Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn trong giai đoạn hiện nay (Trang 89)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Công tác giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Chợ Đồn thời gian qua đã được sự quan tâm chỉ đạo của thường trực huyện ủy, các cơ quan, ban ngành, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Huyện đoàn Chợ Đồn và các Đoàn cơ sở đã nỗ lực hoạt động nên đã tạo được sự chuyển biến tích cực cả về chất và lượng trong công tác tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Chợ Đồn.

- Các hoạt động để hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho thanh niên được thực hiện khá phong phú từ việc thực hiện các phong trào của Đoàn thanh niên như dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp”; dự án “Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và

lập nghiệp”; Hoạt động ủy thác cho vay giữa Đoàn thanh niên và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chợ Đồn; Thực hiện 15 dự án sử dụng nguồn vốn giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn thanh niên và Phát triển các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác và mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi.

- Hiệu quả từ các chính sách trên đã có tác động tích cực đến công tác giải quyết việc làm cho thanh niên. Tỷ lệ thanh niên thiếu việc làm và thất nghiệp đã giảm xuống, tỷ lệ thanh niên đủ việc làm đã tăng lên. Số thanh niên có đủ việc làm đã tăng từ 12.142 người (chiếm 81,7%) năm 2014 lên 13.170 người (chiếm 86,5%) năm 2016. Số thanh niên thiếu việc làm đã giảm từ 2.006 người (chiếm 13,5%) năm 2014 xuống còn 1.553 người (chiếm 10,2%) năm 2016. Số thanh niên thất nghiệp đã giảm từ 714 người (chiếm 4,8%) năm 2014 xuống còn 502 người (chiếm 3,3%) năm 2016.

3.4.2. Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế

- Mặc dù đã có xu hướng giảm trong giai đoạn 2014-2016 nhưng số lượng cũng như tỷ lệ thanh niên thiếu việc làm và thất nghiệp vẫn còn cao. Hết năm 2016, trên địa bàn huyện vẫn còn 1.553 thanh niên thiếu việc làm, chiếm tỷ lệ 10,2%; số thanh niên thất nghiệp là 502 người, chiếm tỷ lệ 3,3%. Như vậy, vẫn còn tới 13,5% tương ứng với hơn 2.000 thanh niên đang trong tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trong tổng số hơn 15.000 thanh niên. Nguyên nhân là chất lượng của thanh niên huyện Chợ Đồn còn thấp, đa số thanh niên là dân tộc thiểu số sống ở khu vực nông thôn, do đó điều kiện sống còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận thanh niên còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa muốn tham gia vào các hoạt động của Đoàn và hoạt động của xã hội. Nhận thức về nghề nghiệp và việc làm của một bộ phận thanh niên còn thụ động, thiếu ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp trong lao động.

- Một số dự án được thực hiện nhằm tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện nhưng hiệu quả chưa cao như: các mục tiêu thực hiện của dự án còn dàn trải; công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp, thu

thập thông tin, nhu cầu về dạy nghề còn nhiều bất cập. Một số dự án lại chỉ tập trung vào đối tượng là các thanh niên đã có trình độ đại học, cao đẳng mà chưa vươn tới được các đối tượng như: thanh niên nông thôn, thanh niên khuyết tật. Nguyên nhân là do nguồn lực đầu tư cho công tác tạo việc làm cho thanh niên còn hạn chế nên nhiều dự án tạo việc làm cho thanh niên khi triển khai còn chưa đến được với tất cả các đối tượng là thanh niên.

- Khả năng tiếp cận cũng như hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay phục vụ cho công tác tạo việc làm cho thanh niên còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ dư nợ của thanh niên thông qua ủy thác của Đoàn thanh niên với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chợ Đồn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các tổ chức hội nhận ủy thác. Tính đến 31/12/2016, dư nợ của thanh niên huyện Chợ Đồn để phục vụ giải quyết việc làm, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu lao động là 21.719 triệu đồng, chiếm 62,6% tổng dư nợ của thanh niên nhưng chỉ chiếm 9,1% trong tổng dư nợ uỷ thác của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, chất lượng vay còn thấp, điều này được thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thông qua ủy thác của Đoàn Thanh niên huyện Chợ Đồn còn cao hơn tỷ lệ bình quân của toàn huyện. Nguyên nhân là nhiều thanh niên vay vốn ngân hàng nhưng lại sử dụng không đúng mục đích vay để sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc thiếu các thông tin về thị trường dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của thanh niên gặp nhiều khó khăn. Vay vốn để sản xuất nhưng lại không tiến hành sản xuất hoặc có sản xuất nhưng sản xuất không hiệu quả đã làm cho hiệu quả sử dụng đồng vốn vay đạt hiệu quả thấp.

- Hiệu quả của công tác giải quyết việc làm sau đào tạo nghề cho thanh niên còn thấp. Trong số thanh niên đã qua đào tạo nghề thì chỉ có khoảng 1/3 là có việc làm. Nguyên nhân là công tác gắn kết lao động sau đào tạo với các doanh nghiệp, các đơn vị tuyển dụng còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện hiện nay còn

ít, với 100% là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên số lượng lao động các doanh nghiệp này tuyển dụng hàng năm là không đáng kể so với lực lượng lao động hiện có của địa phương.

- Lao động thanh niên chưa thực sự quan tâm đến chủ trương của huyện Chợ Đồn trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm tạo việc làm tại chỗ, sử dụng lao động nhàn rỗi tại địa phương. Tập trung xây dựng các vùng chuyên canh để sản xuất hàng hóa dựa trên các thế mạnh của huyện đang là xu thế tất yếu hiện nay để vừa tạo việc làm, vừa để nâng cao giá trị sản xuất và tăng thu nhập cho người dân nói chung, cho lao động thanh niên nói riêng. Nguyên nhân là công tác tuyên truyền chưa đến được với đông đảo lao động thanh niên. Bên cạnh đó, tâm lý của phần đông thanh niên hiện nay là đi làm thuê, rất ít người có ý thức tự tạo việc làm cho bản thân ngay tại địa phương mình sinh sống.

- Số mô hình trang trại, gia trại, mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác và mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi của thanh niên huyện Chợ Đồn còn ít, chưa tương xứng với nguồn lực thanh niên hiện có của huyện. Năm 2016, huyện Chợ Đồn mới chỉ có 53 mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác và mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, tạo việc làm cho 176 thanh niên. Số thanh niên làm chủ các gia trại chỉ chiếm 16,3% trong tổng số các gia trại hiện có trên địa bàn và không có chủ trang trại nào là thanh niên. Nguyên nhân là các mô hình kinh tế của thanh niên cơ bản vẫn chưa được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, hay vốn vay còn quá ít, chính sách ưu đãi còn hạn chế. Do thanh niên sống còn phụ thuộc cha mẹ, chưa lập gia đình, chưa có tài sản thế chấp, xã hội chưa tin tưởng. Quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp còn lúng túng. Thanh niên còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và kiến thức về thị trường. Các mô hình kinh tế còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với các tiềm năng thế mạnh của huyện. Sản phẩm đầu ra từ các mô hình còn gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, chủ yếu bán trên thị trường tự do, không qua hợp đồng, liên kết với các đơn vị thu mua chuyên nghiệp, một số mô hình tự phát.

- Số lao động thanh niên được tạo việc làm trong các làng nghề truyền thống và trong lĩnh vực du lịch còn rất hạn chế. Nguyên nhân là trong thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn chưa có quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, huyện Chợ Đồn chưa có các giải pháp cụ thể, hiệu quả để phát triển du lịch trên địa bàn huyện, do đó số lao động thanh niên được tạo việc làm trong các nghề truyền thống và trong lĩnh vực du lịch còn rất hạn chế.

- Công tác xuất khẩu lao động vẫn chưa tương xứng với nguồn lao động dồi dào trên địa bàn huyện. Nguyên nhân là nhiều địa phương chưa thực sự chú trọng đến công tác xuất khẩu lao động. Chất lượng lao động của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của một số thị trường lao động, đặc biệt là các thị trường yêu cầu người lao động có tay nghề cao. Bên cạnh đó, hiện nay tỉnh Bắc Kạn ta chưa có cơ chế chính sách tạo nguồn đối với lao động xuất khẩu nhất là lao động có trình độ tay nghề cao, có ngoại ngữ phù hợp với nước đến làm việc.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HUYỆN CHỢ ĐỒN,

TỈNH BẮC KẠN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

4.1. Quan điểm, mục tiêu tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

4.1.1. Quan điểm tạo việc làm cho thanh niên huyện Chợ Đồn

Thanh niên là lực lượng lao động to lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện Nghị quyết số 25, Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là giải quyết việc làm cho thanh niên, cụ thể là nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Coi các hoạt động hướng nghiệp, tạo việc làm là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Huyện sẽ tích cực triển khai có hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất cho thanh niên; các chính sách hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn và thanh niên dân tộc thiểu số.

4.1.2. Mục tiêu tạo việc làm cho thanh niên huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 đến năm 2020

4.1.2.1. Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng lực lượng lao động là thanh niên theo hướng tỷ lệ tăng thanh niên được đào tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, tay nghề; tăng số lượng và tỷ lệ thanh niên có đủ việc làm, giảm số lượng và tỷ lệ thanh niên thiếu việc làm và thất nghiệp. Phân đấu đến năm 2020, tỷ lệ thanh niên thiếu việc làm và thất nghiệp chỉ còn 6%.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tỷ lệ lao động thanh niên đã qua đào tạo nghề là 30%, trong đó lao động thanh niên đã qua đào tạo nghề có việc làm đạt ít nhất 60%.

- Tỷ lệ lao động thanh niên đủ việc làm là: 94,0%. - Tỷ lệ lao động thanh niên thiếu việc làm là: 4,5%. - Tỷ lệ lao động thanh niên thất nghiệp là: 1,5%.

4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tạo việc làm cho thanh niên huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay

4.2.1. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của thanh niên trong công tác tạo việc làm

Bên cạnh những nỗ lực hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, của xã hội, cần đặc biệt chú trọng phát huy vai trò chủ động, tích cực, tinh thần hăng hái, sáng tạo của thanh niên trong công tác tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho thanh niên, đóng góp vào sự phát triển của địa phương và xã hội. Các biện pháp cần thực hiện là:

- Cần tăng cường hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức của thanh niên về nghề nghiệp, việc làm trong cơ chế thị trường bởi vấn đề lao động và việc làm của thanh niên có liên quan chặt chẽ với những định hướng nghề nghiệp của chính họ. Để có một nguồn nhân lực trẻ đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần định hướng phát triển nghề nghiệp mới trong thanh niên, phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển; kết hợp giữa nhu cầu thực tế của sự phát triển thị trường lao động với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Cần khắc phục một thực tế trong quan niệm của thanh niên là phải thông qua con đường học đại học, cao đẳng để có việc làm, trong khi hằng năm các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề không tuyển đủ chỉ tiêu.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và xây dựng kế hoạch truyền thông về hướng nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên, trong đó chú trọng những thông tin về thị trường lao động, cung cấp kịp thời những số liệu tin cậy về

lao động, việc làm đến các địa phương, cơ sở để có căn cứ xây dựng chương trình hướng nghiệp cho thanh niên, giúp họ có điều kiện tiếp cận với thông tin chính xác và những cơ hội tìm kiếm việc làm.

- Để giải quyết việc làm cho lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng, các ngành, các cấp huyện Chợ Đồn cần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại địa phương; xây dựng chương trình việc làm trên cơ sở gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch giải quyết việc làm cho thanh niên. Chú trọng công tác đào tạo nghề công nghiệp - dịch vụ cho thanh niên, học sinh nông thôn mới tốt nghiệp phổ thông giúp họ chuẩn bị điều kiện chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, bán hàng.

4.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm sau đào tạo nghề cho thanh niên thanh niên

- Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết việc đào tạo nghề nghiệp với sử dụng lao động, đảm bảo hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên phải hướng vào việc đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhu cầu của người sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện.

- Chỉ đạo trung tâm dạy nghề của huyện thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi học nghề.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện tổ chức đào tạo nghề nghiệp tại doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp; tăng cường hình thức đào tạo nghề nghiệp theo hợp đồng đặt hàng giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, đảm bảo cho người học sau khi kết thúc khóa học có việc làm.

- Đẩy mạnh liên kết đào tạo nghề cho thanh niên. Trung tâm dạy nghề huyện chủ động nghiên cứu nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, lập kế hoạch đào tạo phù hợp và ký hết hợp đồng với các doanh nghiệp, tranh thủ

ủng hộ từ cơ quan nhà nước và địa phương trong việc hỗ trợ nguồn lực để đào tạo cho đối tượng là thanh niên. Với cách làm này, doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có tay nghề phù hợp), người lao động yên tâm trong học tập và vấn đề việc làm.

- Tăng cường vai trò trung gian của Trung tâm dạy nghề, là cầu nối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn trong giai đoạn hiện nay (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)