Người phụ nữ không có quyền quyết định tương lai và số phận của chính bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn ức nữ tính qua sáng tác của đỗ bích thúy (Trang 50 - 69)

thân mình

Với những định kiến đã tồn tại từ lâu của cộng đồng về thân phận của những người phụ nữ, họ hoàn toàn không có quyền quyết định tương lai của mình, đưa ra sự lựa chọn của bản thân, tiếng nói của họ không có giá trị. Những người phụ nữ phải chịu ràng buộc, phải chấp nhận, cho dù là khổ đau, là đi ngược với ước muốn của mình.

Đó là cô gái tên Súa trong Lặng yên dưới vực sâu. Súa là cô gái Mông xinh đẹp:

Gái mười lăm như quả táo sắp chín còn Súa như một bát rượu nếp ủ kĩ, chưa cất

thành rượu, từ xa ngửi thấy đã say. Thế là, khi Súa đi qua, chiếc váy nhiều tầng rung rinh theo nhịp lắc của cặp mông là tất cả đàn ông, kẻ có vợ và chưa vợ, đã uống say cũng như đang cầm bát rượu trên tay, người trên ngựa thì ngã xuống đất, người dưới

đất thì ngồi phịch xuống lối đi… vồng ngực Súa trắng như hoa Bạch yến, bàn chân

nhỏ, eo nhỏ” [30, tr.30].

Không chỉ đẹp về ngoại hình, Súa còn là cô gái Mông đầy cá tính, giỏi giang và vô cùng khéo léo. Súa là thợ săn giỏi, là thợ săn duy nhất không phải là đàn ông. Năm nào khi đến mùa ngô, khỉ rừng về phá rất nhiều, không ai biết cách hay tài nào đuổi được chúng, chỉ duy có mình Súa biết cách. Súa rất thông minh, nên cô được cả bản tin cẩn giao cho nhiệm vụ canh nương ngô, bầy khỉ không dám bén mảng đến. Sau vụ thu hoạch, dân bản lũ lượt đem những quẩy tấu ngô vàng óng sang nhà Súa để cảm ơn.

Là thợ săn giỏi, đồng thời Súa cũng là cô gái xe lanh dệt vải rất khéo, lúc nào cô cũng có bó lanh trong tay “tay thoăn thoắt xe lanh” [30, tr.30]. Cá tính mạnh mẽ của Súa còn thể hiện ở việc chỉ duy nhất mình Súa ở bản Mông này là dám cưỡi bò đực. Cô Súa mạnh mẽ, đánh nhau với dê đực hung hăng từ nơi khác đến để bảo vệ đàn dê của mình, thế nên mọi người gọi cô là “Gái bắt dê”.

Súa cũng có một tình yêu đẹp với chàng trai tên Vừ - một chàng trai Mông thực thụ trên U Khố Sủ. Tuy nhiên, tình yêu của Súa và Vừ không trọn vẹn, Súa bị Tráng A Phống lừa bắt làm vợ. Súa cứ nghĩ rằng người bắt mình chính là Vừ nên cô yên tâm ở trong nhà của Phống. Khi phát hiện ra người bắt mình không phải là Vừ, Súa như chết lặng, nhưng mọi sự đã quá muộn, cô không thể quay trở lại, bởi tục lệ Mông, đó là khi đã bị bắt về nhà rồi, cúng ma và quét phép rồi, qua ba ngày không kháng cự thì cô gái nghiễm nhiên đã là vợ, là người thuộc về bên nhà trai rồi “Súa thấy mình chẳng hơn gì mấy con gà trống, mấy thằng trai cắp nách mỗi phiên chợ, chỉ cần đổi lấy một bát

thắng cố, mấy bát rượu là được” [30, tr.19]. Súa không có lối thoát vì tục lệ bắt vợ,

cuối cùng Súa phải chấp nhận làm vợ Phống.

Ban đầu, Súa có ý định giải thoát bản thân bằng cách nhảy xuống vực ngay trước sân nhà Phống tự vẫn. Nhưng muốn chết cũng không chết được, bởi dưới vực, cha Phống đã giăng sẵn tấm lưới chắn, Súa mắc lại ở đó. Tấm lưới tựa hồ như những sợi dây vô hình bó chặt và quấn lấy Súa, đó là tập tục lỗi thời, là thứ lễ giáo và quan niệm cổ hủ tiêu cực của cộng đồng, vây riết lấy người phụ nữ. Súa chua chát nhận ra: “Sống

không được như ý mình, chết cũng không được theo ý mình nốt?” [30, tr.34]. Súa vẫn

phải sống, nhưng không biết mình sống vì cái gì, và đúng như vậy bởi Phống: “chẳng

mấy chốc sẽ hóa thành con tắc kè bám trên người vợ… chỉ giữ được da thịt chứ không

giữ được tâm hồn” của Súa [30, tr.36]. Súa đã chết về mặt tinh thần, cô chỉ còn sống

với trạng thái sinh học của mình mà thôi.

Súa sẽ sống như một con bò trong ngôi nhà này, không vui cũng không buồn nữa. Ban ngày đi làm, tối về ngủ, sáng hôm sau lại đi làm…y như một con bò. Tuy nhiên, vì đã làm vợ nên Súa còn phải gánh vác thiên chức thiêng liêng mà tạo hóa đã mặc định, đó là làm mẹ. Súa đã có thai đứa con của Phống. Và vì đứa bé, Súa không thể lựa chọn giải pháp như ý mình được. Tình mẫu tử thiêng liêng đã chiến thắng, mặc dù lúc đầu Súa tìm cách bỏ đứa trẻ. Đứa trẻ trở thành sợi dây buộc chặt Súa vào ngôi

nhà này “sợi dây này không cắt được, cũng không có cách nào làm nó đứt rời ra. Nó sẽ tròng vào cổ Súa cho đến lúc chết” [30, tr.55-56].

Súa bị Phống đem ra vứt ở chuồng bò vào đêm đông lạnh giá vì Súa trơ như gỗ đá: “Súa lồm cồm bò dậy, vụng về quấn tấm chăn che kín người. Nỗi uất ức xen lẫn tủi hổ trào ngược từ bụng lên ngực làm Súa không thể chịu đựng nổi, cắn răng đến tê cả

hàm mà nước mắt vẫn trào ra” [30, tr.40]. Sự uất ức và tủi hổ đã lên tới đỉnh điểm

trong Súa.

Nỗi khổ vẫn chưa hết với Súa, người chồng của cô lại tiếp tục tàn phá tâm hồn vợ, Phống ngoại tình, phản bội Súa. Súa phải đứng nhìn hành động phản bội của Phống trong căn buồng cưới của mình, hai con người quấn lấy nhau trên tấm chăn do

chính tay Súa dệt từ năm 13 tuổi: “Súa cảm thấy trong bụng mình ruột gan đang nhào

lộn như có một bàn tay nào đó thò vào mà bóp, vặn. Nước miếng tứa ra đầy miệng,

sắp nôn ộc ra rồi” [30, tr.42]. Súa chết về mặt tinh thần, tâm hồn. Cô kinh tởm Phống,

thế nên, cứ mỗi khi nhìn thấy Phống là Súa lại nôn hết những gì có trong bụng ra. Cuối cùng, Súa phải tránh mặt chồng. Nhưng dù kinh tởm đã lên tới đỉnh điểm, thì Súa vẫn phải sống cùng Phống trong căn nhà này, đó thực sự là điều kinh hoàng mà người phụ nữ như Súa phải gánh chịu. Súa trở thành con người trống rỗng, trở thành cái bóng “biết đi lại, làm lụng, nấu nướng, cho con bú, nựng con ngay trước mặt mà Phống không sao chộp lấy được” [30, tr.56]. Súa chỉ còn lại tình mẫu tử, là mẹ của thằng Chá, và Nhí, em gái của Phống, người duy nhất để cho Súa tâm sự.

Có thể nói, số phận người phụ nữ chỉ như hạt tuyết nhỏ nhoi, như cái nhắm mắt của Súa khi nhảy xuống vực sâu để phó thác cho số phận. Nhưng Súa càng vùng vẫy thoát ra thì lại càng bị mắc chặt vào nó. Những đứa con giống như những sợi dây buộc chặt Súa vào người chồng ấy, vào gia đình ấy. Cuộc hôn nhân không tình yêu chôn vùi

cả cuộc sống và tâm hồn người phụ nữ, như “bông anh túc rực rỡ mà héo úa” trong

cái lặng yên đến vô cùng của vực sâu. Dường như những tư tưởng giải phóng cho người phụ nữ, giải phóng cho cuộc sống tự do theo nguyện ước của con người… còn ở đâu đó rất xa cái xứ này. Cuộc sống ở miền núi heo hút với những trì níu nặng nề của những hủ tục khiến con người bị trói buộc trong một tấm lưới vô hình không thể nào thoát ra được.

Người phụ nữ bất hạnh còn là nhân vật Mẹ già trong truyện Tiếng đàn môi sau

bờ rào đá - đó là cô gái tên Mao, khi xưa là người phụ nữ đẹp và rất mực khéo léo.

Mao tự dệt cho mình một bộ váy thêu bảy màu như cầu vồng “Ngày ấy, cả vùng này

biết tiếng cô Mao đẹp người, nết cũng đẹp, con gái bản trên làng dưới không ai dám

nhận mình thêu thùa, dệt vải vừa nhanh vừa đẹp như cô” [28, tr.20]. Mao cũng đã tìm

được người yêu, họ yêu nhau say đắm, người yêu Mao thổi đàn môi rất giỏi, tiếng đàn môi ngọt ngào, tiếng sáo cũng thế. Nhưng cuối cùng, tình yêu của họ cũng không đến được với nhau, bởi chàng trai kia quá nghèo nên không đủ khả năng đáp ứng đồ thách cưới theo như bố mẹ Mao yêu cầu.

Với yêu cầu thách cưới cao như thế thì “Cả vùng này chỉ có nhà anh Chúng chồng đủ bạc trắng, đủ gạo, rượu như bố mẹ Mao thách cưới, vậy là Mao về làm dâu

nhà Chúng” [28, tr.20]. Mao bị cha mẹ gả bán vì cái lợi vật chất, Mao không có quyền

lựa chọn, không ai đoái hoài hay quan tâm đến suy nghĩ của Mao, tương lai của cô do người khác định đoạt, do những đồng bạc trắng lạnh tanh quyết định “Trước ngày cưới, cả đêm tiếng chân ngựa bồn chồn ngoài bờ rào đá làm Mao thức trắng. Mờ sáng thì con ngựa ấy bỏ đi, một lúc sau thì tiếng đàn môi cất lên từ sau hẻm núi… Tiếng đàn môi buồn rầu, trách móc. Mao lặng lẽ khóc, từ hôm ấy Mao không bao giờ nghe

tiếng đàn môi dành cho riêng mình nữa” [28, tr.20,21].

Người đàn bà tên Kía trong truyện Gió không ngừng thổi - một người con gái Mông xinh đẹp, về làm dâu nhà Sùng, khi nhà chồng bỏ ra 200 đồng bạc trắng để lấy được Kía về làm dâu. Kía gần như là được “mua về nhà chồng”. Khi Kía về nhà chồng, bảy năm sau mới sinh được đứa con gái là Sèn, sau đó mãi vẫn không sinh thêm được đứa con nào nữa. Chồng Kía là Sùng - là người đàn ông duy nhất trong dòng họ vì thế mọi áp lực đều dồn lên vai Kía. Mẹ chồng chạy chữa thuốc thang cho

Kía nhưng Kía không thể có con. Kía bị ví như con bò đực “con dâu cứ như con bò

đực, không đẻ nữa” [28, tr.34]. Nhưng sự thực, nguyên nhân không sinh được con

không phải là do Kía, mà là do người chồng, bởi: “Tại sao một người đàn bà không

đẻ được nữa lại cứ nở ra như một bông hoa chuối đỏ rực, căng mọng thế này?” [28,

tr.38]. Sau đó, trong một lần đi làm nương về muộn, Kía bị Vàng Chỉn Tờ bên Khau Bủng cưỡng bức, Kía đã có thai. Và cả cuộc đời còn lại của Kía cho đến lúc cuối đời đều sống trong sự đau đớn, dằn vặt.

Cô bé Mai hồn nhiên vô tư, xinh đẹp “là bông hoa sắp nở rực rỡ nhất trường

[28, tr.74] trong truyện Cạnh bếp có cái muôi gỗ, mặc dù vẫn muốn đi học vì Mai đã

đem lòng thương thầm cậu trai cùng lớp nhưng đang học dở thì bố mất Mai vẫn phải nghe theo lời mẹ bỏ học và chấp nhận lấy người ta, để gia đình Mai có rể, có người lao

động trụ cột “Các em Mai đã đi lấy chồng hết, nhà chỉ có một đàn ông là chồng Mai,

con rể cả. Hai vợ chồng ngày lên nương, tối về hầm ngô nấu rượu, phiên chợ Lũng

Phìn cho ngựa thồ ra chợ bán” [28, tr.74], “Tiếc chứ, nhưng nhà không có người làm,

phải lấy nó về mang bò lên nương” [28, tr.76]. Mai cũng như những người phụ nữ

miền núi, không có quyết định cho số phận của mình “Đàn bà Thài Phìn Tủng nói ít

làm nhiều, không mấy khi buồn cũng không mấy khi vui. Cúi mặt từ tờ mờ sáng đến đêm khuya. Cái lưng cong mãi” [28, tr.77]. Hôn nhân không tình yêu, không được chọn lựa cuối cùng cũng tan vỡ khi chồng Mai bỏ bốn mẹ con bơ vơ để đi lấy người đàn bà khác, Mai phải cam chịu và chấp nhận “Nó đi làm ăn rồi, xa lắm. Chắc Tết cũng không về. Đứa út này đã được đặt tên đâu. Nó muốn con trai, đẻ nữa thì không có gì nộp phạt” [28, tr.78].

Đó là cô gái Kía trong Con dê bốn mắt, đáng ra đã làm vợ Dí vì Kía và Dí yêu nhau. Nhưng cha mẹ Kía không đồng ý, mặc dù nhà Dí rất giàu, bao nhiêu bạc cũng có, thách cưới thế nào cũng sẽ đáp ứng…nguyên nhân là bởi cha Kía đi xem bói, thầy bói bảo Kía phải lấy người đàn ông có con dê trắng bốn mắt thì mới tốt và sung sướng “Nói cũng khó, không nói cũng khó. Thế này, tháng trước con Kía nhà này bị ốm, tôi phải đi mời ông then về, ông then bảo nó phải lấy một thằng trai dắt theo con dê trắng” [28, tr.85]. Và người có con dê trắng bốn mắt đã xuất hiện, đó là Chảo A Chay - một trai Mông nhà nghèo. Rất tự tin, Chảo A Chay một mình một dê đến thẳng nhà bố mẹ Kía mà không cần người mối lái. Bố mẹ Kía chấp nhận Chảo A Chay, nhưng Kía thì không “Kía cầm con dao nhọn hoắt, sáng loáng, ngồi lì trong buồng, nói vọng ra: - Bố mẹ mà cho thằng ấy vào nhà là con đâm dao vào bụng, chết luôn” [28, tr.86]. Cuối cùng, cả Dí và Chay đều không lấy được Kía. Đằng sau câu chuyện về Kía chính là những hủ tục lạc hậu lỗi thời của cộng đồng, là sự mê tín, mê muội vào việc bói toán, tin vào sự phán xét và kết luận của thầy cúng, thầy bói đã định đoạt luôn cả tương lai của con người, nhất là tương lai của những người phụ nữ.

Số phận của cô gái mười bảy tuổi là Chía trong Cột đá treo người cũng vô cùng bất hạnh. Chía phải gánh chịu những đau thương bởi cô phải giúp cha mẹ trả nợ cho nhà lý trưởng, phải hy sinh để cứu cha mẹ và các em. Cô bị đẩy xuống làm chân cắt cỏ ngựa, chăn ngựa “người toàn mùi nước đái ngựa” [28, tr.94], bị con trai lý trưởng là thằng Lềnh khinh rẻ, mắng nhiếc, bị lý trưởng lợi dụng. Chía yêu Váng nhưng rồi cô cũng bị cướp mất người yêu “Ngày hôm sau Váng bị mang ra cột đá” [28, tr.97]. Đó là

cây cột mà lý trưởng cho dựng lên để hành quyết những người có tội “Người bị xử tử

sẽ phải đút hai cánh tay vào đấy, treo người lên, đàn ông thì úp mặt vào cột, đàn bà thì quay lưng lại, mặt nhìn ra vực. cứ treo như thế cho đến chết” [28, tr.97]. Sự tàn bạo của chế độ phong kiến thần quyền miền núi đã chà đạp phá vỡ hạnh phúc, cuộc đời của biết bao người dân miền núi vô tội, trong đó có cha mẹ Chía và chính bản thân Chía. Họ không có lối thoát và không quyết định được tương lai và số phận mình, nhất là những thân phận nhỏ bé nhất trong xã hội - những người phụ nữ. Ngay cả cái chết, một giải pháp cuối cùng, họ cũng không thể, bởi “trước mặt Chía là vực sâu, sau lưng

Chía là cha mẹ” [28, tr.99]. Nếu Chía chết thì cha mẹ và các em Chía sẽ chết theo vì

chưa trả hết nợ cho nhà lý trưởng. Cuộc đời của những người phụ nữ miền núi như Chía đầy đau thương và bất hạnh. Đến cái chết để giải thoát cho mình cũng không thể bởi bao nhiêu những ràng buộc. Chía đã chấp nhận hi sinh để cứu gia đình, cứu cha mẹ và các em.

Vi trong Giống như cái cối nước là cô gái xinh đẹp, giỏi giang và khéo léo, hát

hay “Và tiếng hát của Vi đã bay lên cao, cao hơn cả chiếc mâm đỏ ngất ngư, cao hơn

cả những quả còn có tua rua đỏ vun vút đan vào nhau, chạm vào một quả còn của

người thắng cuộc” [28, tr.142]. Nhưng không ai dám đến với Vi, lấy Vi làm vợ, bởi lời

đồn khắc nghiệt, mê tín rằng “Có người Tả Chải định lấy làm vợ đấy, nhưng bố mẹ

cấm. Ái chà, thấy bảo nhà ấy bốn năm đời nghèo không đủ ăn, người giàu lấy vào

cũng nghèo theo, đói lắm” [28, tr.144]. Một cô gái giỏi giang, xinh đẹp như Vi, đáng

ra phải được hưởng hạnh phúc mới đúng, nhưng Vi lại phải gánh chịu nỗi bất hạnh,

bởi cái niềm tin mê muội của người đời, gán cho gia đình Vi. Vi vỡ vụn: “Vi đã hóa

thành một cái bóng, lầm lũi làm lụng” [28, tr.145], “Vi lên nhà, mỗi bước chân nặng

như đeo đá” [28, tr.138]. Vi day dứt vì “Chỉ tại Vi thôi. Chỉ tại Vi như cái cánh cửa

là một ông già hay một thằng trai cụt chân, chột một mắt, chấp nhận lấy Vi, thì Vi sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn ức nữ tính qua sáng tác của đỗ bích thúy (Trang 50 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)