Có chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trang trại và nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn trong giai đoạn hiện nay (Trang 98)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Có chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trang trại và nhân

rộng các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi

4.2.4.1. Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trang trại

- Huyện cần thúc đẩy việc dồn điền, đổi thửa ở các địa phương. Để thúc đẩy việc dồn điền, đổi thửa ở các địa phương, huyện Điện Biên cần hỗ trợ thủ tục hành chính cho người dân trong quá trình đo đạc lại đất, lên phương án dồn đổi ruộng đất; Đẩy nhanh tiến độ cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa.

- Tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư trên địa bàn huyện.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến thanh niên về ý nghĩa của các lớp tập huấn khuyến nông để họ hiểu rằng, tham gia tập huấn khuyến nông là có lợi cho họ và họ là đối tượng được thụ hưởng từ chính các lớp tập huấn đó. Tổ chức thường xuyên các đợt thăm quan, học tập kinh nghiệm các trang trại, gia trại sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho các thanh niên có nhu cầu phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Thông qua các đợt thăm quan, học tập kinh nghiệm sẽ giúp cho thanh niên có cơ hội học tập được rất nhiều từ những mô hình sản xuất, chăn nuôi, đặc biệt là những kinh nghiệm trong thành công và thất bại được các chủ trang trại chia sẻ. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong việc quản lý, đưa ra phương án kinh doanh hiệu quả cho bản thân mình.

- Tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn để phát triển kinh tế trang trại.

Các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo, phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn huyện tạo điều kiện thuận lợi nhất để thanh niên được vay vốn. Áp dụng chế độ tín dụng tài trợ, sử dụng hình thức đi vay thông qua sự bảo lãnh vay của Đoàn thanh niên. Đối với các thanh niên đã vay được vốn ngân hàng thì cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ để họ sử dụng vốn vay có hiệu quả, tránh tình trạng nợ chồng nợ dẫn đến không có khả năng trả nợ ngân hàng khi đến hạn.

- Hỗ trợ thanh niên trong quản lý chất lượng sản phẩm. Huyện chỉ đạo các ngành, các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra và quản lý chất lượng các loại vật tư phục vụ sản xuất như: giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường để tránh rủi ro cho chủ trang trại. Cần có các chế tài xử lý nghiêm minh, thích đáng đối với các tổ chức, cá nhân buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vì đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây thiệt hại lớn đến hộ gia đình nói chung và các chủ trang trại nói riêng.

4.2.4.2. Nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác và mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ, trên địa bàn huyện Chợ Đồn đã và đang xuất hiện nhiều mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, số lượng các mô hình này còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, do đó trong thời gian tới, huyện Chợ Đồn cần nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác và mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi của thanh niên. Các biện pháp cụ thể là:

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác và mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi.

Để nhân rộng và phát huy hiệu quả của các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác và mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, công tác tuyên truyền phải được chú trọng đẩy mạnh nhằm giúp thanh niên và chính quyền các cấp hiểu rõ ý nghĩa, vai trò của các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác và mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi. Đồng thời, các cấp bộ đoàn cần phải phối hợp với các ban, ngành tăng cường tư vấn pháp lý cho thanh niên về nội dung liên quan đến phát triển loại mô hình, tổ hợp tác, hợp tác xã cho thanh niên như: các điều kiện cần thiết, hồ sơ, thủ tục cho việc thành lập, nguyên tắc hoạt động, quy mô và phạm vi hoạt động của mô hình, tổ hợp tác, hợp tác xã để từ đó, giúp thanh niên hiểu rõ tầm quan trọng, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động một cách hiệu quả nhất của các mô hình, tổ hợp tác, hợp tác xã. Đó là cơ sở để thanh niên lựa chọn, xây dựng loại mô hình, tổ hợp tác, hợp tác xã phù hợp với đặc thù, phát huy được thế mạnh của địa phương.

Bên cạnh đó, huyện Chợ Đồn cần tiến hành khảo sát về đặc điểm sản xuất của địa phương, số thanh niên chưa có việc làm, nhu cầu việc làm, khả năng và trình độ của thanh niên. Sau khi tiến hành khảo sát, phân tích và phân

nhóm thanh niên chưa có việc làm theo nhu cầu lao động để có giải pháp hỗ trợ thích hợp; vận động, tư vấn, định hướng cho thanh niên tham gia các mô hình, tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên tại địa phương.

- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ thanh niên nhân rộng các mô hình kinh tế, giúp thanh niên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương.

Các hoạt động hỗ trợ bao gồm: đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách phát triển hợp tác xã kiểu mới; cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho đội ngũ thanh niên xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế; hỗ trợ vốn vay lãi suất ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp; mở rộng thị trường thông qua hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến thương mại; chính quyền địa phương và các ngành liên quan cần nghiên cứu, tạo cơ chế thuận lợi để hỗ trợ cho các mô hình kinh tế của thanh niên hoạt động và phát triển vững mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực tiếp cận vốn và nghiên cứu thị trường.

- Kịp thời phát hiện các mô hình, tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên tiêu biểu ở các địa phương để biểu dương, nhân rộng.

Hàng năm thông qua Huyện đoàn và các Đoàn cơ sở kịp thời phát hiện các mô hình, tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên tiêu biểu ở các địa phương để biểu dương, nhân rộng; tổ chức các lớp bồi dưỡng, tham quan tìm hiểu các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả; khuyến khích thanh niên tham gia học tập, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tham gia xây dựng các mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ. Từ đó, nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác và mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi của thanh niên.

4.2.5. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động thanh niên đi làm việc ở nước ngoài

- Tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp. Tập trung tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các chính sách của tỉnh Bắc Kạn về đưa người lao động

đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân, giúp người dân hiểu đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi đi xuất khẩu lao động.

- Cần có chính sách cho vay vốn đối với số lao động đi làm việc ở nước ngoài khi đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định. Không vì lý do lao động về nước trước thời hạn, chưa trả nợ vay ngân hàng mà hạn chế việc cho vay đối với các lao động đăng ký tham gia sau này. Bên cạnh đó, hiện nay nhà nước đang có chính sách thông qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội cho người lao động xuất khẩu vay với mức tối đa là 50.000.000 đồng/lao động, lãi suất 0,65%/tháng, thời gian vay bằng thời gian người lao động đi nước ngoài. Tuy nhiên, với mức vay này, chỉ những người đi xuất khẩu lao động ở những thị trường có mức chi phí thấp mới đáp ứng đủ, còn các thị trường cho chi phí trung bình và cao như thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga..thì mức vay này không đủ, trong khi đó đa số lao động thanh niên nông thôn đi xuất khẩu lao động đều dựa vào nguồn vốn vay của nhà nước, do vậy huyện cần nghiên cứu, đề xuất với Nhà nước, với các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn huyện có các chính sách ưu đãi vay vốn phù hợp hơn với điều kiện thực tế để tạo điều kiện thuận lợi cho lao động trên địa bàn huyện đi xuất khẩu lao động. - Mời gọi các doanh nghiệp có uy tín, chất lượng và năng lực hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động về triển khai tuyển chọn lao động trên địa bàn. Khuyến khích lựa chọn các nước có nền chính trị ổn định, thu nhập cao để đưa lao động đến làm việc. Trong đó, chú trọng các đơn hàng đảm bảo mức thu nhập cho người lao động có tiền trang trải sinh hoạt, trả nợ ngân hàng và có tích lũy. Ưu tiên đối với thị trường có nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề. Bên cạnh đó đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các nước tiếp nhận lao động. Đảm bảo giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu nhất là về ngoại ngữ, văn hóa, kỷ luật lao động, phong tục tập quán, luật pháp nước sở tại.

4.2.6. Nâng cao khả năng tiếp cận và hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay để sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh

- Theo qui định hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội chưa có chương trình tín dụng dành riêng cho thanh niên khởi nghiệp. Tuy nhiên, thanh niên thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có thể tiếp cận nguồn vốn từ các chương trình tín dụng chính sách hiện nay như: chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn để khởi nghiệp. Nếu chưa có hộ khẩu riêng, thanh niên có thể nhờ bố, mẹ đứng tên để vay hộ. Từ đó sẽ nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho thanh niên khởi nghiệp.

- Huyện đoàn và các Đoàn cơ sở tiến hành rà soát các đề án, dự án phát triển kinh tế trong thanh niên và giới thiệu mô hình hợp tác xã thanh niên, tổ hợp tác thanh niên tư vấn, hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất kinh doanh để đề án vay vốn có tính khả thi, đáp ứng các yêu cầu đưa ra để giải ngân vốn vay. Cùng với việc hỗ trợ vay vốn, Đoàn thanh niên cần phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thường xuyên hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho các tổ trưởng, tổ viên tổ vay vốn và các cán bộ Đoàn.

- Đoàn thanh niên phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chợ Đồn, thành lập tổ công tác, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của thanh niên ở từng tổ, từng hộ gia đình, bảo đảm sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế tại địa phương, có sự định hướng, trợ giúp thanh niên từ lúc tiếp cận vốn vay cho tới khi triển khai các mô hình phát triển sản xuất phù hợp, tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho thanh niên. Tiến hành giao ban định kỳ đánh giá kết quả hoạt động của các tổ vay vốn, lấy chất lượng hoạt động là một trong các tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua cuối năm.

4.2.7. Phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn huyện

- Giải pháp về phát triển thị trường, sản phẩm du lịch

Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, tập trung vào lĩnh vực sinh thái, văn hóa, lịch sử; khôi phục các nghề truyền thống như đan lát, mộc, dệt thổ cẩm, may thêu trang phục dân tộc, chế tác nhạc cụ; phát triển các làn điệu dân ca, dân vũ như hát then, đàn tính, múa khèn để xây dựng thành sản phẩm du lịch bản sắc của huyện.

- Giải pháp về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội để tăng cường tính chủ động của người dân trong phát triển du lịch. Có chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia đầu tư phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch ở nơi họ sinh sống.

- Giải pháp về phối hợp và hợp tác liên kết trong phát triển du lịch

Tăng cường hợp tác trong phát triển du lịch với các huyện trong tỉnh, đặc biệt là huyện Ba Bể vì đây là cụm du lịch trọng tâm của tỉnh; xây dựng các chương trình, các tuyến du lịch; phối hợp quảng bá, xúc tiến du lịch; đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù ở mỗi địa phương trên cơ sở đa dạng sản phẩm du lịch vùng. Hợp tác trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao; khai thác, phát triển các tour, tuyến du lịch quốc tế và liên vùng. Phối hợp chặt chẽ với các ngành trong tỉnh và các tỉnh nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục các mặt hạn chế để khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch, phát triển và quảng bá sản phẩm du lịch của huyện.

KẾT LUẬN

Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề việc làm và tạo việc làm cho lao động nói chung, cho lao động thanh niên nói riêng, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm tạo việc làm cho thanh niên. Công tác tạo việc làm cho thanh niên huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn thời gian qua đã đạt được kết quả quan trọng, đó là tỷ lệ thanh niên thiếu việc làm và thất nghiệp đã giảm xuống, tỷ lệ thanh niên đủ việc làm đã tăng lên. Số thanh niên có đủ việc làm đã tăng từ 12.142 người (chiếm 81,7%) năm 2014 lên 13.170 người (chiếm 86,5%) năm 2016. Số thanh niên thiếu việc làm đã giảm từ 2.006 người (chiếm 13,5%) năm 2014 xuống còn 1.553 người (chiếm 10,2%) năm 2016. Số thanh niên thất nghiệp đã giảm từ 714 người (chiếm 4,8%) năm 2014 xuống còn 502 người (chiếm 3,3%) năm 2016.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tạo việc làm cho thanh niên huyện Chợ Đồn vẫn còn một số hạn chế, đó là: Mặc dù đã có xu hướng giảm trong giai đoạn 2014-2016 nhưng số lượng cũng như tỷ lệ thanh niên thiếu việc làm và thất nghiệp vẫn còn cao; Một số dự án được thực hiện nhằm tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện nhưng hiệu quả chưa cao; Khả năng tiếp cận cũng như hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay phục vụ cho công tác tạo việc làm cho thanh niên còn nhiều hạn chế; Hiệu quả của công tác giải quyết việc làm sau đào tạo nghề cho thanh niên còn thấp; Số mô hình trang trại, gia trại, mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác và mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi của thanh niên huyện Chợ Đồn còn ít, chưa tương xứng

với nguồn lực thanh niên hiện có của huyện; Số lao động thanh niên được tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn trong giai đoạn hiện nay (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)