5. Kết cấu của luận văn
4.2.6. Nâng cao khả năng tiếp cận và hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay để
sản xuất kinh doanh
- Theo qui định hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội chưa có chương trình tín dụng dành riêng cho thanh niên khởi nghiệp. Tuy nhiên, thanh niên thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có thể tiếp cận nguồn vốn từ các chương trình tín dụng chính sách hiện nay như: chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn để khởi nghiệp. Nếu chưa có hộ khẩu riêng, thanh niên có thể nhờ bố, mẹ đứng tên để vay hộ. Từ đó sẽ nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho thanh niên khởi nghiệp.
- Huyện đoàn và các Đoàn cơ sở tiến hành rà soát các đề án, dự án phát triển kinh tế trong thanh niên và giới thiệu mô hình hợp tác xã thanh niên, tổ hợp tác thanh niên tư vấn, hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất kinh doanh để đề án vay vốn có tính khả thi, đáp ứng các yêu cầu đưa ra để giải ngân vốn vay. Cùng với việc hỗ trợ vay vốn, Đoàn thanh niên cần phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thường xuyên hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho các tổ trưởng, tổ viên tổ vay vốn và các cán bộ Đoàn.
- Đoàn thanh niên phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chợ Đồn, thành lập tổ công tác, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của thanh niên ở từng tổ, từng hộ gia đình, bảo đảm sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế tại địa phương, có sự định hướng, trợ giúp thanh niên từ lúc tiếp cận vốn vay cho tới khi triển khai các mô hình phát triển sản xuất phù hợp, tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho thanh niên. Tiến hành giao ban định kỳ đánh giá kết quả hoạt động của các tổ vay vốn, lấy chất lượng hoạt động là một trong các tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua cuối năm.