Thực trạng huy động nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 62 - 77)

3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.3.1. Thực trạng huy động nguồn lực

3.3.2.1. Giới thiệu chung

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, huyện Vị Xuyên đã đạt được nhiều kết quả, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, khang trang sạch đẹp hơn, đời sống của nhân dân được cải thiện, vật chất và tinh thần nâng lên đáng kể.

Để có đủ nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là nguồn vốn huy động của người dân và của các tổ chức đoàn thể, thời gian qua Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều nội dung đa dạng, phong phú để nâng cao nhận thức của các cán bộ cơ sở và nhân dân, tạo sự đồng thuận, đồng lòng trong việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

Đã có nhiều vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới đã được các đơn vị truyền thông chuyển tải đến người dân và các cơ quan quản lý như việc một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới chưa cần vốn cấp bách, hay cơ cấu vốn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa phù hợp... Thông qua công tác tuyên truyền, đã góp phần định hướng dư luận, đồng thời cung cấp thông tin cho Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới kịp thời có những biện pháp chỉ đạo, điều hành, sử dụng và giải ngân vốn một cách phù hợp và có hiệu quả.

Trên thông tin điện tử của UBND huyện Vị Xuyên đã xây dựng chuyên mục về xây dựng nông thôn mới với rất nhiều bài viết được cập nhật, đưa tin thường xuyên. Trong đó có nhiều bài viết phân tích tính hiệu quả và kết quả huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới ở các xã trong huyện. Các bài viết này cũng được phát lại trong các chương trình của đài phát thanh của xã và thông qua các tổ chức đoàn thể trong xã để tuyên truyền đến các hội viên. Qua đó để người dân nhận thức được vai trò của việc huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể như giai đoạn 2012 - 2017 huyện chỉ đạo triển khai một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trước hết tập trung những lĩnh vực liên quan trực tiếp

đến lợi ích của nhân dân và nhân dân có khả năng thực hiện cao nhất. Phong trào được thực hiện với phương châm: “Việc dễ cần ít kinh phí thi đua trước, việc khó thi đua sau; Mỗi tuần một việc nhỏ, một phong trào nhỏ, mỗi tháng tạo ra một việc lớn, một phong trào lớn”. Chỉ đạo các xã thực hiện 11 phong trào, mỗi phong trào gắn với các Đoàn thể chính trị - xã hội huyện để triển khai phát động và thực hiện. Kết quả nhiều các chủ đề điển hình như: Năm 2015 chủ đề: “Huy động mọi nguồn lực xây dựng NTM, tổ chức lại sản xuất, làm đường giao thông”. Năm 2016 chủ đề: “Tổ chức lại sản xuất - Nhân rộng các mô hình - Lồng ghép các nguồn lực - Xây dựng phong trào Làng mới - Về đích xã Trung Thành”. kết quả đến hết năm 2017 có 35 thôn đạt chuẩn “Thôn NTM/Làng mới”, xã chấm điểm và công nhận cho 3.212 hộ đạt tiêu chuẩn hộ NTM.

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả tuyên truyền, vận động xây dựng NTM giai đoạn 2012 - 2017

TT Hình thức tuyên truyền Số buổi Số lượt người

1 Kịch nói, văn nghệ quần chúng 175 38.452

2 Chiếu phim lưu động 9 445

3 Tuyên truyền miệng 1.860 42.171

4 Tổ chức ra quân 59 3.889

(Nguồn: UBND huyện Vị Xuyên)

Công tác tuyên truyền đã góp phần làm chuyển biến nhận thức của đông đảo cán bộ, nhân dân, tạo được sự đồng thuận trong dân, và trên cơ sở đó huy động sức mạnh trong dân, nguồn lực tài chính trong dân để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Công tác tuyên truyền được phối hợp một cách lồng ghép giữa việc huy động vốn huy động của người dân và việc huy động nguồn nhân lực, vật lực trong dân cho xây dựng nông thôn mới; kết hợp việc huy động nguồn lực tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân, và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Một số gương điển hình trong phong trào thi đua XDNTM trên địa bàn huyện như:

Hộ ông Nông Thanh Vình - Thôn Bản Buổng, xã Linh Hồ. Kết quả bản thân ông và gia đình đã hiến 3.288m2 đất; tuyên truyền vận động anh em trong dòng họ và bà con nhân dân trong thôn hiến được 16.244m2; mở rộng được 4,2km đường liên thôn, xóm và nội đồng; mở rộng được sân khuôn viên Trụ sở thôn được 750m2; mở rộng được sân điểm trường tại thôn được 750m2; mua gạch lát nền lớp học được 50m2; huy động toàn thể nhân dân đóng góp được 50 triệu đồng tiền mặt và 3.750 ngày công lao động để san lấp, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn thôn.

Hộ ông Bùi Quyết Chiến - Bí thư Chi bộ thôn Độc Lập, xã Đạo Đức đã vận động nhân dân ủng hộ, tự nguyện quyên góp được số tiền trên 240 triệu đồng để cải tạo nâng cấp Nhà văn hóa thôn Độc Lập khang trang, sạch đẹp hơn.

3.3.1.2. Kết quả huy động nguồn lực

a. Nguồn lực tài chính Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4 tháng 6 năm 2010 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng NTM được tổng hợp tại bảng số liệu như sau:

Bảng 3.4. Quy định về vốn và nguồn vốn thực h iện Chương trình xây dựng NTM

N Tỷ lệ (%)

1. Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương)

1.1 Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương

trình, dự án hỗ trợ 20%

1.2 Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội

dung theo quy định 20%

2. Vốn tín dụng (tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng

thương mại) 30%

3. Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình

kinh tế khác 20%

4. Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 10%

Tổng 100%

Hàng năm, trên cơ sở do các ngành, thành viên BCĐ phụ trách các tiêu chí, các xã xây dựng nhu cầu nguồn vốn từ đó xây dựng kế hoạch huy động. Lãnh đạo huyện xác định phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết” từ đó phân nhóm các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của chương trình.

Trong báo cáo tổng kết tình hình xây dựng NTM cho thấy chương trình MTQG xây dựng NTM, từ khi triển khai trên địa trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực và hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội. Huy động được nguồn lực tài chính từ các nguồn: Từ ngân sách nhà nước cụ thể là của tỉnh, huyện, xã, vốn từ doanh nghiệp, vốn doanh nghiệp, vốn lồng ghép. Tổng nguồn lực thực hiện Chương trình NTM trong 5 năm từ 2013 - 2017 là 1.248.999,24 triệu đồng; trong đó vốn ngân sách trung ương là 57.838,04 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương là 325.460,49 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác là 16.926,6 triệu đồng, vốn tín dụng 647.980,89 triệu đồng, vốn doanh nghiệp 28.773 triệu, vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư là 145.424,52 triệu đồng, vốn huy động từ nguồn khác là 26.595,7 triệu đồng.

Bảng 3.5. Tổng hợp nguồn vốn huy động Chương trình NTM giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: Triệu đồng STT Nội dung chỉ tiêu Kết quả thực hiện 2013 2014 2015 2016 2017 Lnũy kếđến ăm 2017 TỔNG SỐ 210.036,42 230.735,92 283.278,48 265.029,70 259.918,72 1.248.999,24 I NGÂN SÁCH TW 3.956,05 10.836,37 10.411,80 17.774,10 14.859,72 57.838,04 1 Trái phiếu Chính phủ, MTQG 3.744,00 8.474,00 8.740,00 13.973,00 8.546,00 43.477,00 2 Đầu tư phát triển 212,05 2.224,37 1.571,80 3.599,10 6.113,72 13.721,04 3 Sự nghiệp kinh tế 138,00 100,00 202,00 200,00 640,00 II NGÂN SÁCH ĐP 59.230,27 65.680,51 69.017,00 61.849,00 69.683,70 325.460,49 1 Tỉnh 50.873,00 52.224,00 53.168,00 40.273,00 53.714,00 250.252,00 2 Huyện 7.342,00 7.877,00 8.164,00 16.576,00 13.109,00 53.068,00 3 Xã 1.015,27 5.579,51 7.685,00 5.000,00 2.860,70 22.140,49 III VỐN LỒNG GHÉP 2.858,00 1.400,00 3.200,00 6.165,00 3.303,60 16.926,60 IV VỐN TÍN DỤNG 123.000,00 126.000,00 143.500,00 124.093,89 131.387,00 647.980,89 download by : skknchat@gmail.com

STT Nội dung chỉ tiêu Kết quả thực hiện 2013 2014 2015 2016 2017 Lũy kếđến năm 2017 V VỐN DOANH NGHIỆP 20,00 680,00 10.373,00 16.500,00 1.200,00 28.773,00 VI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 14.896,10 19.549,03 36.192,68 36.437,71 38.349,00 145.424,52 1 Tiền mặt 6.363,10 8.544,71 24.573,48 25.273,71 24.064,00 88.819,00 2

Ngày công lao động (Công)

16.820,00 19.096,00 27.518,00 28.562,00 29.262,00 121.258,00 Quy đổi thành tiền 2.523,00 2.864,00 4.127,00 4.284,00 4.389,00 18.187,00 3 Hiến đất (m2) 26.739,40 36.470,00 24.861,75 18.574,59 35.776,00 142.421,74 Quy đổi thành tiền 4.010,00 5.470,00 3.729,00 2.786,00 5.366,00 21.361,00 4 Vật tư (quy đổi thành tiền) 2.000,00 2.670,32 3.763,20 4.094,00 4.530,00 17.057,52 VII NGUỒN KHÁC 6.076,00 6.590,00 10.584,00 2.210,00 1.135,70 26.595,70

(Nguồn: BCĐ CTXD NTM huyện Vị Xuyên, 2017)

Từ số liệu tổng hợp cho thấy được cơ cấu các nguồn lực tài chính chủ yếu trong xây dựng NTM của huyện Vị Xuyên. Trong đó nguồn vốn tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất là 51,88%; thứ hai là nguồn ngân sách địa phương chiếm 26,06% và nguồn vốn huy động từ cộng đồng dân cư chiếm 11,64%. Còn vốn ngân sách trung ương chiếm tỉ lệ không đáng kể là 4,63%, vốn doanh nghiệp chiếm 2,13%. Điều này cũng cho thấy một thực tế rằng việc xây dựng NTM ở đây chủ yếu xuất phát từ nguồn lực địa phương còn ngân sách trung ương chỉ đóng góp vai trò hỗ trợ, định hướng và kích thích quá trình xây dựng NTM diễn ra theo đúng kế hoạch.

Hình 3.3. Cơ cu ngun vn huy động xây dng NTM huyn V Xuyên giai đon 2013 – 2017 (ĐVT: %)

Bên cạnh đó, HĐND huyện Vị Xuyên đã ban hành Nghị quyết: về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2016, không ngừng thúc đẩy quá trình huy động nguồn lực tài chính cho công tác xây dựng NTM. đẩy mạnh phong trào lồng ghép các chương trình huy động nguồn lực tài chính ở mỗi cấp để có sự thống nhất và toàn diện.

Từ việc triển khai các biện pháp huy động khác nhau từ đó hiệu quả huy động của mỗi xã cũng có sự có sự khác nhau đáng kể trong: Huy động từ ngân sách

nhà nước, huy động từ sức dân, huy động bà con đi làm ăn xa, huy động vốn từ doanh nghiệp, vốn tín dụng…

* Ngân sách Nhà nước

Đối với nguồn ngân sách TW được huy động chủ yếu từ các nguồn Trái phiếu Chính phủ, MTQG; Đầu tư phát triển; Sự nghiệp kinh tế trong đó nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ và đầu tư chương trình MTQG chiếm tỷ trọng lớn khoảng 75%. Nguồn ngân sách có tốc độ tăng trung bình 37,65%/năm.

Đối với nguồn ngân sách địa phương được huy động từ 3 cấp tỉnh, huyện, xã trong đó nguồn ngân sách tỉnh cấp cho chương trình xây dựng NTM ở địa phương chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 77%) và có tốc độ tăng trưởng bình quân 3,4%/năm; nguồn ngân sách huyện chiếm khoảng 16% và có tốc độ tăng trưởng bình quân 23,24%/năm; nguồn ngân sách xã chiếm khoảng 7% và có tốc độ tăng trưởng bình quân 2,4%/năm.

Theo hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh thì nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ chủ yếu tập trung cho: Phát triển sản xuất; tập huấn, đào tạo; quản lý chỉ đạo; tuyên truyền; xây dựng cơ sở hạ tẩng như: Đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, xây dựng và sửa chữa các công trình xây dựng cơ bản như trụ sở làm việc, UBND xã, trạm y tế xã, trung tâm văn hóa thể thao xã; nhà văn hoá thôn...

Số liệu bảng 3.3 cho thấy kết quả thực hiện huy động vốn ngân sách Nhà nước cho xây dựng NTM ít hơn kế hoạch đề ra ban đầu, thực tế chỉ được cấp 30,68%. Nguyên nhân chủ yếu là khi các địa phương xây dựng đề án xây dựng NTM ở các xã chủ yếu tập trung theo hướng dẫn của Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, dự kiến kế hoạch hỗ trợ từ ngân sách nhà nước sẽ chiếm khoảng 40%. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện thì gặp khó khăn, do kinh tế suy thoái, số lượng xã của cả nước quá nhiều nên việc hỗ trợ đầu tư cho các địa phương là quá ít so với kế hoạch đề ra. Vì vậy, kết quả hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước so với kế hoạch đề ra là không đạt yêu cầu.

* Nguồn vốn tín dụng: Nguồn vốn tín dụng cho phát triển sản xuất giai đoạn 2013 - 2017 là 647.980,89 triệu đồng chiếm 51,88% tổng nguồn vốn huy động lớn

hơn so với kế hoạch đề ra; gồm có: Chương trình vay vốn giảm nghèo thông qua Hội phụ nữ tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và tại ngân hàng Chính sách xã hội; Vốn tín dụng cho vay Hội nông dân tại ngân hàng Nông nghiệp & PTNT và tại ngân hàng Chính sách xã hội.

Kết quả này cho thấy các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt công tác cho vay phát triển sản xuất. Thường xuyên phối hợp với các cấp, ngành tuyên truyền cho các hộ vay vốn lựa chọn cây, con phù hợp và chủ động các biện pháp đảm bảo cho cây trồng, vật nuôi luôn sinh trưởng và phát triển tốt; cũng như để đồng vốn ưu đãi được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả.

Điển hình như với 12 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi đến với các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã được khơi thông, trở thành nguồn lực quan trọng trong công tác giảm nghèo, là “điểm tựa” cho nhiều gia đình ổn định kinh tế và Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn. Không chỉ giúp người dân được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, PGD còn tích cực phối hợp với các cấp chính quyền và các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân lựa chọn cây, con phù hợp để phát triển kinh tế gia đình và sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích. Đồng thời, hướng dẫn các hộ vay vốn phát triển chăn nuôi gia súc, mở rộng diện tích trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi.

* Nguồn vốn lồng ghép:

Trong 5 năm đã huy động vốn từ các chương trình dự án lồng ghép cho xây dựng NTM được 16.926,6 triệu đồng chiếm 1,36% tổng vốn huy động. Các Chương trình dự án lồng ghép chủ yếu trên địa bàn các xã trong 5 năm là:

- Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. - Chương trình MTQG về Dạy nghề và Việc làm.

- Chương trình MTQG về Y tế. - Chương trình MTQG về Văn hóa.

- Cơ chế, chính sách phát triển đường giao thông nông thôn. - Cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1.

- Cơ chế, chính sách XD vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. - Cơ chế, chính sách phát triển sản xuất rau an toàn tập trung.

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ giống gốc vật nuôi.

- Cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) Các nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng được lồng ghép với Chương trình NTM theo tỷ lệ 60- 30-10 (Chương trình CPRP đóng góp 60% vốn; Chương trình NTM đóng góp 30% vốn và người hưởng lợi đóng góp 10% vốn) nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động...

* Nguồn vốn từ doanh nghiệp: Ngoài nguồn ngân sách nhà nước và sự đóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 62 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)