Việc khai thác và phản ánh trạng thái ẩn ức trong lịch sử văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn ức nữ tính qua sáng tác của đỗ bích thúy (Trang 25 - 33)

Xét cho cùng, mọi lĩnh vực sáng tạo của loài người, cũng đều hướng tới mục đích phục vụ chính cuộc sống con người. Hoàn cảnh và môi trường đa dạng, nhu cầu con người càng phức tạp, thêm nữa đặc tính cố hữu của loài người là muốn khẳng định mình, muốn cất tiếng nói trong cái không gian xã hội đầy phức tạp ấy. Trong hàng loạt những lĩnh vực sáng tạo, những “kênh” truyền tải của con người thì đời sống văn học là sự cô đọng, là phương tiện được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất. Những tác phẩm văn học lấy cảm hứng và bối cảnh, chất liệu từ chính cuộc sống, con người, để khai thác, phản ánh “thực tại xã hội” và chính chủ nhân của cái thực tại đó. Chất liệu càng phức tạp, càng gồ ghề góc cạnh thì sản phẩm càng độc đáo và đặc biệt. Sức hấp dẫn và nhân văn nhất trong các tác phẩm văn học xưa nay, chính là khai thác chiều sâu nội tâm nhân vật, nhất là những nhân vật có “hoàn cảnh” đặc biệt, vượt ra khỏi cái khung cảnh trung bình chung của xã hội của cộng đồng.

Trong thời phong kiến, xem nhẹ vai trò của người phụ nữ, ép buộc họ sống trong khuôn khổ gò bó, thậm chí phi nhân tính, bởi thế số phận của người phụ nữ trong thời đó hết sức bi đát, bị đè nén, áp bức, tủi nhục và cam chịu. Đã có hàng loạt tác phẩm văn học trong thời kì này phản ánh “hình ảnh” của những người phụ nữ đó.

Đó có thể là tiếng thét của chính đối tượng trong cuộc, như nữ sĩ Hồ Xuân Hương - một người được coi là có một “xung lực” đặc biệt. Những bài thơ của nữ sĩ là sự truyền tải hàng loạt thông điệp bi ai về thân phận của người phụ nữ bấy giờ, và cũng chính là trạng thái ẩn ức của nữ sĩ - một người phụ nữ phải gánh chịu những bất công, tủi nhục của cái vòng luân lý xã hội bấy giờ. Những bài thơ của nữ sĩ thể hiện một thái độ xưa nay chưa từng có trên văn đàn trước đó, mở đầu cho trào lưu đấu tranh giải phóng tự do cá nhân, nhất là người phụ nữ, khởi từ quyền đơn giản nhất là được nói lên suy nghĩ và khát vọng của chính bản thân mình.

Khi chế độ phong kiến diễn tiến tới giai đoạt mạt kì, tức đứng trước sự đổ nát, thì cũng là lúc cực đoan nhất. Xã hội nhiễu nhương tao loạn, thân phận con người bị coi rẻ như thân rơm, cái kiến, lại càng bị đè nén thậm tệ hơn. Người phụ nữ được coi là vật để mua vui, phục vụ cho các bậc vua chúa, là vật sở hữu mang ý nghĩa như một món hàng, cần thì dùng đến, không cần thì có thể vứt đi ngay được.

Một tác phẩm gây tiếng vang trong giai đoạn bấy giờ, khai thác tâm trạng ẩn ức đến tột cùng của thân phận người cung nữ bị ruồng bỏ, lãng quên nơi cấm thành lạnh

lẽo, chính là Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Toàn bộ 355 câu thơ là nỗi

lòng ai oán tột cùng của thân phận người cung nữ, sống trong sự héo úa tàn lụi, tuổi xuân và khát vọng trôi qua một cách vô nghĩa, đời người lụi tàn trong quên lãng, bị vênh lệch và bứt ra khỏi cuộc sống, xã hội. Lầu son gác tía nay đã thành ngục trung giam cầm và thiêu lụi con người. Họ không sao thoát khỏi nó, họ uất ức tới tột cùng, kêu gào thảm thiết, khi lại mơ tưởng ngóng trông, tất cả trạng thái đó, nảy sinh từ ẩn ức tột cùng đã trở thành một thứ bệnh lý. Họ không thể giãi bày, chia sẻ, sống trong câm nín, không còn ai biết và nhớ tới họ nữa. Có tới hàng trăm, hàng ngàn những người phụ nữ như thế, họ đều là những người rất đẹp và tài năng, được vua chúa tuyển chọn, sở hữu, nhưng cũng từ đó, họ phải sống trong bi kịch, trong sự giam cầm, trong không gian lạnh lẽo cô đơn, tách biệt hoàn toàn với cuộc sống. Ở tất cả những người phụ nữ đó đều hội đủ những điều kiện hoàn hảo cho một cuộc sống tốt đẹp, như ý trong thực tế, nhưng họ đã bị tước đoạt tất cả, bị giam cầm, tách biệt, và đau đớn nhất là bị lãng quên, chết dần chết mòn trong quên lãng, đó thực sự là trạng thái kinh hoàng nhất mà họ ngày ngày phải chịu đựng. Chỉ có ít người thương xót và quan tâm đến họ, Ôn Như Hầu là một người đặc biệt, có điều kiện ra vào lui lại chốn cung cấm, thành son - gác tía, nên mới có dịp chứng kiến và nghe được âm thanh ai oán tột cùng từ những số phận hồng nhan bạc mệnh đó.

Trong một xã hội như thế, người phụ nữ còn phải gánh chịu hàng loạt những khổ đau mất mát khác, người thì phí hoài tuổi xuân, chết dần trong quên lãng, người thì chịu cảnh chia li, mỗi người mỗi ngả, sống trong cảnh nhớ nhung, lo lắng. Chiến tranh giữa các chúa, vì lợi ích cá nhân dòng tộc, ở chốn thôn dã, có biết bao gia đình phải sống trong cảnh chia li, người vợ ở nhà ôm con, ngày ngày sống trong nỗi khắc khoải. Người phải chịu đựng, gánh chịu nhiều nhất, bao giờ cũng là người ở lại, là

những người phụ nữ. Người đàn ông ra đi không hẹn ngày trở lại, người vợ phải đồng lòng tiễn chồng ra đi, vì nghĩa lớn, vì mộng công danh, họ ở lại trong hi vọng về viễn cảnh tốt đẹp đến với người chồng yêu dấu, song thực tế thật phũ phàng bởi chiến tranh là chết chóc, là thời gian đằng đẵng bào mòn đi tất cả hi vọng, chịu đựng, là tuổi xuân của hạnh phúc lứa đôi ngày càng lụi tàn. Tất cả trạng thái đó cùng lúc đổ dồn lên người phụ nữ, họ phải chịu đựng tất cả, phải cân bằng mọi cung bậc đó. Họ bị đẩy vào một không gian, một trạng thái tột cùng của hi vọng, lo lắng, cô đơn, hờn tủi, và họ không có lối thoát, bị đóng băng, hóa đá. Cái thực tế xã hội bấy giờ đã đưa đẩy và nhấn chìm biết bao cảnh đời những người phụ nữ như thế. Số phận của họ đã được

chụp lại và phản ánh qua Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm vào

thời kì Lê - Mạc bấy giờ.

Đặc trưng chung nhất và cũng là riêng biệt của các tác phẩm văn học lấy chủ đề phản ánh ẩn ức con người, nhất là người phụ nữ thời kì này chính là những khai phá bước đầu, đánh dấu cho thời kì đổ vỡ của hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, bị lên án và phản ánh bởi chính các nhà Nho - những người được coi là chủ nhân, là người điều hành, duy trì hệ tư tưởng đó. Số phận bi thương của những người phụ nữ được phản ánh thông qua một số ít những nhà Nho có tinh thần nhân ái như thế. Tuy nhiên, thông qua hình ảnh của những người phụ nữ đó, tác giả còn lồng ghép vào chính cái trạng thái ẩn giấu của mình trong đó, tức là hình ảnh mang hai trường nghĩa, tường minh và ẩn giấu. Những tác phẩm đó trong giai đoạn này là hiếm, là hiện tượng đặc biệt. Nhân vật được phản ánh trong tác phẩm chỉ là một góc cạnh nhỏ bé trong thực tế xã hội bấy giờ, những suy tư, ẩn ức của họ chưa mang tính phổ quát, đại diện, gắn với hiện trạng nhân sinh và vẫn mang tính hình tượng là chính.

Chuyển sang thời hiện đại, tức thế kỉ XX, là mốc đánh dấu cho nhiều bước ngoặt, chuyển hướng vĩ đại của nhân loại, trong đó có việc giải phóng con người cá nhân. Trong xã hội, vị thế và vai trò của người phụ nữ được nâng cao hơn, nhưng họ vẫn không thoát khỏi những mặc định hay định kiến ngàn đời của lịch sử để lại. Thêm nữa, bối cảnh xã hội giai đoạn này cũng đổi thay và phát triển chóng mặt, đôi khi rối ren, hay dở lẫn lộn, thế nên những ảnh hưởng tới thân phận con người cũng càng phức tạp và khó giải quyết hơn. Hình tượng con người trong văn học, được phản ánh và khám phá chân thực, toàn diện hơn, trên tất cả các bình diện, cung bậc sáng - tối, thiện

- ác, cả phần vô thức, tiềm thức. Có thể nhắc tới các tác phẩm như: Ăn mày dĩ vãng

Vòng tròn bội bạc của nhà văn Chu Lai; Bến không chồng của Dương Hướng, Thời xa

vắng của nhà văn Lê Lựu, Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng, Một

cõi nhân gian bé tí của nhà văn Nguyễn Khải; Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà

văn Nguyễn Khắc Trường; Thiên thần sám hối của nhà văn Tạ Duy Anh; Đi về nơi

hoang dã của nhà văn Nhật Tuấn; Cõi người rung chuông tận thế của nhà văn Hồ Anh

Thái; Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, Đám cưới không có giấy giá

thú; Đồng bạc trắng hoa xòe; Mùa lá rụng trong vườn; Côi cút giữa cảnh đời của nhà

văn Ma Văn Kháng.

Đời sống văn học trong bối cảnh mới này cũng rất đa dạng hướng vào phản ánh một cách chi tiết, cụ thể, cận cảnh và chân thật hơn thân phận con người, đôi khi trần trụi nhưng là thực tế nhân sinh. Văn chương, xét cho cùng là phản ánh cái ẩn ức của xã hội mà trong bối cảnh xã hội hiện đại, cũng đặt ra nhiều ẩn ức mới, ví dụ như hiện tượng hôn nhân đồng giới - vốn được coi là một biểu hiện tính dục khác thường.

Chủ đề khai thác ẩn ức của người phụ nữ trong các tác phẩm văn học cũng đa dạng và nhiều màu sắc hơn, chân thực hơn, mạnh bạo hơn, đề cập tới những ẩn ức sâu kín nhất, đôi khi nhạy cảm nhất của người phụ nữ mà xưa nay vẫn bị né tránh hoặc không dám đề cập tới, ví dụ như ẩn ức tình dục. Có thể đề cập tới hàng loạt những tác

phẩm văn học khai thác chủ đề ẩn ức con người như: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo

Ninh, Ăn mày dĩ vãng, Phố…của nhà văn Chu Lai, các tiểu thuyết Người trong ống,

Chồng thật vợ giả của Vi Hồng, Xứ mưa của Hoàng Thế Sinh, Đàn trời của Cao Duy

Sơn, Lửa cháy trong rừng hoang của Sương Nguyệt Minh, Số phận đàn bà của Hoàng

Thị Cành, Tiếng chim kỷ giàng của Bùi Thị Như Lan, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu,

Giày đỏ của Dương Bình Nguyên, Chờ tuyết rơi của Đặng Thiều Quang, 1981 của

Nguyễn Quỳnh Trang, Song Song của Vũ Đình Giang, I am đàn bà của Y Ban, Bóng

đè của Đỗ Hoàng Diệu, Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Người đàn bà trên đảo, Tấm

ván phóng dao...

Trong bối cảnh xã hội chung đó, khu vực miền núi và người dân tộc thiểu số được phản ánh khá nhiều trên đời sống văn học. Vùng đất xa xôi này, không chỉ ẩn chứa nhiều giá trị “lạ” đối với độc giả, mà còn chứa đựng một trữ lượng “vỉa tầng” đa dạng vẫn còn đang ở dạng tiềm ẩn, con người và cuộc sống của họ nơi đây cũng đa

dạng và độc đáo. Miền núi là nơi hiện còn lưu giữ và chứa đựng nhiều giá trị, vừa nhân văn đáng quý, lại vừa lạc hậu. Đời sống con người còn nhiều giá trị trân quý trong ứng xử, nhưng cũng là vùng đất còn nghèo khổ với cuộc sống mưu sinh khắc nghiệt, tồn tại nhiều khắt khe, định kiến lạc hậu, nhất là đối với thân phận phụ nữ.

Đã có khá nhiều tác phẩm văn học phản ánh khung cảnh và cuộc sống con người miền núi, nhất là trong khoảng thời gian từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước trở lại đây. Nổi bật là những tác phẩm phản ánh về cuộc sống mưu sinh khó khăn, những vật lộn của con người để thích nghi với hoàn cảnh nơi đây, nhất là số phận của người phụ nữ miền núi. Có thể kể tới hàng loạt những tác phẩm văn học tiêu biểu như tập

truyện Hoàng hônLửa trong rừng sa mu của tác giả Hà Trung Nghĩa, Hà Lý với

Ngọt đắng vị Mường, Đoàn Lư với Kỉ niệm về một dòng sông, Ngựa hoang lột xác

Sự tích một câu nói của tác giả Bùi Minh Chức… Những tác phẩm tập trung mô tả

thân phận con người miền núi như: Người lang thang của Cao Duy Sơn, Số phận đàn

của Hoàng Thị Cành, Gặp gỡ ở La Pan TẩnMột mình một ngựa của tác giả Ma

Văn Kháng, Khu vườn yên tĩnh của tác giả Tống Ngọc Hân, Cơn mưa hoa mận trắng

của tác giả Phạm Duy Nghĩa…

1.4. Đỗ Bích Thúy và sự nặng lòng của chị với những người phụ nữ vùng cao

Có thể coi thời điểm chính thức xuất hiện của nhà văn Đỗ Bích Thúy trên văn đàn là giải nhất trong cuộc thi sáng tác truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội với bộ ba tác phẩm: Ngải đắng ở trên núi, Đêm cá nổiSau những mùa trăng. Sự lôi cuốn và hấp dẫn của những tác phẩm đầu tay này chính là cái “không gian núi”, “con người và lối sống núi” được nhà văn khai thác và xuất trình trên những trang văn của mình.

Có được những trang văn cô đọng, độc đáo như vậy và ở trong tất cả các sáng tác sau này của chị là bởi tuổi thơ được thấm đẫm và trải trong không gian núi, nhà

văn lớn lên và trưởng thành trong không gian thung lũng rộng không quá 1500 m2 với

bao bọc xung quanh là núi, là sông, là cảnh sinh hoạt của con người và vạn vật núi. Như chính nhà văn chia sẻ, động lực chính để chị sáng tác nên những tác phẩm văn chương đó chính là nỗi nhớ núi da diết, nhà văn đã tự nhận mình là người miền núi, người đi ra từ núi. Không gian núi thấm đượm và ngồn ngộn trong tất cả các sáng tác của chị, nhất là vùng đất Hà Giang - nơi chị lớn lên và trưởng thành.

Hiện thực và con người miền núi luôn xuất hiện dày đặc và là chủ đề chính trong mọi sáng tác của Đỗ Bích Thúy. Đó là những con người với số phận riêng, những hạnh phúc và khổ đau chồng lấn, dồn đẩy họ, là lối sống cộng đồng với những phong tục - tập quán riêng, những đặc trưng quy định riêng của không gian và xã hội miền núi.

Năm 2005, với tập tiểu thuyết Bóng của cây sồi và một năm sau là tập truyện

Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Đỗ Bích Thúy tiếp tục gây được tiếng vang lớn trên văn

đàn, rất nhiều những nhà văn, đồng nghiệp đã có những đánh giá, ca ngợi Đỗ Bích

Thúy. Nhà báo Dương Bình Nguyên trong bài Đỗ Bích Thúy - sự mềm mại quyết liệt

đã khái quát về “phong cách” của Đỗ Bích Thúy “sự day dứt của con người với nơi

chốn mình sinh ra” và “sự trở về, sự nương náu của tâm hồn ở miền đất cũ cũng tự

nhiên như hơi thở”.

Tác giả Ngọc Ánh trong bài viết Nhà văn trẻ Đỗ Bích Thúy đánh thức lòng

nhân bản [42] đã nhận định: “Bóng của cây sồi, Sau những mùa trăng, Tiếng đàn môi

sau bờ rào đá, Người đàn bà miền núi... là những tập truyện ngắn mở ra một không

gian bao la của núi rừng và cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng người Mông, Tày, Dao ở vùng cao núi đá Hà Giang. Mỗi câu chuyện Đỗ Bích Thuý kể là mỗi số phận, mỗi cảnh đời ngang trái khác nhau. Trong bức tranh đó, chị tập trung khai thác chiều sâu nội tâm của nhân vật - phần lớn là những người đàn bà với cuộc đời làm dâu, làm vợ, làm mẹ âm thầm, chịu nhiều buồn tủi, đắng cay...”

Nhà phê bình văn học Lê Thành Nghị trong lời giới thiệu cho tập truyện ngắn

Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, đã nhận định: “Một không gian đầy hoa lá rừng, có tiếng gà gáy tách te trong bụi rậm, có những dòng suối trong suốt với những viên cuội đỏ, có những chàng trai thổi sáo theo sau các cô gái khoác quẩy tấu xuống chợ, những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn ức nữ tính qua sáng tác của đỗ bích thúy (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)