Sự mặc định của cộng đồng với thân phận của người phụ nữ miền núi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn ức nữ tính qua sáng tác của đỗ bích thúy (Trang 48 - 50)

Người phụ nữ miền núi phải sống và gánh chịu hàng loạt những định kiến xã hội, họ bị tước bỏ quyền được yêu, bị xâm phạm và chà đạp quyền tự do cá nhân, họ không thể thoát khỏi sự định đoạt của gia đình, dòng tộc. Người phụ nữ là nạn nhân của những thói hủ tục lỗi thời, là số phận của những người bị gả bán, phải đi làm dâu khi vẫn chưa trưởng thành, mới chỉ là con trâu măng, đương tuổi ăn tuổi lớn, phải làm dâu, làm vợ khi còn là một cô bé. Họ không thể tự quyết định được tương lai của mình, họ bị ép gả, bị quy đổi ra thành số lượng đồng bạc trắng, quy đổi ra vật chất.

Số phận hẩm hiu bi đát của người phụ nữ miền núi cũng được phản ánh rất nhiều trong các sáng tác của Đỗ Bích Thúy. Điểm chung của những người phụ nữ này đều là những người bị đọa đày triền miên trong tăm tối về thể xác và tinh thần, khó có khả năng trở lại với kiếp con người cho đúng nghĩa. Tự bản thân họ cũng đã ý thức được mình phải đối mặt và chịu đựng những gì của sự sống đau khổ này nhưng lại bị cả một hệ thống lễ giáo phong kiến ghì riết, níu kéo, muốn thoát, muốn vùng vẫy là điều không thể. Họ khát khao yêu đương, khát khao được sống theo ý mình, được đến gần với biên giới của tự do và sự tôn trọng. Nhưng với bản mệnh đàn bà sẵn có, lại bị quy định bởi mẫu số chung là “mắt bé như hạt thóc, chỉ nhìn qua cái ngưỡng cửa”.

Khi đã về nhà chồng, người phụ nữ phải tuân phục nhà chồng, suốt ngày phải làm lụng vất vả để lo toan gánh vác công việc nhà chồng. Do bị ép gả nên họ không có tình yêu, bi thương nhất là lấy phải người chồng lười nhác hay bạc ác, người phụ nữ phải cam chịu tất cả. Phận làm dâu của người đàn bà miền núi luôn chịu nhiều tủi hổ,

đầy nước mắt, bởi chồng không thương, gia đình nhà chồng đày đọa, hạch sách. Đã thế tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng đè nặng lên đôi vai trách nhiệm của người phụ nữ. Là vợ thì họ bắt buộc “Phải có được đứa con trai để giữ đất, thờ cúng tổ tiên”, là sự phân biệt vai vế “chỗ của người đàn ông là bàn thờ, chỗ của người đàn bà là dưới bếp”; là sự “định giá” người phụ nữ bằng những đồng bạc trắng. Chính vì lối suy nghĩ đầy định kiến đó đã gây ra áp lực nặng nề đối với tất cả những người đàn bà khi đi làm dâu. Tập tục dân tộc đã cướp đi tình yêu và tuổi trẻ của người phụ nữ, họ không đến được với người mình yêu thương, họ phải sống trong dằn vặt đau khổ, sống trong sự héo úa, lụi tàn.

Những người phụ nữ miền núi còn phải gánh chịu hậu quả do những việc làm sai trái của chồng con mình gây ra. Đó là bà Tần trong truyện Bóng của cây sồi đã phải chịu những hậu quả do chồng và con rể gây ra do phá ngôi rừng mả lấy đất bán…

Mặc dù phải chịu nhiều khổ cực, chịu sự đối xử bất công của cộng đồng, luật tục song những người phụ nữ miền núi vẫn thể hiện đức hạnh chói lòa của mình, thiên tính của mình, họ vẫn lựa chọn cách sống vị tha. Ở họ, có một chân lý nhân văn, mà

sau này nhà văn Đỗ Bích Thúy đã từng mô tả “Trời mưa, nước suối có thể đục nhưng

không thể đục mãi được” [28, tr.20]. Nơi ấy, có những người đàn bà ngày ngày chăm

con chồng bằng bàn tay chai sần dày cộp như miếng cháy trong nồi cám và khi cần thì vẫn giương bầu vú chưa bao giờ có sữa cho chúng nhay rứt đến rỉ máu.

Trong một góc khuất kín của đồng rừng, những khát vọng sống tựa như chiếc váy thêu bảy màu cầu vồng, dù có bị cất giấu kĩ nơi đáy tủ thì vẫn biết cách để phát đi những tín hiệu sống mãnh liệt nhất. Dù ở chợ xa hay trong những đêm sương lạnh, dù đã góa bụa về già thì vẫn luôn còn đó tiếng đàn môi từ rất xa giống như mũi tên xuyên qua sương dày đặc, lao đến. Tiếng đàn môi buồn rầu, trách móc…. Cả cuộc đời tủi nhục của những người đàn bà khốn khổ ấy lúc nào cũng chỉ mong sống yên ổn trong nghèo khó nhưng điều ấy chẳng dễ dàng gì. Họ hi sinh cho chồng con để nhận lại những kết cục bi đát. Dáng đi lúc nào cũng lom khom, mặt không bao giờ dám ngẩng

cao và có những ước mong giản dị: “Người đàn bà sống trong thung lũng chật hẹp

Chính Đỗ Bích Thúy đã viết và lý giải “...Tại sao tôi cứ viết về đàn bà, với những cuộc đời rủi ro và số phận nghiệt ngã, với những cái bướu xấu xí và tấm lưng còng gập? Tại sao những người đàn bà của tôi khi nào cũng phải sống trong những nỗi khát khao lớn hơn dãy Tây Côn Lĩnh, sâu hơn đáy sông Lô - những nỗi khát khao không gì nhấn chìm được, cũng không cách gì đạt tới được? Những cuộc đời đầy âu lo, những năm tháng luôn phải đối mặt với thiên nhiên khốc liệt, cõi đời trắc trở, tình yêu mong manh" [30, tr.7].

Người phụ nữ tần tảo là thế, lo toan vun vén cho gia đình, chăm sóc cho cha mẹ, chồng con. Họ là biểu trưng cho cái đẹp, là đối tượng của thi ca, kiến tạo và tạo dựng lên các giá trị tinh thần…nhưng họ lại bị xã hội ngược đãi, coi rẻ thân phận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn ức nữ tính qua sáng tác của đỗ bích thúy (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)