Không gian văn hóa Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn ức nữ tính qua sáng tác của đỗ bích thúy (Trang 34 - 43)

Chủ nhân của không gian văn hóa rộng lớn này là hàng loạt các cộng đồng dân tộc thiểu số. Mỗi một dân tộc lại có một diện mạo riêng về đặc trưng văn hóa tộc người, về lịch sử cư trú, không gian quần cư, phong tục - tập quán, ngôn ngữ, lối sống. Chính bởi vậy, vùng Đông Bắc vô cùng đa dạng về sắc màu đặc trưng văn hóa.

Con người miền núi luôn mang sẵn trong mình đức tính cần cù, chịu khó; thật thà, chân mộc trong cách ứng xử đồng thời cũng rất bản lĩnh, gan dạ trong đấu tranh với thiên nhiên để duy trì cuộc sống. Họ sống chủ yếu ở những cao nguyên đá vôi, quanh năm mịt mù sương trắng và phải hứng chịu những thảm họa từ thiên nhiên bất kỳ lúc nào. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu mang nặng tính tự cấp tự túc cộng với sự phân hóa xã hội ở mức thấp khiến người dân miền núi hạn chế trong tầm nhìn, chân mộc trong giao tiếp và hiền hòa như cây lanh, cây bông trên núi cao. Chính nhà văn Đỗ Bích Thúy đã dành nhiều ưu tư, tâm huyết về căn tính của con người miền núi Đông Bắc trong các sáng tác của chị.

Trong tiểu thuyết Bóng của cây sồi, là cô Kim - một cô gái xinh đẹp nhất Lao Chải, nhưng bị cả làng hắt hủi vì quá khứ của mẹ và bà ngoại Kim. Trước thái độ của người làng và thất vọng với sự lựa chọn của Phù, Kim bỏ đi biệt tích, mấy năm sau trở về với một đứa bé trai không có cha. Kim làm nghề mại dâm rồi bị bắt, sau đó quay trở về ngôi nhà mục nát để sống tiếp. Kim đã được những người phụ nữ già cả trong bản

cưu mang, thương xót: “Đã một tháng nay mẹ con Kim sống bằng thóc gạo của người

làng. Mấy bà già thương thằng bé, dấm dúi túm gạo vào khăn, mỗi người mang cho

một ít. Lần nào nhận gạo của các bà Kim cũng khóc ròng” [29, tr.251]. Dù sao đi nữa

đó cũng là đứa con của núi rừng, cùng uống chung một dòng suối, đi chung một con đường và khi cất tiếng khóc chào đời đều được sự chứng kiến của rừng xanh nên việc cưu mang là điều cần thiết. Lòng tốt của con người miền núi nảy sinh một cách tự nhiên, không ồn ào, khó hiểu như những vách đá sâu dựng đứng giữa trời. Miêu tả tính thiện trong sâu thẳm con người miền núi, Đỗ Bích Thúy dành nhiều quan tâm cho

người phụ nữ. Khi Kim bị bắt vì vụ ăn trộm máy bơm nhà Phấn, cả làng “lũ lượt kéo

đến xem mặt đứa ăn cắp. Biết nhau cả, nhưng vẫn muốn xem cái đứa đi ăn cắp rồi thì

mặt nó có khác đi không” [29, tr.12] thì bà Mẩy - một phụ nữ dân tộc thuần phác, chưa

bao giờ ra khỏi bản, cả đời úp mặt trên những ngả nương đã bước tới “buộc tóc, vấn

khăn lại cho Kim” như Kim là con gái ruột thịt của mình vậy. Sự đồng cảm về thân

phận người phụ nữ đã khiến bà Mẩy có những hành động mang tính cứu rỗi tình yêu thương đối với một cô gái gặp nhiều bất hạnh. Đó chính là tình người ấm áp giữa giăng giăng giông bão nơi xó núi Lao Chải.

Lòng nhân bản của con người miền núi còn được thể hiện trong tình nghĩa vợ -

chồng, bà - cháu qua những trang văn đẫm nước mắt Lặng yên dưới vực sâu. Người bà

ấy đã dành cả cuộc đời xuân sắc và khổ hạnh của mình để lo cho chồng, cho con cháu giờ đây đã ngã xuống như cây ngô bị trẩy hết bắp. Vậy mà đến lúc gần kề cái chết, bà vẫn bận tâm về cuộc sống của những người ở lại, vẫn lo chuyện giặt áo cho chồng, làm mèn mén cho cháu nội. Ý nghĩa cuộc sống của người đàn bà này dội lên trong tâm thức chúng ta về lòng vị tha trong cuộc sống.

Người miền núi là những con người yêu thích tự do, độc lập, tâm hồn phóng khoáng, yêu lao động, cần cù nhẫn nại trong đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt. Họ yêu thích văn nghệ, hòa nhập ân tình với nhau trong quá trình xen cư và giao lưu văn

hóa. Họ giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, kinh tế, an ninh ở vùng rẻo cao biên giới Việt Nam. Trong mỗi cuộc đương đầu với khó khăn, họ luôn có sẵn trong mình tấm lòng chân thành, sự cam chịu vốn là “thiện căn” tự có trong mỗi con người. Lòng tốt không cần đáp trả đó có lẽ là mẫu số chung về bản chất con người miền núi.

Con người miền núi tin thờ và kính sợ tất cả các loại thần linh. Và thần linh vĩ đại nhất của người vùng cao là Trời. Trời là vị thần tối thượng chi phối thế giới thần linh và cả thế giới con người. Nơi những cánh rừng nguyên sinh miền núi cao, cây sồi được coi là biểu tượng của người đàn ông. Sức sống và sự sinh sôi phát triển của nó tạo dựng niềm tin về sự thịnh vượng tộc người trong tâm thức mỗi người dân. Đến khi cây sồi già, rụng lá và chết đi, đồng nghĩa với việc một người đàn ông quan trọng nào đó đã rời bỏ bản làng. Đỗ Bích Thúy đã từng miêu tả về biểu tượng cây

sồi: “Đã nhiều năm trôi qua, cây sồi này già, rồi chết, rồi khô xác, không còn một

mảnh vỏ, đến cả những sợi rễ vững chãi ăn sâu xuống lòng đất ẩm ướt cũng đã đứt thành nhiều đoạn, nhưng cái bóng của nó thì không ai xoá đi được. Ngay cả anh, người đàn ông duy nhất còn lại của dòng họ, cũng không đi qua được nó, không vượt qua được cái ranh giới mà bóng cây sồi đã in xuống vùng thung lũng rộng không đầy một sải chim bay này” [29, tr.5].

Từ bao đời nay, trong suy nghĩ của người Mông, người Tày, rừng mả là một khu vực địa lý đặc biệt, dành cho những người chết có được nơi an nghỉ sau khi kết

thúc sự sống. Họ tin rằng “tất cả những con gà trống được người chết mang theo đám

ma sau này đều hoá thành một loài chim ăn đêm và chúng cất tiếng gáy lúc nửa đêm, khi còn lâu trời mới sáng. Từ trong làng, đêm nào những người già mất ngủ nghe thấy tiếng gà the thé cất lên, nửa giống tiếng tắc kè, nửa giống tiếng chim lợn là biết rằng sắp đến lúc mình cũng đi vào rừng mả. Và chỉ những người sắp từ giã cuộc sống mới nghe được tiếng gà gáy cất lên từ rừng mả” [29, tr.71].

Màu sắc tâm linh được khắc họa trong Bóng của cây sồi: “Huyền thoại thứ nhất nói về “hai cô gái đẹp vì không nghe lời tri châu bắt về làm vợ mà bị ném xuống sông Lô. Hai cô trôi qua, dạt vào bến đò Lao Chải, dân bản thương đem lên núi chôn để làm gương cho con gái mới lớn. Cùng năm ấy, cả một vùng rộng lớn xung quanh Thanh Vân bị lũ tràn ra từ trong khe núi, từ rừng, từ trời, cuốn sạch nhà cửa trâu bò,

chỉ mỗi Lao Chải không việc gì, người làng cho rằng đấy là do hồn hai cô gái trên núi

tìm cách trả ơn nên đã làm một cái nhà bằng đá lợp lá cọ để hai cô có nơi đi về” [29,

tr.120]. Huyền thoại thứ hai kể chi tiết về dòng sông Lô và cái chết của con thuồng

luồng “Thuồng luồng chết, xác hoá thành gò đất dài nằm dọc bờ suối mà đám đàn bà

hay ra phơi váy, còn linh hồn đi lang thang, nhưng vài năm lại quay về làng một lần. Lần ấy, không cách này hay cách khác, sẽ lấy đi một đứa trẻ, coi như cái giá mà người Lao Chải phải trả cho nó vì đã ăn ở, canh tác trên mảnh đất của nó. Thầy mo của Lao Chải thì bảo không phải, đấy là chuyện bậy bạ, không tin được. Nhưng đúng là thỉnh thoảng làng lại có trẻ con chết, thường là chết đuối vào mùa hè lúc rủ nhau ra sông

hụp lặn. Cũng có đứa chết trên rừng vì cây đổ, nứa xiên” [29, tr.273-274].

Niềm tin tâm linh còn được thể hiện ở việc một cộng đồng ổn định phải có sự quản lý của già làng trong Bóng của cây sồi; việc có con trai nối dõi trong Tiếng đàn

môi sau bờ rào đá; cúng mo để xua đuổi tà ma trong Đi qua ngày sang đêm… Đặc biệt

là cách ứng xử với cái chết của mỗi thành viên trong bản làng: “Ở làng tôi chỉ được

nghe tiếng tù và trong những ngày làng có người chết. Mẹ tôi bảo đấy là lời người sống an ủi người chết. Chỉ có ngày em Thi chết là vắng tiếng tù và. Trẻ con chết là trái với luật đời, thế nên chỉ lặng lẽ đi thôi, không được mang cây tù và trong nhà trong họ ra thổi” [27, tr.187].

Người già miền núi đã tự đúc kết cho mình một chân lý: “Nếu như ngọn gió này không còn thì dòng sông sẽ lặng tờ, chỉ có tiếng nước sôi ùng ục như đặt trên bếp lửa; Nếu như ngọn gió này không còn thì ánh vàng lấp lánh từ mặt trời, ánh bạc lấp lánh từ mặt trăng sẽ không bao giờ trở lại trên mặt nước; Nếu như ngọn gió này không còn thì những chiếc lá úa vàng và những quả chín nẫu sẽ không bao giờ tạt xuống mặt nước, làm cho từng đàn cá bống nhớn nhác lên; Nếu như ngọn gió này không còn thì những bắp chân trắng nõn sẽ giấu mãi trong gấu váy, những nắm rêu sẽ rối tung trong xoỏng; Và nếu như ngọn gió này chỉ một lần thổi tới từ thượng nguồn và một lần duy nhất trôi trên dòng nước về hạ nguồn, rồi không khi nào trở lại nữa thì chính dòng

sông sẽ không còn”[29, tr.103-104].

Niềm tin ấy gánh được linh hồn, hơi thở, dáng vóc của các dân tộc. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, bao lớp trầm tích văn hóa, con cháu miền núi vẫn tìm thấy

niềm an ủi và đồng vọng với những tâm tư, tình cảm của mình trong di sản văn hóa truyền thống của cha ông.

Tuy nhiên, trong không gian riêng đó, bị ngăn trở, tách biệt so với các khu vực khác nên những con người miền núi cũng là nạn nhân của hủ tục lạc hậu, cuộc đời họ thường gắn với số phận bi kịch. Đỗ Bích Thúy đã đưa vào trang văn những bi kịch mang tính cá nhân xuất phát từ sự hẹp hòi dân tộc. Cô Kim trong Bóng của cây sồi vừa đẹp người đẹp nết nhưng bị cả làng hắt hủi chỉ vì quá khứ đau buồn của người mẹ. Đám ma của mẹ Kim chính là một ví dụ tiêu biểu cho hệ thống quan niệm hẹp hòi của người dân miền núi, những quan niệm cổ hủ đã bóp chết quyền được hòa nhập của con người vào xã hội. Người mẹ ấy đến khi chết vẫn phải chịu cảnh cô độc và rẻ rúng:

“Chỉ có duy nhất một cái quan tài, không có nhà táng, không có đón rước ông Then. Kim mang đi một con gà, cái nồi, cái bát, đôi đũa, quẩy tấu, dần sàng, ít gạo... đấy là phần dành cho mẹ mang theo xuống đất. Nhưng nước mưa làm cho tất cả đều ướt, cả

con gà trong lồng cũng ướt lướt thướt” [29, tr.21]. Người mẹ khốn khổ ấy khi đối mặt

với cái chết có lẽ vẫn mang nặng tủi cực trong mình vì sự hắt hủi của cộng đồng. Trong mỗi chúng ta có lẽ ai cũng đều ngỡ ngàng khi đọc truyện ngắn Cột đá treo

người viết về thời trước cách mạng, thời mà các lý trưởng là trung tâm của làng quê

Việt Nam, kể cả miền xuôi lẫn miền ngược. Đây là câu chuyện kể về cây cột đá có thật ở Đồng Văn, về một anh Vàng, anh Sàng ở trong bản người Mông. Họ chỉ cần làm trái ý lý trưởng là bị hắn đem treo lên cột đá cho quạ rỉa. Thân phận con người không có giá trị bằng con bò, con ngựa trong nhà địa chủ… Ở đây ai muốn làm người thì phải vùng lên và nếu vùng lên không được thì phải trốn vào rừng làm phỉ.

Qua những sáng tác của Đỗ Bích Thúy, hình ảnh con người hiện lên vừa chân mộc nhưng cũng đầy xót xa. Đó là những con người cả đời úp mặt trên những cánh đồng anh túc, tam giác mạch, đi ở đợ cho nhà giàu và chết trong cô quạnh. Không ai khác, họ chính là nạn nhân của những ràng buộc khắt khe đã trở thành thâm căn cố đế

trong xã hội miền núi. Tình yêu của Phù và Kim trong Bóng của cây sồi đã bị cả một

hệ thống luật tục Lao Chải ghì riết cho tan nát, chỉ vì người dân Lao Chải nghĩ rằng Kim là con thú hoang không có bố, dòng máu chảy trong trong người Kim là dòng máu đen ma quỷ. Họ đã phải sống một cách âm thầm, dằn vặt đau đớn, và đi qua cuộc đời nhau như những cái bóng. Đặt ra vấn đề này, Đỗ Bích Thúy động chạm đến một sự

thật đau xót, một dự cảm về quyền sống của con người vốn khổ đau trong quá khứ. Họ không dám và không đủ sức vượt qua những quy định hà khắc của lễ giáo phong kiến. Sống cam chịu và nhẫn nhục trong sự bủa vây của sự áp bức, bất công triền miên, cả đời phải vùi mình trong nước mắt mà đến khi chết vẫn không biết đến một ngày thanh thản. Có lẽ cũng bởi vì thế mà con người miền núi hạn chế về tầm nhìn.

Truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy là những tráng ca đau

buồn về số phận con người của cao nguyên đá. Câu chuyện không chỉ âm thầm soi vào những ý nghĩ coi Hà Giang như “là vườn ổi hoang, ai thích đến hái thì cứ hái như trẻ chăn bò”. Tới cao nguyên đá tá túc và xây cơ dựng nghiệp nhưng có nhiều người chẳng khác nào “con thú hoang ở đâu lạc tới”. Và khi cần phải bỏ đi, họ sẵn sàng vứt con đẻ ở lại và dắt theo những con bò. Cứ thế, Hà Giang vật vã mãi như thân phận của mẹ già không thể sinh nở, lạc lõng, héo hon. Người đàn bà vô sinh, cô quả câm lặng như cái tảng kê chân cột nhà chồng.

Những đặc trưng riêng biệt về văn hóa vật chất và tinh thần của con người miền núi Đông Bắc cũng được mô tả trong các sáng tác của Đỗ Bích Thúy. Nhà văn rất tinh tế trong việc chọn và lấy những tập tục, thói quen, lối sống của con người nơi đây làm nền cảnh để dựng lên những câu chuyện sống động và chân thực. Trong các sáng tác của chị, đời sống văn hóa vật chất của người miền núi thể hiện chủ yếu ở đời sống sinh hoạt và phương tiện sản xuất. Đến nơi miền cao nguyên với những mảng núi đá tai mèo, hình ảnh nhận biết được trước hết là những cây lương thực chính như ngô, sắn, khoai, lúa nương; thực phẩm gồm rau xanh, dê, lợn, gà, bầu, bí… và những loại cây nguyên liệu dùng dệt vải như lanh, đay. Đời sống kinh tế - vật chất của họ rất đạm bạc, giản dị, nhưng lại mang nhiều sắc thái độc đáo phù hợp với tâm lý người bản địa: thích ăn cơm nếp, uống rượu ngô, ở nhà sàn, nữ mặc váy, nam mặc xà cạp quấn khăn... Ở vùng Đông Bắc, rượu ngô đã trở thành một mã văn hóa của các dân tộc thuộc nhóm Mông - Dao, kỹ thuật nấu rượu ngô cũng thể hiện tinh hoa văn hóa trong nghệ thuật ẩm thực của các dân tộc: “Ngô để dành nấu rượu là ngô trồng trên những hốc đá cao nhất, nơi thừa nắng thiếu nước, có thế bát rượu đầu tiên chảy ra đem đốt mới cháy đùng đùng cho ngọn lửa xanh lè mới được”.

Văn hóa vật chất các tộc người thiểu số là biểu hiện cụ thể của cách thức canh

cái cày treo trên gác chuồng trâu từ cuối vụ trước, xem lưỡi cày nào cùn mòn quá thì thay lưỡi mới, đánh cho nó sáng bóng lên. Hội kết thúc cũng là lúc cả làng kéo nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn ức nữ tính qua sáng tác của đỗ bích thúy (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)