Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn ức nữ tính qua sáng tác của đỗ bích thúy (Trang 88 - 90)

Ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm thường gây ra được những tình huống bất ngờ và tạo cảm giác thực của đời sống đã khúc xạ qua lăng kính của nhà văn. Ngôn ngữ đối thoại đóng vai trò đáng kể trong việc khắc họa tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật được nhà văn quan niệm như một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập. Nhà văn không còn ở vị trí đứng trên, lấn lướt nhân vật, mà hòa nhập, tham gia vào cuộc đối thoại của nhiều ý thức độc lập, qua hệ thống hình tượng.

Nhằm khắc họa rõ nét bản tính con người miền núi, ngôn ngữ đối thoại trong văn xuôi Đỗ Bích Thúy thường là cách đối thoại khuyết chủ ngữ, phản ánh phần nào thói quen giao tiếp của họ:

“- Về sớm thế? Sao không để sáng hẳn ra, sương tan cho đỡ lạnh.

- Ừ… Ở nhà có việc gì không?

- Vẫn thế thôi, chỉ có mấy thanh chuồng ngựa sắp gãy” [28, tr.44]

Qua cách giao tiếp người đọc có thể nhận thấy đó là những người ngang bằng về vai vế trong gia đình, không còn khoảng cách xã giao thông thường mà là sự thân mật rất tự nhiên của người miền núi. Ở một tình huống khác, ta cũng có thể thấy rõ ngôn ngữ đối thoại của người dân tộc thiểu số qua cách nói chuyện không hiển lộ chủ thể:

“- Hỗ trợ...là phát cho mỗi nhà một ít à?

- Phát cho mỗi nhà một ít, nhưng một thời gian sau thì phải trả. - Thế thì phát làm gì? Gọi là hỗ trợ sao được.

- Ơ hay, hỗ trợ vốn cơ mà. Vốn là cái gì? Là cái mà mình có nó rồi phải nghĩ ra cách làm cho nó sinh con đẻ cái, làm cho nó một thành hai, thành ba...

- Làm là làm thế nào?” [29, tr.17]

Sử dụng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật cũng là một cách để phác họa tính cách và bản chất con người miền núi. Cách hô - ứng tự nhiên sẽ ảnh hiện trong tâm trí người tiếp nhận những ấn tượng về tâm tính con người vùng cao:

“- Cô Kim, tại sao cô dám vào tận nhà người ta ăn cắp máy bơm? Cô có đi với ai nữa

- Cường à, mình không ăn cắp. Đừng nói thế. Mình nghèo quá, mấy hôm nay đứa bé bị ốm, muốn đưa đi viện thì phải có tiền, mình nghĩ mãi mới đến nhà Phấn. Nhà Phấn giàu quá, mình định xin cái máy bơm nhà nó. Một cái máy bơm chỉ bằng hai cây cam thôi mà...

… Cô Kim, trả lời nghiêm túc đi. Cô đã thực hiện bao nhiêu vụ trộm tương tự ở thôn này rồi? Cô bắt đầu ăn trộm từ bao giờ? Có phải mấy vụ mất gà gần đây ở trong thôn cũng đều do cô làm không? Cô mang gà đi đâu bán?

- Mình nói rồi mà. Mình không ăn trộm. Mình chỉ định xin nhà Phấn cái máy bơm thôi, nhà mình nghèo quá, con thì bé, chồng không có... Mình không lấy gà nhà ai hết. Mình khát nước quá, cho mình xin nước uống với...” [29, tr.2].

Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật miền núi gần với ngôn ngữ đời thường, giàu tính khẩu ngữ thể hiện cách nói dân dã của con người. Bên cạnh đó, nhà văn còn sử dụng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật để nói lên những suy nghĩ, trăn trở của nhà văn về những vấn đề đang tiếp diễn trong cuộc sống của chính họ. Đối khi cách thức giao tiếp còn thể hiện rõ ngữ điệu của người bản địa. Cách sử dụng các quán từ “ầy”, “à” đậm chất giao tiếp nơi vùng cao:

“- Bố nó ngủ chưa?

- Ngủ rồi. Có chuyện gì à? - Ừ, có chuyện. Bố nó à... - Gì thế?

- Có phải bố nó... bố nó... biết...

- Ầy dà, có chuyện gì mà ấp úng mãi thế, nói tuột ra xem nào” [30, tr.156]. Cùng với ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ miêu tả tâm lý nhân vật nhằm đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của con người. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại nhân vật Kim trong tiểu thuyết Bóng của cây sồi được nhà văn dành cho nhiều sự quan tâm nhất. Tâm lý cô gái này diễn biến thật phức tạp khi cô biết người cô yêu chỉ ngày

mai thôi sẽ làm chồng người khác: “Kim vùng dậy, chạy thật nhanh ra khỏi rừng. Gai

cào vào váy, tiếng vải rách loạt xoạt. Mặc kệ. Kim muốn đuổi kịp đám rước dâu, lôi Phù trở lại nhà Kim, đợi Kim thay váy áo mới, vấn khăn, cho dù Kim không đeo vòng

cổ, hoa tai, không có xà tích bạc thì Kim vẫn đẹp gấp một trăm lần cô dâu kia, và Phù phải đón Kim từ cuối làng về đầu làng, ngang qua cây sồi, chứ không phải đón Mai. Tại sao Phù không làm cái điều mà cả hai người cùng nghĩ đến? Nếu Phù vẫn không tin Kim thì Kim sẽ chặt đứt một ngón tay, cho máu chảy đầy bát, đầy chậu, cho cả Lao Chải này nhìn xem trong người Kim máu gì đang chảy” [29, tr.95]. Chẳng có ở nơi nào, tâm lý người con gái lại đau đớn, vật vã như ở miền núi cao. Ngôn ngữ đằm hậu của nhà văn đã tái hiện cuộc đời, thân phận của những người phụ nữ miền núi suốt đời bị chiết tỏa dưới ách thống trị của tín ngưỡng phong kiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn ức nữ tính qua sáng tác của đỗ bích thúy (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)