Lối nói so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn ức nữ tính qua sáng tác của đỗ bích thúy (Trang 90 - 98)

Những trang viết của Ðỗ Bích Thúy luôn mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn, nếp nghĩ suy của con người qua giọng văn bình dị đầy sức lôi cuốn, đặc biệt ở cách sử dụng cách nói ví von, so sánh giàu biểu cảm - một đặc trưng trong tư duy người dân tộc thiểu số, có nguồn gốc từ tục ngữ dân gian: "Con gái à, làm dâu mà không làm mẹ thì chỉ là cái cục đá kê chân cột nhà chồng thôi. Ở hai mươi năm, ba mươi năm, ở đến lúc chết cũng chỉ là cục đá kê cột thôi” [28, tr.60], khi ám dụ về sự nghèo khó của người dân miền núi

“căn nhà chỉ to hơn cái chuồng trâu nhà giàu một tí”.

Đỗ Bích Thúy đưa vào trong tác phẩm của mình một cách sinh động đó là ngôn từ gắn bó với hình ảnh thiên nhiên. Người miền núi sống gần với thiên nhiên bởi vậy cách nói của họ cũng thường xuyên được so sánh với cây cỏ, chim muông, sông suối:

Cái giường nằm một nửa, nửa kia có gối mà không có người, gió chạy rầm rập trên

mặt chiếu hoa” [28, tr.53]; “Không có chiếc vòng, cánh tay Vi trơn như một con

rắn...” [28, tr.70]; “Một bày sóc lớn sóc bé năm sáu con lò dò xuống suối, đuôi lềnh

bềnh trên mặt nước như bông lau” [28, tr.115]. Cách nói đó thể hiện bản tính thật thà,

chất phác của những con người suốt đời đầu tắt mặt tối nhưng cũng rất lạc quan, phóng khoáng. Đến cả những câu nói mắng mỏ, vẫn thấy một chút gì đó thật gần gũi, xót xa: "Cái đầu ngu thế, ăn bao nhiêu mèn mén, bao nhiêu muối mà vẫn ngu. Vợ mình tự mình mang về, tự mình lấy mất đời con gái người ta như vùi củ sắn vào bếp,

giờ bỏ mặc người ta mà nghĩ đến người khác được à?" [30, tr.213]. Những hình ảnh

ví von của Đỗ Bích Thúy luôn khiến độc giả cảm thấy thú vị. Bởi nhà văn luôn đưa tới cho ta những bất ngờ bằng những so sánh không trùng lặp mà luôn thay đổi phù hợp

với hoàn cảnh và tính cách nhân vật “Giờ đứng đây, nhìn xuống Sủng Thài nằm tít dưới sâu kia, lại nhớ đến lúc lăn lông lốc như một quả bí từ trên này xuống” [28, tr.365], “Chía như cái vỏ chuối người ta ăn rồi vứt bỏ” [28, tr.101].

Trong các tác phẩm của mình, khi miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi, Đỗ Bích Thúy thường hay so sánh với những sự vật, sự việc. Đó là vẻ đẹp của những cô gái Mông “Mai là bông hoa hoa sắp nở rực rỡ nhất trường” [28, tr.74], “Ngày

xuân, má đứa nào cũng như hoa đào, miệng đứa nào cũng mọng như quả hồng chín

[28, tr.197], “Má Thinh vẫn đỏ như hoa đào mùa xuân” [30, tr.203]; “Tại sao một người đàn bà không đẻ được nữa lại cứ nở ra như một bông hoa chuối đỏ rực, căng

mọng thế này” [30, tr.38], “con gái Pụ Cháng thế nào má cũng hồng như quả lê chín

[28, tr.426]. Trong truyện Lặng yên dưới vực sâu, nếu cô gái tên Súa được ví như bát

rượu nếp ủ kĩ “Gái mười lăm như quả táo sắp chín còn Súa như một bát rượu nếp ủ kĩ,

chưa cất thành rượu, từ xa ngửi thấy đã say…” [30, tr.30], hay như bông anh túc

đừng như bông anh túc rực rỡ mà héo úa. Những bông anh túc mỗi năm nở một lần

trong hõm núi sau nhà” [30, tr.71] thì Nhí lại được ví như bông tam giác mạch “Lại là

một đứa bé gái xinh như một bông hoa Tam giác mạch sắp tàn. Nó đúng là một bông tam giác mạch. Mảnh mai, xinh xắn, nhưng tam giác mạch chỉ đến khi sắp tàn mới vào độ đẹp nhất” [30, tr.21]. Vẻ đẹp của Duân trong Mặt trời lên, quả còn rơi xuống

hình ảnh “Ngày mới về với Dân đôi vai Duân tròn lắm lại mềm như hai nắm cơm nếp

mùa” [28, tr.203]. Vẻ đẹp của Kim trong Bóng của cây sồi là hình ảnh “cục than hừng

hực” hay “mùi bướng chín nẫu từ cơ thể Kim…” [29, tr.29]. Vẻ đẹp của bà Cả trong

Chúa đất được ví như “bông hoa đào vừa nở ở đầu cành” [32, tr.12], còn với Vàng

Chở là hình ảnh “Trông Chở lúc nào cũng như một bó đuốc đang cháy…Chở có cái

kiểu đi uốn éo như rắn bò” [32, tr.21-22]. Cô Xính với vẻ đẹp trong trắng, thơ ngây

“Răng Xính trắng lóa cả mắt. Còn mắt thì như hai sợi chỉ” [32, tr.109], là “một đám

mây trắng thật là trắng lững lờ mãi trên bầu trời” [32, tr.111].

Không chỉ dùng lối so sánh để miêu tả vẻ đẹp của các cô gái, Đỗ Bích Thúy còn dùng khi miêu tả tiếng hát của họ. Tiếng hát của Xính trong Chúa đất“trong như giọt

sương đang rơi từ trên ngọn lá xuống lưng chừng núi” [32, tr.106], “tiếng hát như một

dòng suối trong vắt, chảy trên những viên đá đầy màu sắc, dưới ánh nắng vàng như mật ong, thỉnh thoảng một con cá nhỏ sáng lấp lánh quẫy lên” [32, tr.112], hay là

tiếng hát của Vi trong Giống như cái cối đá nướcVà tiếng hát của Vi đã bay lên cao, cao hơn cả chiếc mâm đỏ ngất ngư, cao hơn cả những quả còn có tua rua đỏ vun vút

đan vào nhau, chạm vào một quả còn của người thắng cuộc” [28, tr.142].

Đặc biệt khi diễn tả những tâm tư tình cảm, đời sống nội tâm của người phụ nữ,

Đỗ Bích Thúy cũng sử dụng lối nói so sánh. Cô gái tên Súa trong Lặng yên dưới vực

sâu vô cùng đau đớn khi biết người mình lấy không phải là Vừ - người con trai Súa

yêu trên U Khố Sủ “Và người trai kia ơi, lúc ấy mới biết rằng lồng ngực Súa đã từng

vỡ tan ra như quả lê chín rơi trúng phiến đá. Đúng là lồng ngực Súa đang vỡ ra thành

từng mảnh, đang lạo xạo sau lớp áo mới còn thơm mùi lá cây nhuộm màu đây” [30,

tr.23], hay khi nhìn thấy chồng mình đang quấn quýt trên giường cùng với một người

đàn bà khác “Súa cảm thấy trong bụng mình ruột gan đang nhào lộn như có một bàn

tay nào đó thò vào mà bóp, vặn” [30, tr.42]. Chính vì vậy mà Súa được so sánh như “

cái chõ gỗ đã vét hết mèn mén, một hạt li ti cũng không còn. Súa biết, điều ấy còn làm

cho Phống kinh sợ hơn. Thà Súa cứ lồng lên như một con bò điên, thậm chí húc cho

chồng lòi ruột ra còn dễ chịu. Đằng này Súa y như một cái bóng. Cái bóng biết đi lại, làm lụng, nấu nướng, cho con bú, nựng con, ngay trước mặt mà Phống không sao chộp lấy được” [30, tr.56]. Đó là Vi trong Giống như cái cối nước Chỉ tại Vi như cái

cánh cửa đóng chặt khiến các em không thể ra khỏi nhà” [28, tr.115] hay “Vi lên nhà,

mỗi bước chân nặng như đeo đá” [28, tr.138]. Đó còn là hình ảnh của người chị dâu

trong Sau những mùa trăngTiếng khóc bật ra như nước lũ thượng nguồn không gì

ngăn được. Khóc như để trôi đi những bức bối trong lòng” [28, tr.345]. Hay là bà Cả

trong Chúa đất, đã từ lâu bà không còn cảm giác buồn vui nữa rồi “Bà như cái vũng

nước dưới vực, tít dưới đáy sâu, tối tăm, câm lặng. Một cái vũng nước không ai nhìn thấy, không ai động đến, kể cả gió, kể cả mặt trời” [32, tr.266].

Khung cảnh miền núi với làng bản hùng vĩ nên thơ; những chàng trai, cô gái nụ cười hồng như hoa lê, hoa đào trong phiên chợ rộn ràng; những đêm trăng nồng nàn hò hẹn có tiếng đàn môi réo rắt gọi mời; cả những cố gắng, khát vọng của con người muốn nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp quê hương, gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Tất cả đi vào trong những trang viết của Ðỗ Bích Thúy bằng giọng điệu ngôn ngữ hết sức hồn nhiên, gợi cảm. Nó tạo nên sức sống, nét hấp dẫn riêng không thể trộn lẫn nơi ngòi bút chị. Với bút pháp hiện thực khá nghiêm ngặt, cách nói đơn giản với sự

tỉnh táo vốn có, khi miêu tả về hiện thực và đời sống con người vùng cao, Đỗ Bích

Thúy vẫn thường tâm niệm “Khi viết về miền núi, tôi là chính mình”. Ngôn ngữ trong

văn xuôi Đỗ Bích Thúy là minh chứng sống động cho một thứ ngôn ngữ mộc mạc, truyền cảm. Nó không bề bộn, thô nhám như ngôn ngữ của Tạ Duy Anh, không quá trau chuốt điệu đà như văn của Võ Thị Hảo, không mấy khi váng vất chất liêu trai như tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp lại càng không mạnh mẽ, bạo dạn như ngôn ngữ của Y Ban. Chính sự khác biệt này đã cho phép Đỗ Bích Thúy – và những nhà văn trên – có được “tấm hộ chiếu” tin cậy để tạo lập bản – sắc – viết – văn trong thời đại văn học vốn rất đa dạng này. Trong truyện ngắn Ngải đắng ở trên núi, Đỗ Bích Thúy viết

Ngôi nhà nằm chênh vênh trên cao kia. Già nua cũ kỹ và nhỏ nhoi. Khi nào nhớ về

mẹ, tôi cũng hình dung thấy ngôi nhà với chín bậc cầu thang, nơi chân tôi run rẩy,

chập chững đi ra cuộc đời và từ cuộc đời đầy giông bão trở về” [28, tr.209]. Chính sức

nặng của tình yêu thương và những kỷ niệm thiết tha về quê hương đã giúp chị có được một phong cách ngôn ngữ đằm lắng, nhân văn trên trang viết của mình.

Tiểu kết

Sức hấp dẫn và nét độc đáo riêng trong các sáng tác của Đỗ Bích Thúy về chủ đề người phụ nữ miền núi chính là hệ thống hình ảnh mang tính biểu tượng và ngôn ngữ sử dụng.

Về hệ thống hình ảnh mang tính biểu tượng đặc biệt chú ý đến những biểu tượng liên quan tới vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ như trang phục, bếp lửa, tiếng đàn môi…

Đặc biệt là ngôn ngữ mang nét riêng của những người phụ nữ miền núi. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ, lối nói so sánh mộc mạc giản dị, nhưng cũng đầy dí dỏm, sử dụng tình huống giao tiếp của chính những con người sinh ra từ núi, từ nền văn hóa núi. Mỗi một nhân vật đều có một lối nói và ngôn ngữ riêng, sinh động và chân thực. Do có lợi thế là người am hiểu những đặc trưng văn hóa núi, con người miền núi nên nhà văn đã tạo dựng được một không gian văn hóa núi chân thực và đậm đà, từ các giá trị văn hóa vật chất cho tới tinh thần, và cả suy nghĩ diễn tiến của từng nhân vật trong truyện đều rất chân thực, rất thực tế trong cuộc sống

KẾT LUẬN

Ân ức nữ tính xuất hiện với tần xuất dày đặc trong các sáng tác của Đỗ Bích Thúy. Chị đã dành hết tình yêu và sự cảm thông cho số phận của những người phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi Đông Bắc - nơi chị sinh ra và lớn lên. Những người phụ nữ miền núi Đông Bắc đa phần đều là những con người đẹp về cả hình dáng lẫn đức tính, là những người đóng góp và kiến tạo nên đời sống vật chất và tinh thần cho tộc người mình. Tuy thế, họ lại bị xã hội nhìn nhận phiến diện, bị coi nhẹ và xem thường.

Những ẩn ức mà người phụ nữ miền núi phải gánh chịu luôn chất chứa, ngồn ngộn, đan xen vào nhau, tạo thành sức nặng đè nén và bóp nghẹt người phụ nữ, họ phải sống trong dằn vặt, khao khát và héo mòn tàn lụi. Họ không có điều kiện, không có cách nào để thoát ra khỏi trạng thái đó, bởi bối cảnh xã hội là cái vỏ khắc nghiệt, bao bọc những định kiến sai lệch, bảo vệ những nguyên nhân gây ra số phận bất hạnh và bi thương của người phụ nữ.

Trong các sáng tác của Đỗ Bích Thúy, không gian và văn hóa núi xuất hiện đậm đà, đa diện tạo nên sức hấp dẫn ma mị trong trang văn Đỗ Bích Thúy. Đó là tâm trạng của người con nhớ núi, khao khát về với quê hương, cội nguồn, cảnh sắc mùa xuân, những ngôi nhà nhỏ nép mình vào bóng núi, tiếng suối chảy xen với tiếng cối giã gạo nhịp nhàng, tiếng vó ngựa gõ vào đá núi, tiếng sáo xa xa trong gió, tiếng đàn môi hẹn hò người yêu trong những đêm trăng sáng, những ngày hội, phiên chợ tình nhân văn.

Khu vực miền núi phía Bắc là nơi lưu giữ rất nhiều vỉa tầng văn hóa độc đáo, những giá trị nhân văn. Tuy nhiên, cũng bao chứa nhiều nỗi đắng cay, tủi nhục, nghèo khó, tụt hậu và kìm hãm con người, số phận con người. Người phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi Đông Bắc đẹp, rạng ngời, giỏi giang hết mực, nhưng lại phải gánh chịu một số phận nghiệt ngã, khổ đau. Họ luôn phải sống trong kìm nén, chịu đựng, khổ đau, giày vò…nhưng không hề bi lụy tuyệt vọng, mà luôn ẩn giữ một khát khao mạnh mẽ hướng đến tự do, tình yêu, hạnh phúc và sức sống mãnh liệt không bao giờ lụi tàn, chủ động lựa chọn cái chết để có tự do.

Tính nhân văn, cao cả của những người phụ nữ dân tộc miền núi Đông Bắc là điểm nổi lên trên hết, đáng trân trọng và khâm phục hơn hết, nhất là hình ảnh những

người mẹ già. Ở họ hội đủ sự khắc khổ, khô héo của thời gian, của cuộc sống đọa đầy, của những gì chất chứa, chịu đựng…nhưng vượt trội lên trên hết là lẽ sống nhân văn, sự vị tha và bao dung, một sức sống mãnh liệt. Lời nói của người mẹ già như một phát

ngôn nhân văn và bao dung của biết bao người phụ nữ miền núi Đông Bắc “Ầy, chuyện

cũ đừng nhắc nữa. Cái gì cần nhớ hãy nhớ, cái gì nên quên phải biết quên. Hôm qua trời mưa nước suối đục, nhưng không đục mãi được. Con người cũng thế…?" [28, tr.20]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (2003),Sống với văn học cùng thời,Nxb Thanh niên, Hà Nội.

2. Nguyễn Duy Bắc, Về bản sắc dân tộc trong sáng tác của các nhà thơ dân tộc thiểu

số, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 9/1994.

3. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du,

Hà Nội

4. Jean Chevalier – Alain Gheerbrant (2015), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới

(Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ Đình

Phòng, Nguyễn Văn Vĩ – dịch), Nxb Đà Nẵng. ĐN

5. Nguyễn Văn Chính, Văn hóa và con người các dân tộc thiểu số trên một số báo

viết Việt Nam, Tạp chí Văn hóa dân gian số 4/2010.

6. Bàn Thị Quỳnh Dao, Thơ Bàn Tài Đoàn - Tiếng nói tâm hồn đích thực của người

Dao, Tạp chí Văn hóa các dân tộc số 8/2010.

7. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học

xã hội, HN.

8. Bế Viết Đẳng - Nguyễn Khắc Tụng - Nông Trung - Nguyễn Nam Tiến (1971),

Người Dao ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Bích Hà (2009), Mã và mã văn hóa, Tạp chí văn hóa dân gian số 6

10. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2005),Từ điển thuật ngữ văn học,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Phương Hoa (2013), Tính nữ và nữ quyền trong dân ca Mông, Luận văn

thạc sĩ văn học, ĐHSP Thái nguyên

12. Cao Hồng (2011), Một chặng đường đổi mới lý luận văn học Việt Nam (1986 –

2011), Nxb Hội nhà văn, HN.

13. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam sau

1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb giáo dục, Hà Nội.

14. Phương Lựu (chủ biên) (2005),Lý luận văn học, Nxb Giáo du ̣c, Hà Nô ̣i.

15. Trần Thị Nhung (2010), Người phụ nữ trong Truyền kì mạn lục nhìn từ quan điểm

giới, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên

16. Phạm Duy Nghĩa, Quan hệ con người tự nhiên trong văn xuôi miền núi, Tạp chí

17. Nhiều tác giả (1985), 40 năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam,

Nxb Văn hóa.

18. Nhiều tác giả (1997), Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam (Tập I), Nxb Văn

hóa dân tộc, Hà Nội

19. Đặng Thị Oanh (2006), Biểu tượng lanh trong dân ca Mông, Luận văn thạc sĩ ngữ

văn, ĐHSP Thái Nguyên

20. Văn Quân (1998),Về các giá trị dân tộc, NxbVăn hóa dân tộc, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn ức nữ tính qua sáng tác của đỗ bích thúy (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)