Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 46 - 49)

3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Vị Xuyên nằm ở vị trí địa lý 22°39′20″ - 23°2′30″ vĩ Bắc; 104.98056105°30′ - 104°43′ kinh Đông. Trung tâm huyện lị cách thành phố Hà Giang 20km về phía nam. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp huyện Ma Li Pho tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thành phố Hà Giang và huyện Na Hang (Tuyên Quang).

Là huyện miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam, nằm bao quanh thành phố Hà Giang, có quốc lộ 4C và quốc lộ 2 chạy qua. Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Hà Giang. Huyện Vị Xuyên có tổng diện tích tự nhiên là 147.840,92 km² với dân số 105.512 người (2016), mật độ dân số: 68 người/km2.

Vị Xuyên có 24 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 22 xã.

Thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Nông trường Việt Lâm, nằm trên quốc lộ 2 cách thành phố Hà Giang khoảng 20 km, 26 km về hướng nam.

Các xã: Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Trung Thành, Ngọc Linh, Linh Hồ, Việt Lâm, Đạo Đức, Phú Linh, Quảng Ngần, Thượng Sơn, Cao Bồ, Kim Linh, Kim Thạch, Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Minh Tân, Phong Quang, Thuận Hòa, Tùng Bá.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai

Địa hình huyện Vị Xuyên khá phức tạp, phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng tạo thành những cánh đồng rộng lớn cùng với hệ thống những sông suối, ao hồ, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Độ cao trung bình từ 300-400m so với mặt nước biển, phía Tây có núi Tây Côn Lĩnh cao 2.419m, sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70km có diện tích lưu vực khoảng 8.700 km2.

- Đất đai được phân loại thành 4 nhóm đất chính là: Nhóm đất phù sa (phân bố chủ yếu dọc 2 bên của Sông Lô), nhóm đất vàng đỏ (có độ cao dưới 900m so với mực nước biển), nhóm đất đỏ vàng trên núi (có độ cao từ 900-1.800m so với mực nước biển) và nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Nhìn chung, các loại đất của huyện Vị Xuyên rất thích hợp cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn

Huyện Vị Xuyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và phân chia thành 4 mùa rõ rệt.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22-240C. + Mùa hè nhiệt độ trung bình là 25-270 C. + Mùa đông nhiệt độ trung bình là 180C.

- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình hàng năm từ 80 - 85%.

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 3.000-4.000mm và phân bố không đều/năm. Lượng mưa nhiều tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm nên thường xẩy ra những đợt lũ quét, lũ ống gây ảnh đến sản xuất NLN. Lượng mưa ít tập trung từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, trung bình từ 40-45mm.

- Số giờ nắng hàng năm trung bình 1.450 giờ.

Huyện Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của dòng sông Lô từ nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70km với chế độ dòng chảy không đồng đều, mùa nước cạn từ tháng 11 đến tháng 12, nước cạn kiệt từ tháng 1 đến tháng 4 và mùa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 9.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất:

Theo số liệu nghiên cứu về đất đai của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp và 1 số tài liệu có liên quan cho thấy: Huyện Vị Xuyên rất phong phú về loại đất:

Ngoài ra còn có các loại đất như: đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao- đá cát. Toàn huyện có 13 loại đất gồm 4 nhóm đất chính. Độ phì của đất thuộc loại khá, hàm lượng mùn trong đất từ nghèo đến trung bình khá. Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong đất nghèo đến trung bình, phản ứng của đất từ chua đến ít chua.

b) Tài nguyên nước:

Nước khá dồi dào do có hệ thống sông Lô chảy theo hướng Bắc Nam, ngoài ra còn có hệ thống sông suối, rạch thuộc lưu vực sông Lô phân bố tương đối đều. Nguồn nước mặt và nước ngầm cũng khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa nước và sinh hoạt.

c) Tài nguyên rừng:

Diện tích đất lâm nghiệp khoảng 102.900,13 ha, chiếm 52,98% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó rừng tự nhiên còn 45,43%. Tập đoàn cây rừng hiện còn chủ yếu là tre, nứa, cây gỗ tạp, kháo, dẻ và cây lùm bụi. Các loại cây gỗ quý hiếm và thú rừng cũng khá là phong phú với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn dương, voọc, bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng… xong đã trở nên cạn kiệt do tệ nạn phá rừng làm nương rẫy của những năm trước đây.

d) Tài nguyên khoáng sản:

Mặc dù chưa được thăm dò và khảo sát đầy đủ, nhưng Vị Xuyên đã phát hiện được nhiều loại khoáng sản khác nhau. Vàng sa khoáng có ở xã Đạo Đức, Linh Hồ, Bạch Ngọc. Chì, Kẽm, Sắt có ở xã Tùng Bá. Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn…Hiện nay một số mỏ đang được khai thác có hiệu quả.

Nước khoáng quảng ngần với trữ lượng lớn đang được khai thác có hiệu quả cho sinh hoạt và du lịch là điểm đến khá thú vị và hài lòng cho khách tham quan và thư giãn. Đá vôi, cát sỏi có thể khai thác với quy mô nhỏ đáp ứng nhu cầu tại chỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 46 - 49)