5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm trong công tác tạo việc làm cho thanh niên của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác tạo việc làm cho thanh niên huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn như sau:
- Để tạo việc làm cho thanh niên, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo từ UBND huyện. Đây là đầu mối rất quan trọng trong việc chỉ đạo thống nhất các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các phòng, ban của huyện và các đơn vị có liên quan trong việc phối hợp thực hiện các chính sách, dự án về tạo việc làm cho thanh niên.
- Phát huy vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - tổ chức chính trị xã hội của thanh niên. Đây là tổ chức gần gũi nhất với thanh niên, do đó rất thuận lợi trong việc tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của thanh niên, từ đó có những tư vấn, định hướng cho thanh niên trong vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Như đã phân tích ở trên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã thực hiện có hiệu quả vai trò của mình trong công tác tạo việc làm cho thanh niên như phát động các phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”; phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; tiến hành tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho thanh niên vay vốn để phát triển kinh tế.
- Phát huy vai trò của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội - cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện có chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Đây là phòng chức năng rất quan trọng, là phòng chức năng đầu mối thực hiện các chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động, trong đó có công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Đồng thời cũng là cơ quan đầu mối để điều tra, tổng hợp, cung cấp các thông tin về cung - cầu lao động trên thị trường. Để thực hiện có hiệu quả công tác tạo việc làm cho thanh niên thì không thể thiếu vai trò của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho thanh niên. Cần thực hiện tốt tất cả các khâu của công tác đào tạo nghề cho thanh niên như công tác tuyên truyền, khảo sát nhu cầu học nghề của thanh niên, thông tin về nhu cầu lao động trên thị trường và vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên sau đào tạo nghề.
- Hỗ trợ tín dụng, tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn để sản xuất, kinh doanh. Thanh niên có thể tiếp cận nguồn vốn vay bằng nhiều phương thức khác nhau như dùng tài sản gia đình để thế chấp; vay theo đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo; vay thông qua bảo lãnh của các tổ chức Hội hoặc vay thông qua các chương trình, dự án khuyến khích thanh niên phát triển kinh tế.
- Khuyến khích thanh niên xây dựng mô hình phát triển kinh tế và nhân rộng các mô hình thanh niên sản xuất, kinh doanh giỏi. Huyện cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích thanh niên xây dựng mô hình phát triển kinh tế như hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, gia trại bằng nhiều biện pháp khác nhau như tổ chức các lớp về khởi sự doanh nghiệp, các lớp tập huấn, hỗ trợ về chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ về vốn để sản xuất, kinh doanh.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU