp của người dân vào các hoạt động công ích của các tổ chức đoàn thể địa phương.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Vị Xuyên nằm ở vị trí địa lý 22°39′20″ - 23°2′30″ vĩ Bắc; 104.98056105°30′ - 104°43′ kinh Đông. Trung tâm huyện lị cách thành phố Hà Giang 20km về phía nam. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp huyện Ma Li Pho tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thành phố Hà Giang và huyện Na Hang (Tuyên Quang).

Là huyện miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam, nằm bao quanh thành phố Hà Giang, có quốc lộ 4C và quốc lộ 2 chạy qua. Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Hà Giang. Huyện Vị Xuyên có tổng diện tích tự nhiên là 147.840,92 km² với dân số 105.512 người (2016), mật độ dân số: 68 người/km2.

Vị Xuyên có 24 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 22 xã.

Thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Nông trường Việt Lâm, nằm trên quốc lộ 2 cách thành phố Hà Giang khoảng 20 km, 26 km về hướng nam.

Các xã: Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Trung Thành, Ngọc Linh, Linh Hồ, Việt Lâm, Đạo Đức, Phú Linh, Quảng Ngần, Thượng Sơn, Cao Bồ, Kim Linh, Kim Thạch, Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Minh Tân, Phong Quang, Thuận Hòa, Tùng Bá.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai

Địa hình huyện Vị Xuyên khá phức tạp, phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng tạo thành những cánh đồng rộng lớn cùng với hệ thống những sông suối, ao hồ, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Độ cao trung bình từ 300-400m so với mặt nước biển, phía Tây có núi Tây Côn Lĩnh cao 2.419m, sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70km có diện tích lưu vực khoảng 8.700 km2.

- Đất đai được phân loại thành 4 nhóm đất chính là: Nhóm đất phù sa (phân bố chủ yếu dọc 2 bên của Sông Lô), nhóm đất vàng đỏ (có độ cao dưới 900m so với mực nước biển), nhóm đất đỏ vàng trên núi (có độ cao từ 900-1.800m so với mực nước biển) và nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Nhìn chung, các loại đất của huyện Vị Xuyên rất thích hợp cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn

Huyện Vị Xuyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và phân chia thành 4 mùa rõ rệt.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22-240C. + Mùa hè nhiệt độ trung bình là 25-270 C. + Mùa đông nhiệt độ trung bình là 180C.

- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình hàng năm từ 80 - 85%.

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 3.000-4.000mm và phân bố không đều/năm. Lượng mưa nhiều tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm nên thường xẩy ra những đợt lũ quét, lũ ống gây ảnh đến sản xuất NLN. Lượng mưa ít tập trung từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, trung bình từ 40-45mm.

- Số giờ nắng hàng năm trung bình 1.450 giờ.

Huyện Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của dòng sông Lô từ nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70km với chế độ dòng chảy không đồng đều, mùa nước cạn từ tháng 11 đến tháng 12, nước cạn kiệt từ tháng 1 đến tháng 4 và mùa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 9.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất:

Theo số liệu nghiên cứu về đất đai của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp và 1 số tài liệu có liên quan cho thấy: Huyện Vị Xuyên rất phong phú về loại đất:

Ngoài ra còn có các loại đất như: đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao- đá cát. Toàn huyện có 13 loại đất gồm 4 nhóm đất chính. Độ phì của đất thuộc loại khá, hàm lượng mùn trong đất từ nghèo đến trung bình khá. Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong đất nghèo đến trung bình, phản ứng của đất từ chua đến ít chua.

b) Tài nguyên nước:

Nước khá dồi dào do có hệ thống sông Lô chảy theo hướng Bắc Nam, ngoài ra còn có hệ thống sông suối, rạch thuộc lưu vực sông Lô phân bố tương đối đều. Nguồn nước mặt và nước ngầm cũng khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa nước và sinh hoạt.

c) Tài nguyên rừng:

Diện tích đất lâm nghiệp khoảng 102.900,13 ha, chiếm 52,98% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó rừng tự nhiên còn 45,43%. Tập đoàn cây rừng hiện còn chủ yếu là tre, nứa, cây gỗ tạp, kháo, dẻ và cây lùm bụi. Các loại cây gỗ quý hiếm và thú rừng cũng khá là phong phú với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn dương, voọc, bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng… xong đã trở nên cạn kiệt do tệ nạn phá rừng làm nương rẫy của những năm trước đây.

d) Tài nguyên khoáng sản:

Mặc dù chưa được thăm dò và khảo sát đầy đủ, nhưng Vị Xuyên đã phát hiện được nhiều loại khoáng sản khác nhau. Vàng sa khoáng có ở xã Đạo Đức, Linh Hồ, Bạch Ngọc. Chì, Kẽm, Sắt có ở xã Tùng Bá. Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn…Hiện nay một số mỏ đang được khai thác có hiệu quả.

Nước khoáng quảng ngần với trữ lượng lớn đang được khai thác có hiệu quả cho sinh hoạt và du lịch là điểm đến khá thú vị và hài lòng cho khách tham quan và thư giãn. Đá vôi, cát sỏi có thể khai thác với quy mô nhỏ đáp ứng nhu cầu tại chỗ.

3.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Huyện Vị Xuyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 147.840,92 ha với 23.030,42 ha đất nông nghiệp (chiếm 15,58% so với diện tích đất tự nhiên), trong đó diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản hiện có 517.10 ha.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vị Xuyên (2015 - 2017)

Đơn vị tính: Ha

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 147.840,92 147.840,92 147.840,92 I. Diện tích đất nông nghiệp 126.513,11 126.506,40 126.505,40

1. Đất sn xut nông nghip 23.030,42 23.023,83 230.023,83

1.1. Đất trồng cây hàng năm 17.066,60 17.010,69 17.060,69 a. Đất trồng lúa 6.571,98 6.571,29 6.571,29 b. Đất trồng cây hàng năm khác 10.494,78 10.489,39 10.489,39 1.2. Đất trồng cây lâu năm 5.963,66 5.963,14 5.963,14 1.3. Đất lâm nghiệp 102.900,22 102.900,13 102.900,13

2. Đất nuôi trng thu sn 517,12 517,10 517,10

3. Đất nông nghip khác 10296,.47 10296,.48 102.965,48

II. Diện tích đất phi nông nghiệp 7.219,61 722,93 7.227,93

1. Đất 1.156,10 1.157,44 1.157,44

1.1. Đất ở tại nông thôn 1.022,90 1.022,90 1.022,90 1.2. Đất ở tại đô thị 133,86 134,54 134,54

2. Đất chuyên dùng 4.010,70 4.018,57 4.018,57

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 7,67 7,64 7,64

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 71,66 71,66 71,66

5. Đất sông sui và mt nước chuyên dùng 1.959,97 1.953,43 1.959,43 6. Đất s dng vào mc đích công cng 2.570,15 2.579,48 2.579,48 7. Đất phi nông nghip khác 1.363,04 4.031,76 4.031,76

III. Đất chưa sử dụng 14.108,21 14.106,60 14.106,60

Trong những năm qua, diện tích tự nhiên của huyện không biến động, diện tích đất nông nghiệp có sự biến động nhỏ là do một số diện tích đất trồng lúa bị khô hạn, thiếu nước sản xuất nên chuyển đổi sang cây trồng cạn như: Ngô, lạc, cây ăn quả... Diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định ở mức 517 ha là do địa hình tương đối phúc tạp, độ dốc cao nên kho mở rộng diện tích, Do đó, huyện có chủ trương, đẩy mạnh thâm canh thủy sản để nâng cao năng xuất. Ngoài ra, diện tích đất chưa sử dụng còn tương đối lớn, chiếm gẩn 10% tổng diện tích đất tự nhiên. Vì vậy, huyện vẫn có chủ trương khuyến khích người dân mở rộng diện tích để chuyển sang đất nông nghiệp, trong đó có cả việc khuyến khích nuôi trồng thủy sản.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Vị Xuyên là một huyện có điều kiện tương đối thuận lợi về phát triển kinh tế, xã hội vì nằm ở cửa ngõ và bao quanh thành phố Hà Giang, là huyện nông nghiệp, có điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi thủy sản; nguồn lao động nông thôn dồi dào, người dân cần cù chịu khó, ham học hỏi kinh nghiệm, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, có khát vọng vươn lên làm giàu. Đây là tiềm năng lợi thế của huyện trong phát triển các ngành nghề dịch vụ nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng.

Đến năm 2017, dân số của huyện là 105.512 người, trong đó nữ là 52.488 người chiếm 49,7%, nam giới là 53.024 chiếm 50,3%, ở thành thị có 13.657 người chiếm 12,9% tổng dân số của huyện, ở nông thôn có 91.855 người chiếm 87,1% tổng dân số của huyện. Tỷ lệ dân số ở nông thôn chiếm đa số, còn dân thành thị chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Do là huyện thuần nông nên cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động chủ yếu là ngành nông nghiệp, chiếm đến trên 80%.

3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật a) Hệ thống giao thông

- Đường bộ: Vị Xuyên là huyện có hệ thống đường bộ thuận tiện cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế trong ngoài huyện. Mạng lưới giao thông đường bộ toàn huyện hiện có 450 km, trong đó:

+ Quốc lộ 2 đi qua địa bàn huyện dài 35 km. + Quốc lộ 4C đi qua địa bàn huyện dài 20 km.

+ Đường liên huyện, liên xã và từ trung tâm huyện đi các xã 395 km

Hiện tại có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và một số tuyến đường huyện được trải nhựa, hầu hết các tuyến đường thôn, xóm hầu như đã được bê tông hoá.

b) Hệ thống thủy lợi

Do là huyện miền núi, nên hệ thống thuỷ lợi của huyện Vị Xuyên chủ yếu là hệ thống kênh mương và hệ thống cống đập điều tiết từ các hồ chứa, sông suối.

c) Hệ thống điện nước

- Điện lực: 100% số xã và 92 % số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia chất lượng cao.

- Nước sạch: >90 % dân số được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.

d) Hệ thống y tế, giáo dục

- Về giáo dục: Đến hết năm 2016, toàn huyện có 78 trường học,trong đó có 10 trường phổ thông dân tộc bán trú. Toàn huyện có 1.170 phòng học đã kiên cố.

- Về y tế: Vị Xuyên có 1 Bệnh viện đa khoa và 21 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số 220 giường bệnh phục vụ nhu cầu sức khỏe của nhân dân trên địa bàn, trong đó trung bình có 4,6 bác sỹ/1vạn dân; 21,1 giường bệnh/1vạn dân.

3.1.2.4. Kết quả phát triển kinh tế của huyện

Với phương châm “ ổn định, dân chủ, đoàn kết, đổi mới -phát huy nội lực và phát triển”, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện vị Xuyên đã vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng, chính sách cuả Nhà nước vào quá trình kinh tế xã hội. Qua đó, huyện đã đạt được những kết quả khả quan trên mọi lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu được thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra..

Cơ cấu kinh tế của huyện được chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỉ trọng phát triển xây dựng dịch vụ, công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

- Về nông nghiệp: những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần ổn định nền kinh tế, đã quy hoạch vùng sản xuất gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nội đồng góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Giá trị sản xuất ước đạt 1.346 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 53.500 tấn; Tổng đàn trâu, bò 38.000 con, số lượng xuất bán hơn 2.000 con/năm; đàn lợn 70.000 con, xuất chuồng hàng năm đạt trên 50.000 con, số lượng trang trại phát triển nhanh, một số trang trại quy mô lớn từ 2.000 đến 3.000 con; phát triển nuôi gà bán chăn thả, tổng đàn gia cầm 620.000 con; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 420 tấn/năm.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Năm 2013 khánh thành đưa vào khai thác nhà máy thủy điện Suối Sửu 1 và nhà máy thủy điện Sông Miện 5, nhà máy chế biến quặng FRO mangan, nhà máy sản xuất tinh quặng sắt vê viên... làm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của Huyện Trong năm sản xuất ước đạt 2.352 tấn chè khô, 47.670 nghìn viên gạch các loại; 109,7 nghìn tấn quặng các loại; 168 triệu KW điện, 300 chiếc xe ô tô tải nhẹ; 194 nghìn m3 nước máy.

Về tiểu thủ công nghiệp năm 2015 huyện đã thành lập làng nghề chổi chít tại TT. Việt Lâm (với 89 hộ = 270 lao động tham gia) sản xuất trong năm được 1.100.000 sản phẩm, sau khi trừ chi phí đầu vào mang lại thu nhập cho người dân đạt 5,5 tỷ đồng; tiếp tục duy trì làng nghề dệt thổ cẩm thôn Lùng Tao xã Cao Bồ.

- Xây dựng: Ngành xây dựng trong những năm qua phát triển khá, tổng kinh phí đầu tư xây dựng năm 2016 đạt 83,0 tỷ đồng, trong đó do nhà nước đầu tư 70 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 13 tỷ đồng.

- Thương mại - dịch vụ: Các ngành dịch vụ có bước phát triển tích cực đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất và phục vụ đời sống dân cư. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Vị Xuyên thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, từng bước phát huy được tiềm năng lợi thế và vị trí của huyện. Các loại hình dịch vụ được mở rộng cả về địa bàn và lĩnh vực hoạt động, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân

sách. Đặc biệt một số ngành như dịch vụ - thương mại, du lịch, bảo hiểm,… có tốc độ phát triển nhanh.

Dịch vụ vận tải phát triển khá ổn định, chất lượng dịch vụ vận tải được nâng dần năm 2016 khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 287,40 tấn hàng hoá. lượng luân chuyển đạt 34.436 ngàn tấn/km. lượng khách vận chuyển đạt 493 ngàn người. lượng luân chuyển hành khách 30.160 ngàn người/km. Tổng doanh thu vận tải hàng hóa và hành khách 168,95 tỷ đồng.

- Sử dụng có hiệu quả hệ thống chợ các xã như: Chợ thị trấn Vị Xuyên, chợ thị trấn Việt Lâm, chợ xã Đạo Đức,... Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như: Điện lực, bảo hiểm, vận tải, du lịch tâm linh, viễn thông... góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.

- Thu ngân sách năm 2016 là 130 tỷ đồng. Chi ngân sách đã đảm bảo phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 45)