Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm sau đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn trong giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm sau đào tạo nghề

chính xác và những cơ hội tìm kiếm việc làm.

- Để giải quyết việc làm cho lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng, các ngành, các cấp huyện Chợ Đồn cần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại địa phương; xây dựng chương trình việc làm trên cơ sở gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch giải quyết việc làm cho thanh niên. Chú trọng công tác đào tạo nghề công nghiệp - dịch vụ cho thanh niên, học sinh nông thôn mới tốt nghiệp phổ thông giúp họ chuẩn bị điều kiện chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, bán hàng.

4.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm sau đào tạo nghề cho thanh niên thanh niên

- Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết việc đào tạo nghề nghiệp với sử dụng lao động, đảm bảo hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên phải hướng vào việc đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhu cầu của người sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện.

- Chỉ đạo trung tâm dạy nghề của huyện thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi học nghề.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện tổ chức đào tạo nghề nghiệp tại doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp; tăng cường hình thức đào tạo nghề nghiệp theo hợp đồng đặt hàng giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, đảm bảo cho người học sau khi kết thúc khóa học có việc làm.

- Đẩy mạnh liên kết đào tạo nghề cho thanh niên. Trung tâm dạy nghề huyện chủ động nghiên cứu nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, lập kế hoạch đào tạo phù hợp và ký hết hợp đồng với các doanh nghiệp, tranh thủ

ủng hộ từ cơ quan nhà nước và địa phương trong việc hỗ trợ nguồn lực để đào tạo cho đối tượng là thanh niên. Với cách làm này, doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có tay nghề phù hợp), người lao động yên tâm trong học tập và vấn đề việc làm.

- Tăng cường vai trò trung gian của Trung tâm dạy nghề, là cầu nối giữa cơ sở đào tạo - người học nghề - doanh nghiệp, đảm bảo chính sách nhất quán đối với lao động thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn trong giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)