Người phụ nữ với nỗi khát khao thầm kín, không thể giải tỏa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn ức nữ tính qua sáng tác của đỗ bích thúy (Trang 69 - 88)

Cũng là một sinh thể, một con người hoàn thiện, phụ nữ cũng có những cảm xúc của cá nhân mình, đó là nỗi khát khao tình yêu, hạnh phúc, khát khao được làm mẹ,

làm vợ, làm đàn bà. Những cảm xúc và khát khao đó vốn rất đời thường, rất chân thực - đó là sống. Tuy nhiên, do phải chịu một hoàn cảnh đặc biệt như thế nên những cảm xúc bình dị đó trở nên xa vời, thậm chí là méo mó, dị dạng và quay trở lại thành một áp lực ẩn ức đè nặng lên tâm trí người phụ nữ. Họ phải sống trong sự giằng xé, bị kiềm tỏa, ghì nén trong khát khao mãnh liệt cùng với sự tủi hổ, lo lắng, kinh sợ. Không lối thoát, không giải pháp, họ luôn phải chịu gánh nặng tâm lí cho tới khi tàn lụi, muốn chấm dứt sự sống để giải thoát cũng không thể.

Trong những câu chuyện của Đỗ Bích Thúy, hay cụ thể là những thân phận người phụ nữ miền núi, trạng thái ẩn ức sâu kín nhất, nhưng cũng mãnh liệt và chân thực nhất đó chính là khát khao tình cảm vợ chồng, khát khao xác thịt từ tình yêu đích thực, khát khao được làm đàn bà, như một quy luật của vạn vật.

Trong Lặng yên dưới vực sâu, là Súa sống với những gì sâu kín nhất, của mối tình dang dở, của sự khắc khoải khát khao thực sự. Mối quan hệ vợ chồng với Phống chỉ là một chiều mà thôi, Phống giống như con tắc kè bám trên mình vợ, Phống chỉ giữ được da thịt chứ không giữ được tâm hồn Súa. Tại thời điểm Súa gặp Vừ vào hôm đi làm nương về muộn, mặc dù Súa không đi quá giới hạn, nhưng ẩn sâu trong tâm khảm Súa là nỗi khát khao mãnh liệt “Cơ thể nóng sực, nặng trịch của Vừ ấn Súa chìm sâu vào bó ngô ấm áp. Không còn tiếng gió hú nữa, không còn cảm giác lạnh buốt lùa vào từng chân tóc nữa, chỉ còn tiếng thở gấp gáp và hơi thở nóng nực của Vừ đang phả vào mặt Súa. Súa đờ ra. Vừ vùi mặt vào ngực Súa, Súa cảm thấy luồng hơi nóng từ Vừ đang lùa qua cả lớp vải dày, xộc vào ngực mình. Cái gì đó như kim châm đang lan dần khắp cơ thể. Mặc kệ ông trời, mặc kệ U Khố Sủ, mặc kệ Tráng A Phống, mặc kệ cả tiếng lợn kêu đòi ăn từ ngôi nhà trên cao kia đang gào rống. Mùi của tóc, mùi của da thịt, của quần áo người đàn ông đang chẹn trên người đã khiến Súa chết đi sống lại bao lần đang ùa về, quay kín lấy Súa. Bàn tay vừa cứng cáp vừa mềm mại của Vừ đang bắt đầu lần tìm.

Mặc kệ thôi. Cha ơi, mẹ ơi, rừng núi ơi, ông trời ơi, Súa phải mặc kệ thôi” [30, tr.67-

68]. Cuộc gặp gỡ và tiếp xúc bất ngờ giữa Súa và Vừ chỉ dừng lại có thế, không ai biết ngoài người em chồng của Súa là Nhí, nhưng Nhí đã kịp nhìn thấy và nhớ mãi khoảnh

khắc của chị dâu mình với ánh mắt “vừa thèm khát đến phát cuồng, vừa đau đớn đến

tận cùng, vừa sợ hãi đến bạc nhược của chị dâu nữa” [30, tr.101].

Rồi ngay cả Nhí - cô gái Mông xinh đẹp, sống trong ngôi nhà to nhất, nhiều ngô lúa và gia súc nhất Sán Séo Tỉ “như một bông tam giác mạch lúc sắp tàn” [30, tr.21] nhưng

lại bị câm. Hạnh phúc tưởng chừng như mở ra và nhen nhóm trong tim của cô gái đương tuổi dậy thì khi gặp người đàn ông nuôi ong là Tân. Được Tân chia sẻ và tôn trọng, Nhí đã này sinh tình cảm với Tân, đã sẵn sàng và khát khao dâng hiến với một tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt, một tình yêu thương vô bờ bến “Và đêm mưa gió ấy, bàn tay người đàn ông này đã chạm vào ngực Nhí, rất khẽ khàng, bên ngoài lớp vải áo dày cộm. Nhí cảm thấy từng cơn run rẩy ùa đến, ùa đến, nhưng một điều gì đó, rất vô hình đã khiến Tân cưỡng lại được nỗi khát khao. Và cuối cùng, Tân chỉ ôm chặt Nhí, căng cứng và nóng

bỏng trong vòng tay mạnh mẽ, ôm mãi, đến nghẹt thở…” [30, tr.76]. Thế nên khi thằng

cháu nhỏ nghịch ngợm của Nhí là Chá thọc tay vào ngực cô và hét lên “Của Chá chứ”, Nhí đã không đánh vào tay nó, nỗi khát khao vô hình từ đâu đó vẫn rình rập quanh Nhí, không cho Nhí yên. Người đàn ông mà Nhí yêu thương và sẵn sàng dâng hiến là Tân đã chết. Tất cả đã thực sự kết thúc và dừng lại đột ngột với Nhí. Tân mất đi khiến người con

gái chưa bao giờ nói được ấy đã hét lên “Nà…à…y…!. Tiếng thét muốn phá vỡ lồng ngực

bật ra khỏi cuống họng mảnh mai của Nhí” [30, tr.73], Khi Súa tìm được Nhí “thì cô đã

gần như hóa đá. Mặt Nhí trắng bệch, hai con mắt đờ đẫn, vài sợi tóc bết dính vào má, tay Nhí vẫn nắm chặt tay Tân” [30, tr.77].

Đó còn là người mẹ già của May trong Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, tưởng chừng như đã khô héo rồi, nhưng ẩn sâu bên trong vẫn là tình yêu mãnh liệt cháy âm ỉ bên trong con người mẹ già, khắc khoải, câm lặng, hi sinh và chịu đựng. Hình ảnh người mẹ già trong phiên chợ Tình ngày hai bảy thật đặc biệt, đó chính là cô gái Mao

thuở nào “người mặc váy áo rực rỡ cầu vồng” hay hình ảnh mẹ già đẩy cửa bước theo

tiếng gọi của tiếng đàn môi sau bờ rào đá mà May nhìn thấy vẫn chỉ là ngọn lửa bùng cháy trong một thời khắc nào đó của cuộc sống bình lặng mà thôi. Chiếc váy được cất kĩ trong hòm gỗ thỉnh thoảng lại được mang ra ngắm nghía, vuốt ve tựa như nỗi khát khao cháy bỏng, tình yêu vĩnh cửu của Mao, của người phụ nữ đẹp nhưng có thân phận đáng thương. Có lẽ, khi trời sáng, mẹ già lại trở về với đúng hình ảnh vốn có của mình, lầm lũi như “hòn đá kê chân cột nhà chồng” ngày này qua tháng khác. Cùng một lúc phải sống cho cả hai thời, hiện tại và quá khứ; cùng một thời điểm phải sống là hai con người, người vợ và người yêu. Con người phải sống trong sự giằng níu giữa đôi bờ của quá khứ và hiện tại.

Người phụ nữ tên Kía trong Gió không ngừng thổi luôn khao khát mùi mồ hôi

ông Sùng đã lụi tắt “Đã lâu rồi, Sùng không làm cái việc của một người chồng với vợ…Cái mùi mồ hôi rất thân thuộc ở ngay bên cạnh, Kía chỉ mong được vùi mặt vào

đấy mà hít hà cho thỏa, nhưng Sùng luôn luôn ngủ rất nhanh và rất say” [28, tr.42].

Trong Sải cánh ở trên cao là nỗi khát khao sâu kín, ngột ngạt của một người phụ

nữ trẻ là Mai bởi “Cuộc sống khó khăn thiếu thốn trăm bề ở rừng không làm Mai khô

héo đi mà ngược lại, người phụ nữ một con như cây Bjoócmạ được ngâm mình trong

dòng nước mát, đã nở bung ra, rực rỡ và căng đầy sức sống” [28, tr.322]. Rồi khi Mai

tiếp xúc với Sinh trong hang lạnh, lúc phải lẩn lánh sự truy lùng của giặc “Mai bối rối vô cùng, một nỗi ham muốn vô tình tràn đến. Đã bao nhiêu đêm trằn trọc trong lán, giữa bốn bề rừng núi Mai đã hình dung đến vòng tay của Sinh, chỉ hình dung thôi, không bao giờ dám nghĩ gì hơn. Mai là gái đã có chồng, hơn thế thằng chồng lại theo gót bọn Tây mũi dài bán rẻ đồng loại, Mai tủi hổ vô cùng. Mỗi khi gặp ánh mắt tha thiết của Sinh hướng về phía mình, Mai lại quay mặt đi. Phải có một người con gái

thật đẹp, thật tài giỏi mới xứng với Sinh.”[28, tr.325]. Trạng thái cảm xúc của Mai là

ẩn ức của người phụ nữ với khát khao bình thường và chính đáng của sức sống tuổi trẻ, thế nhưng xen lẫn nó lại là nỗi tủi hổ khi thấy bản thân mình không xứng và còn tủi hổ do tội lỗi của chồng mình gây ra. Nỗi khát khao chỉ dừng lại ở sự hình dung và đôi cánh tay của Sinh mà thôi. Mai vẫn đang ở trong vòng tay của Sinh, vòng tay Sinh

ấm nồng vô cùng, nhưng Sinh đã ngủ trong khi ôm Mai. Khi nhận ra điều đó “Tự dưng

Mai như người bước hụt, rồi nỗi tủi hổ dâng lên làm Mai bật khóc” [28, tr.325].

Cũng là nhân vật Mai trong tiểu thuyết Cánh chim kiêu hãnh, sự cô đơn, trống trải, khát khao trong hoài niệm với người chồng đã bị giặc giết hại là Chúng. Trong đêm đông giá buốt và cô đơn, Mai nhớ con và nhớ chồng, đó là nỗi khao khát làm mẹ và khao khát làm vợ lúc nào cũng choán hết trong tâm trí Mai. Nhất là nỗi nhớ chồng, cho dù chỉ còn là chiếc áo Mai đem theo“Chiếc áo ấy ở ngay dưới gối Mai đây. Nhưng chưa lần nào Mai dám áp nó vào má như thường áp vào cái áo bé tý của thằng Dí. Mai sợ mình không chịu được, mình sẽ phát điên khi thấy lại cái mùi quen thuộc

của chồng…” [31, tr.124]. Nhưng trước sự cô đơn đến nao lòng, Mai không kìm nén

được nỗi nhớ, người đàn bà là Mai phải khổ sở, vật lộn, dằn vặt giữa hai thái cực cảm

xúc con người là nhớ và không dám nhớ “Ngần ngừ rất lâu rồi Mai nhất quyết luồn

tay xuống gối, lấy lên cái áo của chồng, và ngay lập tức úp nó vào mặt. Trời ơi, Chúng về đây rồi, ngay bên cạnh Mai đây. Như thể còn có cả hơi thở dồn dập, nóng nực phả

bên tai, và gương mặt đầy râu nữa, hối hả rúc vào cổ, vào ngực Mai…Thiếu chút nữa thì Mai đã gào lên. Bao nhiêu cảm xúc đột ngột ùa về, căng cứng, bóp nghẹt lồng ngực. Bao nhiêu khao khát bấy lâu tưởng như đã mất hút như một miếng gỗ mục bị dòng nước cuốn đi trong cơn lũ, bỗng dưng trở lại, cháy rừng rực. Dường như đâu đây vẫn còn có cả tiếng cười rinh rích và giọng nói không giấu nổi thèm khát của Chúng nữa: “Thèm thịt quá đi mất, thèm chết mất thôi. Cho chồng ăn thịt cái nào?”

[31, tr.125]. Mai khóc và cảm thấy “chưa lúc nào khó sống tiếp như lúc này. Đường

thì dài hun hút, toàn hùm beo lang sói, bàn chân đàn bà thì mảnh mai, lòng dạ đàn bà thì yếu đuối” [31, tr.325].

Đó là trạng thái chung, sâu kín những cũng đầy mãnh liệt của những người phụ

nữ đáng thương, bị vùi dập, vỡ nát. Cô gái Mông đầy cá tính trong Chúa đất là Vàng

Chở đã không ngần ngại lựa chọn quyết liệt và đã nói ra sự thực đó là tất cả họ đều

khao khát làm được làm vợ, làm mẹ đúng nghĩa “Tất cả đám đàn bà trong nhà này,

khi đã đi qua cái cổng kia, thì không được làm đàn bà nữa. Chỉ làm chăn đệm cho Chúa Đất gác chân thôi. Chị có muốn đẻ không? Chị Hai, chị Ba có muốn đẻ không!

Ầy, ai chả muốn. Muốn có được không?”[32, tr.52].

Ngay cả người phụ nữ được sống với người đàn ông mà mình yêu thương là bà Cả, nhưng đó là tình yêu trong trạng thái mệt mỏi, đau đớn suốt cuộc đời, và nhất là người mình yêu lại không hiểu gì về mình, thậm chí không biết là mình yêu họ. Ẩn ức tột cùng của bà Cả được bộc lộ rõ nhất qua thời khắc là cái đêm chúa đất say rượu, trở lại căn buồng lạnh lẽo của bà sau ba mươi năm. Bà thật đáng thương, bà ngồi suốt đêm không ngủ, lo sợ và say trong khát khao hạnh phúc quá đỗi mong manh và không trọn vẹn, dù chỉ là một mảnh vỡ, một hơi thở, một cánh tay, dáng hình, bà chỉ khao khát có

thế, bà yêu Chúa Đất, “Bà thấy mệt mỏi rã rời. Đêm qua là cái đêm gì? Bà đã chờ đợi

nó suốt bao nhiêu năm, đã ngừng cả thở không biết bao lần khi nghĩ đến nó. Cuối

cùng nó chỉ như thế” [32, tr.184]. Bà giống như cái hũ muối vứt trong xó bếp.

Người vợ hiền tần tảo trong tiểu thuyết Bóng của cây sồi cũng phải gánh chịu trong mình một nỗi ẩn ức, đó là vì Phù chọn lấy Mai không phải vì yêu Mai, mà là để chạy trốn Kim mà thôi, Phù luôn bị ám ảnh và không thể quên hình ảnh của Kim trong cái đêm Phù kéo Kim từ dưới sông lên, trong ánh trăng sáng rọi. Mai cũng là cô gái có giọng hát cực hay, nhưng lại là người con gái không có nhan sắc, thậm chí là xấu. Mai cũng không thực sự yêu Phù, Mai đồng ý lấy Phù cũng vì cha mẹ. Mai về nhà chồng,

càng ngày càng khô héo, và nhất là mãi chưa sinh con, bị người ngoài ví là con ngỗng

đực. Trong đời sống vợ chồng “Mai chỉ được làm vợ Phù những đêm tất cả trăng sao

trên trời đều tắt ngấm, không một tí ánh sáng nào lọt vào qua khe cửa, và Phù thì phả

ra hơi rượu” [29, tr.142]. Phù cũng không yêu Mai, bởi thế hai người chung sống với

nhau mà không có tình yêu thì người phụ nữ sẽ khổ hơn“Số lần Mai được làm vợ chỉ

đếm trên đầu ngón tay trong một tháng, một năm. Trong bóng tối mịt mùng và hơi rượu nút kín hai lỗ mũi, Mai không nhớ được gì. Không thể nhớ được gì ngoài cảm giác buốt như kim châm trên hai bờ vai” [29, tr.143].

Tiểu kết

Người phụ nữ miền núi Đông Bắc mặc dù đóng góp rất nhiều vào sự tồn tại về cả đời sống vật chất và tinh thần trong xã hội, là biểu tượng cho sự cần cù, chịu thương chịu khó, là đối tượng ca ngợi của thi ca, của tình yêu nhưng trong đời sống thực tại, họ lại là những người yếu thế, bị xã hội đè nén, thân phận bị coi rẻ và phụ thuộc.

Suốt cuộc đời họ là lo toan về gánh nặng con cái, chu toàn cho gia đình, là áp lực từ định kiến, từ hủ tục. Họ tần tảo và vất vả, tinh thần luôn bị dằn vặt tổn thương, tấm lưng cứ còng mãi xuống, người phụ nữ sống cho người khác, vì người khác, sống trong ràng buộc nhưng chưa bao giờ họ được sống cho mình, đúng với cảm xúc và mong ước của mình.

Người phụ nữ miền núi có thân phận thấp kém nhất, đó là sự mặc định mang tính trái ngược với sự vĩ đại của họ, đó là sự định kiến sai lệch của xã hội đối với họ. Với những định kiến đã tồn tại từ lâu của cộng đồng về thân phận của những người phụ nữ, họ hoàn toàn không có quyền quyết định tương lai của mình, đưa ra sự lựa chọn của bản thân, tiếng nói của họ không có giá trị. Những người phụ nữ phải chịu ràng buộc, phải chấp nhận, cho dù là khổ đau, là đi ngược với ước muốn của mình, đôi khi là không thể lựa chọn cái chết.

Số phận của những người phụ nữ miền núi mặc dù chịu nhiều khổ đau, nhưng cũng không được phép nói ra, kêu cứu, họ phải lầm lũi chịu đựng như thể đó là những gì thuộc về họ một cách tự nhiên. Người phụ nữ phải gánh chịu và chấp nhận, số phận và cuộc đời họ như dòng nước chảy ngầm dưới đá, thậm chí trở thành nét tính cách riêng của họ.

Chương 3

MỘT SỐ CÁCH THỨC THỂ HIỆN ẨN ỨC NỮ TÍNH QUA SÁNG TÁC CỦA ĐỖ BÍCH THÚY

3.1. Hệ thống biểu tượng

Trong tiến trình phát triển, loài người đã trải qua năm hình thái xã hội. Song song và tồn tại cùng tiến trình đó là sự nảy mầm và phát triển nở rộ của khoa học, để khoa học thực sự phát huy được chức năng giải mã và minh định các tri thức dân gian cũng như các tri thức khoa học thuần tuý thông qua các biểu tượng. Biểu tượng không chỉ được xem như đối tượng chính trong nghiên cứu khoa học mà còn được xem “là ngôn ngữ tượng trưng chỉ có ở loài người và là tế bào của đời sống văn hóa”. Đi tìm bản sắc dân tộc qua thế giới biểu tượng là một trong những hướng đi hứa hẹn nhiều thành công không chỉ đối với các nhà văn hóa học, dân tộc học mà còn là cách tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn ức nữ tính qua sáng tác của đỗ bích thúy (Trang 69 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)