Khái quát chung về chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 55 - 58)

3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.2.1. Khái quát chung về chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Vị

tỉnh Hà Giang

3.2.1. Khái quát chung v chương trình xây dng nông thôn mi ti huyn VXuyên, tnh Hà Giang Xuyên, tnh Hà Giang

3.2.1.1. Về công tác tổ chức chỉđạo

Sau khi Quyết định số 800/QĐ-TTG ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo (BCĐ) tỉnh, các sở, ban, ngành đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung CT NTM theo yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương và đã đạt được một số kết quả nhất định: thành lập BCĐ cấp tỉnh. BCĐ cấp huyện và Tổ giúp việc, thành lập Văn phòng điều phối Chương trình, Ban quản lý xã, các tổ và bộ phận giúp việc xã, lựa chọn xã điểm chỉ đạo thực hiện Chương trình, thực hiện quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các xã điểm. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, ngay từ đầu năm 2011, BCĐ NTM của tỉnh Hà Giang đã tổ chức triển khai và chỉ đạo quyết liệt các hoạt động, đôn đốc BCĐ các huyện tổ chức tốt các hoạt động theo yêu cầu và nhiệm vụ đề ra.

Uỷ ban nhân dân huyện đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện Vị Xuyên giai đoạn 2010 - 2020 gồm 21 đồng chí, do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, cơ quan thường trực điều phối chương trình là phòng Nông nghiệp và PTNT. Ban Chỉ đạo huyện đã ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới huyện Vị Xuyên giai đoạn 2010 - 2020; thành lập tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo và thành lập Hội đồng Thẩm định nhiệm vụ, đề án, đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã huyện Vị Xuyên giai đoạn 2010-2020; thành lập Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới; số xã đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý, tổ khảo sát: 22/22 xã.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, Ban Chỉ đạo huyện đã ban hành các quyết định, kế hoạch, chương trình phối hợp giữa Ủy ban nhân dân huyện với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức Đoàn thể huyện. Đôn đốc, kiểm tra các xã thực hiện công bố đồ án quy hoạch, chỉnh sửa đề án xây dựng nông thôn mới; tiến hành kiểm tra, đôn đốc công tác triển khai thực hiện Chương trình ở các xã để nắm tình hình và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

Đối với hoạt động của Ban chỉ đạo cấp cấp xã, Ban phát triển thôn: UBND các xã đã tổ chức hội nghị để triển khai quán triệt nội dung Chương trình, mục tiêu, kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Đảng ủy cấp xã ban hành nghị quyết phù hợp với điều kiện của từng xã. Mỗi xã thành lập 01 Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới xã (do Đ/c Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban), 01 Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã (do Đ/c chủ tịch UBND xã làm trưởng ban) và các thôn thành lập Ban phát triển thôn; mỗi xã phân công 01 cán bộ để tham mưu cho UBND xã quản lý, tổ chức thực hiện nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới xã. Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý các xã đã ban hành các văn bản hướng dẫn các xóm về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, cơ chế chính sách; các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cộng đồng thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Vận động nhân dân hiến đất để xây dựng đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa.

Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn, nội dung, chuyên đề khung đào tạo thực hiện theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo tỉnh. Trong 5 năm đã tổ chức được 14 lớp đào tạo, tập huấn cho các thành viên Ban Chỉ đạo huyện, Ban Quản lý và Ban Chỉ đạo cấp xã, với hơn 674 lượt người tham gia. Tổng số tiền là 155 triệu đồng.

Nhìn chung Ban chỉ đạo cấp huyện và cấp xã đã thực hiện tốt các nội dung theo kế hoạch đề ra, đảm bảo thực hiện đúng quy trình hướng dẫn của UBND tỉnh Hà Giang và sở Nông nghiệp và PTNT, các thành viên Ban chỉ đạo đã tích cực xuống trực tiếp cơ sơ được phụ trách phân công kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình. Tuy nhiên, các thành viên Ban chỉ đạo đều là kiêm nhiệm nên ảnh hưởng nhiều đến công tác lãnh và chỉ đạo cơ sở.

3.2.1.2. Công tác tuyên truyền vận động

Trong 5 năm qua, các tổ chức Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tổ chức được 99 lớp tập huấn với 7.810 lượt người tham gia, tuyên truyền 1.755 buổi với 21.950 lượt người tham gia, có 425 tin bài được phát sóng trên đài truyền thanh huyện, in ấn phát hành nhiều tài liệu cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới mà Trung ương và tỉnh đã chỉ đạo.

Hoạt động tuyên truyền còn được thông qua các phòng trào thi đua "Vị Xuyên chung sức xây dựng nông thôn mới" và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới; phong trào “Tổ phụ nữ tự quản đường giao thông nông thôn”, câu lạc bộ “5 không 3 sạch”, “xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh”... Đoàn thanh niên tham gia làm đường giao thông nông thôn, phong trào thắp sáng làng quê, phong trào Hội nông dân làm kinh tế giỏi... từ đó tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện.

Thông qua tuyên truyền, nhận thức của đội ngũ Lãnh đạo, cán bộ và nhân dân đã được nâng lên một bước, tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư và thể hiện quyết tâm cao của cả hệ thống Chính trị trong việc thực hiện thắng lợi các nội dung của Nghị quyết đã đề ra, mà cốt lõi là Chương trình xây dựng nông thôn mới; người dân đã xác định được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới; tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất, góp công, góp sức và nguyên vật liệu

tham gia làm đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi như nhà văn hóa thôn, xóm, các hoạt động bảo vệ môi trường, chỉnh trang nơi ăn ở, sinh hoạt của gia đình, đời sống vật chất và tinh thần, thu nhập của người dân khu vực nông thôn đã được cải thiện và nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)